BẮC KINH —
Các nhà khảo cứu về tác động đối với sức khỏe của tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc nói dân chúng miền nam nước này có tuổi thọ trung bình là 5,5 năm cao hơn so với đồng bào ở miền bắc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Sử dụng các dữ liệu về ô nhiễm và y tế do chính phủ Trung Quốc thu thập, các nhà khoa học kết luận rằng việc đốt than đá trong nhiều thập niên đã dẫn tới sự gia tăng của số tử vong do các bệnh hô hấp và tim mạch của những người sinh sống ở phía bắc sông Hoài, là con sông được coi là ranh giới phân chia miền bắc và miền nam Trung Quốc.
Các nhà học thuật của Hoa Kỳ, Israel và Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của chính phủ về than đá được áp dụng từ thời Mao Trạch Đông đã đưa đến hậu quả là tổng số phân tử treo lơ lửng ở miền bắc sông Hoài cao hơn những nơi khác đến 55%.
Ông Lý Hồng Bân, giáo sư kinh tế học tại trường Quản lý và Kinh tế của Đại học Thanh Hoa và là một trong các tác giả cuộc khảo cứu, nói rằng sưởi ấm mùa đông là một lý do chính làm cho lượng khí thải ở miền bắc lạnh giá của Trung Quốc nằm ở mức cao.
"Dân chúng ở miền bắc Trung Quốc sưởi ấm bằng cách đốt than đá, làm cho không khí bị ô nhiễm nặng nề. Ðây là một trong các lý do quan trọng tạo ra sự khác biệt lớn về mức ô nhiễm giữa miền bắc và miền nam."
Cuộc khảo cứu, được đăng tải trên tạp chí Thành quả Nghiên cứu của Hàn Lâm Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy việc đốt than đá quá mức làm tăng cao lượng bồ hóng, khói và các phân tử lan truyền trong không khí – thêm 55 phần trăm ở bờ phía bắc con sông Hoài.
Ông Lý Hồng Bân cho biết như sau về tác động của việc này đối với sức khỏe của người dân.
"Nói một cách tổng quát, sự phơi nhiễm với tổng số các phân tử lơ lửng trong không khí ở mức trên 100 microgram mỗi mét khối làm giảm tuổi thọ khoảng 3 năm và gia tăng tỉ lệ tử vong lên 14 phần trăm."
Sau cuộc cách mạng của đảng Cộng sản, chính phủ Trung Quốc bắt đầu một chính sách phân bổ than đá miễn phí cho các lò sưởi có thể phát nhiệt trong những mùa đông buốt giá ở miền bắc.
Khi đó lằn ranh phân cách được ấn định dọc theo sông Hoài, một trong các thủy lộ chính chạy ngang qua các tỉnh Hà Nam, An Huy và Giang Tô ở trung bộ Trung Quốc.
Ngày nay, lằn ranh đó vẫn còn và Trung quốc vẫn còn đốt than đá để sưởi ấm.
Ngoài việc sưởi ấm chung cho cả nhà, than đá còn được sử dụng để cung ứng cho một nền công nghiệp nặng phồn thịnh do chính phủ lãnh đạo ở các tỉnh miền bắc từ nhiều thập niên.
Bản phúc trình tuần này là tường trình mới nhất nâng cao cảnh giác về các tác động đối với sức khỏe của tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tệ hại hơn của Trung Quốc. Tháng trước, Bộ Môi trường nói trong số 113 thành phố chính trên cả nước chỉ có 27 thành phố hội đủ các tiêu chuẩn về chất lượng không khí do chính phủ đề ra trong năm 2012. Và một báo cáo của Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng có từ 350.000 đến 400.000 người chết yểu ở Trung Quốc mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
Bà Vương Tân Triều, thuộc tổ chức phi chính phủ Global Village có trụ sở ở Bắc Kinh, nói rằng cư dân thành thị ở Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về ô nhiễm không khí và sẵn sàng có hành động để bảo vệ sức khoẻ của mình.
Mặc dầu Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc nặng vào than đá, nhất là để sưởi ấm mùa đông, bà Vương cho rằng dân chúng nên từ bỏ việc dùng than đá.
“Dùng than đá không hữu hiệu mấy, nhưng mức ô nhiễm do than đá gây ra là rõ ràng. Cho nên người dân bình thường cần phải có một chọn lựa có trách nhiệm về vấn đề này.”
Ðối với một số người, tính nghiêm trọng ngày càng tăng của vấn đề là một dấu hiệu cho thấy chính quyền sẽ phải giải quyết vấn đề. Bà Vương tin là nhà chức trách sẽ phải hành động vì tác động của nạn ô nhiễm không khí đối với cuộc sống ở thành thị hiện nay đã quá lớn.
Sử dụng các dữ liệu về ô nhiễm và y tế do chính phủ Trung Quốc thu thập, các nhà khoa học kết luận rằng việc đốt than đá trong nhiều thập niên đã dẫn tới sự gia tăng của số tử vong do các bệnh hô hấp và tim mạch của những người sinh sống ở phía bắc sông Hoài, là con sông được coi là ranh giới phân chia miền bắc và miền nam Trung Quốc.
Các nhà học thuật của Hoa Kỳ, Israel và Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của chính phủ về than đá được áp dụng từ thời Mao Trạch Đông đã đưa đến hậu quả là tổng số phân tử treo lơ lửng ở miền bắc sông Hoài cao hơn những nơi khác đến 55%.
Ông Lý Hồng Bân, giáo sư kinh tế học tại trường Quản lý và Kinh tế của Đại học Thanh Hoa và là một trong các tác giả cuộc khảo cứu, nói rằng sưởi ấm mùa đông là một lý do chính làm cho lượng khí thải ở miền bắc lạnh giá của Trung Quốc nằm ở mức cao.
"Dân chúng ở miền bắc Trung Quốc sưởi ấm bằng cách đốt than đá, làm cho không khí bị ô nhiễm nặng nề. Ðây là một trong các lý do quan trọng tạo ra sự khác biệt lớn về mức ô nhiễm giữa miền bắc và miền nam."
Cuộc khảo cứu, được đăng tải trên tạp chí Thành quả Nghiên cứu của Hàn Lâm Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy việc đốt than đá quá mức làm tăng cao lượng bồ hóng, khói và các phân tử lan truyền trong không khí – thêm 55 phần trăm ở bờ phía bắc con sông Hoài.
Ông Lý Hồng Bân cho biết như sau về tác động của việc này đối với sức khỏe của người dân.
"Nói một cách tổng quát, sự phơi nhiễm với tổng số các phân tử lơ lửng trong không khí ở mức trên 100 microgram mỗi mét khối làm giảm tuổi thọ khoảng 3 năm và gia tăng tỉ lệ tử vong lên 14 phần trăm."
Sau cuộc cách mạng của đảng Cộng sản, chính phủ Trung Quốc bắt đầu một chính sách phân bổ than đá miễn phí cho các lò sưởi có thể phát nhiệt trong những mùa đông buốt giá ở miền bắc.
Khi đó lằn ranh phân cách được ấn định dọc theo sông Hoài, một trong các thủy lộ chính chạy ngang qua các tỉnh Hà Nam, An Huy và Giang Tô ở trung bộ Trung Quốc.
Ngày nay, lằn ranh đó vẫn còn và Trung quốc vẫn còn đốt than đá để sưởi ấm.
Bản phúc trình tuần này là tường trình mới nhất nâng cao cảnh giác về các tác động đối với sức khỏe của tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tệ hại hơn của Trung Quốc. Tháng trước, Bộ Môi trường nói trong số 113 thành phố chính trên cả nước chỉ có 27 thành phố hội đủ các tiêu chuẩn về chất lượng không khí do chính phủ đề ra trong năm 2012. Và một báo cáo của Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng có từ 350.000 đến 400.000 người chết yểu ở Trung Quốc mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
Bà Vương Tân Triều, thuộc tổ chức phi chính phủ Global Village có trụ sở ở Bắc Kinh, nói rằng cư dân thành thị ở Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về ô nhiễm không khí và sẵn sàng có hành động để bảo vệ sức khoẻ của mình.
Mặc dầu Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc nặng vào than đá, nhất là để sưởi ấm mùa đông, bà Vương cho rằng dân chúng nên từ bỏ việc dùng than đá.
“Dùng than đá không hữu hiệu mấy, nhưng mức ô nhiễm do than đá gây ra là rõ ràng. Cho nên người dân bình thường cần phải có một chọn lựa có trách nhiệm về vấn đề này.”
Ðối với một số người, tính nghiêm trọng ngày càng tăng của vấn đề là một dấu hiệu cho thấy chính quyền sẽ phải giải quyết vấn đề. Bà Vương tin là nhà chức trách sẽ phải hành động vì tác động của nạn ô nhiễm không khí đối với cuộc sống ở thành thị hiện nay đã quá lớn.