Hôm thứ sáu, Nam Phi chuẩn bị cho chuyến thăm được nhiều người trông đợi của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, mặc dù chuyến thăm đã bị lu mờ bởi tình trạng sức khỏe yếu kém của thần tượng chống apacthai Nelson Mandela. Ông Mandela vẫn ở trong tình trạng nguy kịch đã sáu ngày tại một bệnh viện ở Pretoria, và trong đêm thứ năm mọi người đã canh thức để bầy tỏ sự ủng hộ tinh thần. Thông tín viên VOA Anita Powell tường trình từ Johannesburg.
Một buổi canh thức suốt đêm bên ngoài bệnh viện của ông Mandela đã diễn ra trong đêm thứ năm, trong khi khách thăm đổ tới để thắp nến và cầu nguyện cho sức khỏe của vị cựu tổng thống. Nỗi lo ngại về ông Mandela đã làm lu mờ một diễn biến quan trọng khác ở Nam Phi – đó là sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến nước này vào tối thứ sáu.
Một loạt những sự kiện lớn cũng đã được hoạch định dành cho ông Obama: nhiều cuộc họp song phương, các bài phát biểu, một quốc tiệc, và một chuyến thăm đảo Robben, nơi ông Mandela đã ở gần hai thập niên trong tù. Người biểu tình cũng dự tính tiếp Tổng thống Hoa Kỳ sáng thứ Bảy bằng những lời phản đối chuyến thăm của ông, một nhóm biểu tình chính nói họ chống đối các chính sách quân sự và ngoại giao của ông Obama.
Nhưng nhiều người Nam Phi đã bày tỏ sự ủng hộ Tổng thống Mỹ, và nói họ nhìn thấy nơi ông Obama một cái gì giống như nhà lãnh đạo quý mến của họ. Cả hai người đều là vị tổng thống da đen đầu tiên ở nước họ, và cả hai đều được trao giải Nobel Hòa bình.
Phát ngôn viên phủ tổng thống Nam Phi Mac Maharaj nói không rõ liệu ông Obama có đến thăm ông Mandela, mà ông nhắc tới bằng cái tên bộ tộc là Madiba hay không.
Ông Maharaj nói: “Thực ra, chúng tôi không kiểm soát các cuộc thăm viếng Madiba. Ðó là vấn đề do gia đình ông xử lý. Nhưng tôi có thấy các thông cáo của Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ không hối thúc việc đi thăm, họ sẽ theo hướng dẫn của gia đình và lợi ích về sức khỏ của Madiba. Vì thế mà vấn đề tùy thuộc thực sự vào các tình huống.”
Ông Maharaj nói cả nước rất phấn khởi về chuyến thăm của ông Obama, vì Hoa Kỳ là một trong các đối tác thương mại hàng đầu của Nam Phi và là một nước đồng minh được nể vì.
Song ngay từ đầu, số phận của cuộc thăm viếng đã tùy thuộc vào tình trạng của ông Mandela. Con gái ông nói với đài phát thanh nhà nước hôm thứ năm rằng mọi thứ đều lệ thuộc vào sức khỏe của thân phụ bà. Ông Mandela nhập viện hôm 8 tháng 6 vì nhiễm trùng đường phổi. Hôm chủ nhật, ông rơi vào tình trạng nguy kịch, và hiện nay chưa có gì thay đổi.
Ðảng Nghị Hội Dân tộc Phi châu ANC cho biết họ sẽ bắt đầu tổ chức các buổi cầu nguyện hàng ngày cho ông Mandela. Phát ngôn viên Keith Khoza nói đảng kêu gọi dân chúng cầu nguyện cho ông Mandela hoàn toàn bình phục.
Dấu hiệu của ANC cũng được khách trưng bày đầy tại buổi canh thức ở bệnh viện tối thứ năm. Nhiều người mặc áo có dấu hiệu ANC. ANC sắp tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Ông Maharaj cũng là một thành viên của ANC nói rằng sự tụ hội đảng phái và cá nhân không có gì là bất thường hay sai trái. Ông nói, dù sao ông Mandela cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của đảng giữ chức vụ tổng thống Nam Phi, và ông Mandela đã nhiều lần khẳng định sự trung thành vô biện với đảng.
Ông Mmusi Maimane, người phát ngôn của đảng đối lập lớn nhất là Liên minh Dân chủ, nói họ sẽ không biến sức khỏe yếu kém của ông Mandela thành một vấn đề chính trị.
Ông Maimane nói: “Cũng như bất cứ người dân Nam Phi nào, chúng tôi quan tâm đầu tiên và trên hết đến sức khỏe của ông Nelson Mandela. Và đó là trọng tâm chú ý của chúng tôi … chúng tôi nghĩ đến gia đình ông. Và trên hết đó là điều chúng tôi chú ý mà không phải là vấn đề nào khác.”
Và chung cuộc, cả thế giới cũng vậy. Những người chúc lành đã gửi thư và nhắn tin trên Twitter từ khắp nơi trên thế giới, hoa chất đống ngày càng cao, và thế giới một lần nữa chờ đợi tin tức về ông Mandela.
Một buổi canh thức suốt đêm bên ngoài bệnh viện của ông Mandela đã diễn ra trong đêm thứ năm, trong khi khách thăm đổ tới để thắp nến và cầu nguyện cho sức khỏe của vị cựu tổng thống. Nỗi lo ngại về ông Mandela đã làm lu mờ một diễn biến quan trọng khác ở Nam Phi – đó là sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến nước này vào tối thứ sáu.
Một loạt những sự kiện lớn cũng đã được hoạch định dành cho ông Obama: nhiều cuộc họp song phương, các bài phát biểu, một quốc tiệc, và một chuyến thăm đảo Robben, nơi ông Mandela đã ở gần hai thập niên trong tù. Người biểu tình cũng dự tính tiếp Tổng thống Hoa Kỳ sáng thứ Bảy bằng những lời phản đối chuyến thăm của ông, một nhóm biểu tình chính nói họ chống đối các chính sách quân sự và ngoại giao của ông Obama.
Nhưng nhiều người Nam Phi đã bày tỏ sự ủng hộ Tổng thống Mỹ, và nói họ nhìn thấy nơi ông Obama một cái gì giống như nhà lãnh đạo quý mến của họ. Cả hai người đều là vị tổng thống da đen đầu tiên ở nước họ, và cả hai đều được trao giải Nobel Hòa bình.
Phát ngôn viên phủ tổng thống Nam Phi Mac Maharaj nói không rõ liệu ông Obama có đến thăm ông Mandela, mà ông nhắc tới bằng cái tên bộ tộc là Madiba hay không.
Ông Maharaj nói: “Thực ra, chúng tôi không kiểm soát các cuộc thăm viếng Madiba. Ðó là vấn đề do gia đình ông xử lý. Nhưng tôi có thấy các thông cáo của Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ không hối thúc việc đi thăm, họ sẽ theo hướng dẫn của gia đình và lợi ích về sức khỏ của Madiba. Vì thế mà vấn đề tùy thuộc thực sự vào các tình huống.”
Ông Maharaj nói cả nước rất phấn khởi về chuyến thăm của ông Obama, vì Hoa Kỳ là một trong các đối tác thương mại hàng đầu của Nam Phi và là một nước đồng minh được nể vì.
Song ngay từ đầu, số phận của cuộc thăm viếng đã tùy thuộc vào tình trạng của ông Mandela. Con gái ông nói với đài phát thanh nhà nước hôm thứ năm rằng mọi thứ đều lệ thuộc vào sức khỏe của thân phụ bà. Ông Mandela nhập viện hôm 8 tháng 6 vì nhiễm trùng đường phổi. Hôm chủ nhật, ông rơi vào tình trạng nguy kịch, và hiện nay chưa có gì thay đổi.
Ðảng Nghị Hội Dân tộc Phi châu ANC cho biết họ sẽ bắt đầu tổ chức các buổi cầu nguyện hàng ngày cho ông Mandela. Phát ngôn viên Keith Khoza nói đảng kêu gọi dân chúng cầu nguyện cho ông Mandela hoàn toàn bình phục.
Dấu hiệu của ANC cũng được khách trưng bày đầy tại buổi canh thức ở bệnh viện tối thứ năm. Nhiều người mặc áo có dấu hiệu ANC. ANC sắp tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Ông Maharaj cũng là một thành viên của ANC nói rằng sự tụ hội đảng phái và cá nhân không có gì là bất thường hay sai trái. Ông nói, dù sao ông Mandela cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của đảng giữ chức vụ tổng thống Nam Phi, và ông Mandela đã nhiều lần khẳng định sự trung thành vô biện với đảng.
Ông Mmusi Maimane, người phát ngôn của đảng đối lập lớn nhất là Liên minh Dân chủ, nói họ sẽ không biến sức khỏe yếu kém của ông Mandela thành một vấn đề chính trị.
Ông Maimane nói: “Cũng như bất cứ người dân Nam Phi nào, chúng tôi quan tâm đầu tiên và trên hết đến sức khỏe của ông Nelson Mandela. Và đó là trọng tâm chú ý của chúng tôi … chúng tôi nghĩ đến gia đình ông. Và trên hết đó là điều chúng tôi chú ý mà không phải là vấn đề nào khác.”
Và chung cuộc, cả thế giới cũng vậy. Những người chúc lành đã gửi thư và nhắn tin trên Twitter từ khắp nơi trên thế giới, hoa chất đống ngày càng cao, và thế giới một lần nữa chờ đợi tin tức về ông Mandela.