JOHANNESBURG —
Tổng thống Obama thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử Nam Phi hôm thứ Bảy, chuyến viếng thăm đầu tiên nước này trên cương vị Tổng thống. Ông được các giới chức hoan nghênh, nhưng không phải tất cả người dân Nam Phi hài lòng vì sự hiện diện của ông. Vào ngày thứ Bảy, một nhóm người chống đối tụ tập bên ngoài cơ sở tại Soweto của trường đại học Johannesburg, nơi Tổng thống Obama đang nói chuyện với giới trẻ Nam Phi. Những người phản đối nói họ chống chính sách ngoại giao của ông Obama và chỉ trích cách hành xử của ông về những vấn đề nhân quyền. Thông tín viên Đài VOA Anita Powell nói chuyện với một số người biểu tình.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nói ông rất vinh hạnh được đón Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm đầu tiên nước ông của ông Obama trong tư cách Tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama có một chương trình bận rộn tại Nam Phi trong chuyến viếng thăm cuối tuần bao gồm một vài cuộc thảo luận song phương, một bữa ăn tối dành cho quốc khách, và thăm Đảo Robben, nơi ông Mandela bị cầm tù trong nhiều thập niên.
Tổng thống Obama chú trọng đến giới trẻ châu Phi trong bài diễn văn đọc trước các sinh viên tại cơ sở Soweto của trường đại học Johannesburg vào chiều thứ Bảy. Trước buổi nói chuyện, Đài VOA phỏng vấn một số sinh viên, hầu hết những người này nói họ rất khấn khởi và nhiệt tình về chuyến viếng thăm của Tổng thống và ca ngợi nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Nhiều người như sinh viên Anathi Manciya, 19 tuổi, khen ngợi Tổng thống:
“Tôi nghĩ ông là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Tôi so sánh ông với những người như Nelson Mandela. Tôi thực sự thích ông, một người khiêm cung, tử tế.”
Tuy nhiên không phải tất cả những người Nam Phi đều hoan nghênh Tổng thống Obama như vậy. Vào sáng thứ Bảy, hàng chục người chống đối tụ tập trên một con đường đông đúc ở Soweto trước mặt trường đại học. Những người này trương các biểu ngữ với các dòng chữ “Chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ 3--Lật đổ Obama” và “Obama giết Gadhafi—Ai là người kế tiếp?”
Những người biểu tình—thuộc một liên hiệp công đoàn có tiếng, một nhóm bênh vực Hồi giáo và Đảng Cộng sản Nam Phi—đưa ra một số lý do chống đối của họ.
Cô Claire Ceruti, một cựu nhân viên trường đại học Johannesburg, hiện là một sinh viên tại đây, tự nhận là một người xã hội chủ nghĩa. Cô nói cô phản đối quyết định của trường đại học cấp bằng Tiến sĩ danh dự cho Tổng thống Hoa Kỳ:
“Chúng tôi gọi đây là bằng Tiến sĩ ô nhục vì chúng tôi cảm thấy việc này sẽ làm mất danh dự tất cả chúng tôi vì trao cho một nguyên thủ quốc gia không có thành tích tốt đẹp.”
Một trong những mục tiêu của Tổng thống Obama trong chuyến đi này là nói chuyện với giới trẻ châu Phi. Tuy nhiên anh Nomagugu Hloma, một sinh viên trường đại học Johannesburg 19 tuổi không muốn có chuyện này:
“Tôi không muốn nghe bất cứ chuyện gì từ ông Barack Obama cả. Tôi không quan tâm đến bất cứ chuyện gì ông sắp nói với tôi. Tôi không xem ông như là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Ông đã giết ông Gadhafi, và chính phủ Gadhafi tại Libya là một chính phủ tốt. Chúng tôi không xem ông như một nhà lãnh đạo. Nếu chúng tôi muốn lãnh đạo, chúng tôi sẽ nói chuyện với những nhà lãnh đạo của chúng tôi.”
Ông Phutas Tseki, chủ tịch vùng của một công đoàn có thế lực COSATU nói ông là đảng viên Đảng Cộng sản Nam Phi. Ông không đồng ý với những quyết định về chính sách ngoại giao của Tổng thống Obama và nói rằng Tổng thống Mỹ không tôn trọng lời hứa:
“Khi Tổng thống Obama bắt đầu lãnh đạo thế giới, ông hứa đảm bảo giải quyết tranh chấp giữa người Palestine và người Israel. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ Israel bằng vũ khí để tấn công và làm cho người Palestine phải rời khỏi đất đai của họ. Ông cũng hứa đóng cửa nhà tù tại vịnh Guantanamo, nhưng ngày hôm nay vẫn còn có nhiều người ở tại đây nhiều năm không được xét xử.”
Kể từ khi được bầu vào năm 2008, hầu hết những người Nam Phi đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ, một số người đưa ra những lời ca ngợi cao nhất đối với ông bằng cách so sánh ông với biểu tượng Nam Phi Nelson Mandela.
Nhiều người nói họ thấy những nét của nhà lãnh đạo được yêu mến của họ trong ông Obama. Cả hai đều là Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và Hoa Kỳ và đều được trao Giải Nobel Hòa bình.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma nói ông rất vinh hạnh được đón Tổng thống Barack Obama trong chuyến thăm đầu tiên nước ông của ông Obama trong tư cách Tổng thống Mỹ. Tổng thống Obama có một chương trình bận rộn tại Nam Phi trong chuyến viếng thăm cuối tuần bao gồm một vài cuộc thảo luận song phương, một bữa ăn tối dành cho quốc khách, và thăm Đảo Robben, nơi ông Mandela bị cầm tù trong nhiều thập niên.
Tổng thống Obama chú trọng đến giới trẻ châu Phi trong bài diễn văn đọc trước các sinh viên tại cơ sở Soweto của trường đại học Johannesburg vào chiều thứ Bảy. Trước buổi nói chuyện, Đài VOA phỏng vấn một số sinh viên, hầu hết những người này nói họ rất khấn khởi và nhiệt tình về chuyến viếng thăm của Tổng thống và ca ngợi nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Nhiều người như sinh viên Anathi Manciya, 19 tuổi, khen ngợi Tổng thống:
“Tôi nghĩ ông là một nhà lãnh đạo vĩ đại. Tôi so sánh ông với những người như Nelson Mandela. Tôi thực sự thích ông, một người khiêm cung, tử tế.”
Tuy nhiên không phải tất cả những người Nam Phi đều hoan nghênh Tổng thống Obama như vậy. Vào sáng thứ Bảy, hàng chục người chống đối tụ tập trên một con đường đông đúc ở Soweto trước mặt trường đại học. Những người này trương các biểu ngữ với các dòng chữ “Chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ 3--Lật đổ Obama” và “Obama giết Gadhafi—Ai là người kế tiếp?”
Những người biểu tình—thuộc một liên hiệp công đoàn có tiếng, một nhóm bênh vực Hồi giáo và Đảng Cộng sản Nam Phi—đưa ra một số lý do chống đối của họ.
Cô Claire Ceruti, một cựu nhân viên trường đại học Johannesburg, hiện là một sinh viên tại đây, tự nhận là một người xã hội chủ nghĩa. Cô nói cô phản đối quyết định của trường đại học cấp bằng Tiến sĩ danh dự cho Tổng thống Hoa Kỳ:
“Chúng tôi gọi đây là bằng Tiến sĩ ô nhục vì chúng tôi cảm thấy việc này sẽ làm mất danh dự tất cả chúng tôi vì trao cho một nguyên thủ quốc gia không có thành tích tốt đẹp.”
Một trong những mục tiêu của Tổng thống Obama trong chuyến đi này là nói chuyện với giới trẻ châu Phi. Tuy nhiên anh Nomagugu Hloma, một sinh viên trường đại học Johannesburg 19 tuổi không muốn có chuyện này:
“Tôi không muốn nghe bất cứ chuyện gì từ ông Barack Obama cả. Tôi không quan tâm đến bất cứ chuyện gì ông sắp nói với tôi. Tôi không xem ông như là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy. Ông đã giết ông Gadhafi, và chính phủ Gadhafi tại Libya là một chính phủ tốt. Chúng tôi không xem ông như một nhà lãnh đạo. Nếu chúng tôi muốn lãnh đạo, chúng tôi sẽ nói chuyện với những nhà lãnh đạo của chúng tôi.”
Ông Phutas Tseki, chủ tịch vùng của một công đoàn có thế lực COSATU nói ông là đảng viên Đảng Cộng sản Nam Phi. Ông không đồng ý với những quyết định về chính sách ngoại giao của Tổng thống Obama và nói rằng Tổng thống Mỹ không tôn trọng lời hứa:
“Khi Tổng thống Obama bắt đầu lãnh đạo thế giới, ông hứa đảm bảo giải quyết tranh chấp giữa người Palestine và người Israel. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ Israel bằng vũ khí để tấn công và làm cho người Palestine phải rời khỏi đất đai của họ. Ông cũng hứa đóng cửa nhà tù tại vịnh Guantanamo, nhưng ngày hôm nay vẫn còn có nhiều người ở tại đây nhiều năm không được xét xử.”
Kể từ khi được bầu vào năm 2008, hầu hết những người Nam Phi đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ, một số người đưa ra những lời ca ngợi cao nhất đối với ông bằng cách so sánh ông với biểu tượng Nam Phi Nelson Mandela.
Nhiều người nói họ thấy những nét của nhà lãnh đạo được yêu mến của họ trong ông Obama. Cả hai đều là Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và Hoa Kỳ và đều được trao Giải Nobel Hòa bình.