Trong khi Trung Quốc đang chật vật giải quyết vấn đề khói mù gây ngột ngạt bao trùm Bắc Kinh trong mấy tuần vừa qua, giới hữu trách ở nhiều thành phố lớn đang thử nghiệm các chương trình trao đối khí carbon. Các kế hoạch này là một nỗ lực nhằm kiểm soát các khí thải có hiệu ứng nhà kính trong một nền kinh tế khao khát năng lượng rẻ tiền. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Shannon Van Sant ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Những ngày đầy khói bụi ở Bắc Kinh gần như đã đỡ phần nào, với các hạt li ti trong không khí làm giảm tầm nhìn và đe dọa đến sức khỏe.
Vẫn từng là mối quan ngại dai dẳng trong những năm gần đây, song mức ô nhiễm hồi tháng 3 đang châm ngòi cho một sự căm phẫn của công chúng.
Lượng khí thải từ các nhà máy điện chạy bằng than đá và các phân xưởng nhộn nhịp là một phần của vấn đề mà các giới chức hy vọng sẽ kiềm chế được qua các chương trình trao đổi khí carbon.
7 thành phố dự trừ sẽ mở các thị trường khí carbon vào cuối năm nay, trong đó có Thiên Tân. Ông David Tang là bí thư của ủy ban Trao đổi khí Carbon ở Thiên Tân.
Ông Tang cho biết: “Chính quyền đã quyết định khởi sự với các chương trình thí điểm bởi vì việc trao đổi khí carbon là một điều mới lạ đối với Trung Quốc. Do đó chúng tôi muốn có một số thí điểm để thăm dò việc sử dụng thị trường. Và trên cơ sở kinh nghiệm đạt đuợc sẽ thiết lập một thị trường cho công cụ này.”
Trung Quốc muốn phát động một chương trình trao đổi khí carbon trên toàn quốc trước năm 2016. Nếu thành công, các chuyên gia phân tích nói chương trình này sẽ là chương trình lớn nhất thế giới và sẽ giúp Trung Quốc đạt được chỉ tiêu cắt giảm lượng khí thải Carbon dioxide xuống 45 phần trăm, trong vòng 7 năm.
Các chương trình cho phép các công ty được điểm tín dụng về việc hạ thấp lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính, mà điểm này sau đó có thể được trao đổi. Nếu đạt hiệu quả, việc này sẽ khích lệ các doanh nghiệp có lời đầu tư vào kỹ thuật xanh.
Ông Kevin Tu là một thành viên cấp cao trong Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế và là người đứng đầu chương trình Khí hậu và Năng lượng Trung Quốc.
Ông Tu nói: “Họ cần phải có nhiều biện pháp hơn để thay thế việc sử dụng than đá bằng các loại sản sinh năng lượng khác, như hạt nhân, hydro, khí đốt thiên nhiên và trong tương lai lâu dài hơn, năng lượng có thể tái tạo phải là phương sách để đất nước tiến tới trong việc phát triển năng lượng.”
Mặc dầu trao đổi khí carbon trong nền kinh tế bộc phát của nước này có thể là một lợi điểm cho các thị trường khí thải toàn cầu còn đang chật vật, giới chỉ trích nói rằng sự can thiệp của chính phủ, tình trạng quốc doanh của các công ty và sự thiếu minh bạch đề ra các trở ngại lớn cho thành quả của chương trình.
Vào lúc mối quan ngại của công chúng làm tăng áp lực đòi chính phủ phải tìm ra một giải pháp, bà Ngô Xương Hoa, giám đốc ở Trung Quốc của Tổ chức Khí hậu, nói rằng có sự biến chuyển lớn đang diễn ra về cách thức Trung Quốc đánh giá phẩm chất sinh hoạt của họ.
Bà Ngô nói rằng cơ bản công chúng đã bắt đầu nhận thức rằng họ muốn, không phải chỉ có công ăn việc làm, mà còn cả phẩm chất môi trường tốt hơn nữa.
Lâu nay Trung Quốc vẫn đặt tăng trưởng kinh tế lên trên các mối quan tâm về môi trường, khiến nước này trở thành nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Những người ủng hộ việc trao đổi khí carbon hy vọng các thị trường có thể là một cách để kiềm chế ô nhiễm và giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Những ngày đầy khói bụi ở Bắc Kinh gần như đã đỡ phần nào, với các hạt li ti trong không khí làm giảm tầm nhìn và đe dọa đến sức khỏe.
Vẫn từng là mối quan ngại dai dẳng trong những năm gần đây, song mức ô nhiễm hồi tháng 3 đang châm ngòi cho một sự căm phẫn của công chúng.
Lượng khí thải từ các nhà máy điện chạy bằng than đá và các phân xưởng nhộn nhịp là một phần của vấn đề mà các giới chức hy vọng sẽ kiềm chế được qua các chương trình trao đổi khí carbon.
7 thành phố dự trừ sẽ mở các thị trường khí carbon vào cuối năm nay, trong đó có Thiên Tân. Ông David Tang là bí thư của ủy ban Trao đổi khí Carbon ở Thiên Tân.
Ông Tang cho biết: “Chính quyền đã quyết định khởi sự với các chương trình thí điểm bởi vì việc trao đổi khí carbon là một điều mới lạ đối với Trung Quốc. Do đó chúng tôi muốn có một số thí điểm để thăm dò việc sử dụng thị trường. Và trên cơ sở kinh nghiệm đạt đuợc sẽ thiết lập một thị trường cho công cụ này.”
Trung Quốc muốn phát động một chương trình trao đổi khí carbon trên toàn quốc trước năm 2016. Nếu thành công, các chuyên gia phân tích nói chương trình này sẽ là chương trình lớn nhất thế giới và sẽ giúp Trung Quốc đạt được chỉ tiêu cắt giảm lượng khí thải Carbon dioxide xuống 45 phần trăm, trong vòng 7 năm.
Các chương trình cho phép các công ty được điểm tín dụng về việc hạ thấp lượng khí thải có hiệu ứng nhà kính, mà điểm này sau đó có thể được trao đổi. Nếu đạt hiệu quả, việc này sẽ khích lệ các doanh nghiệp có lời đầu tư vào kỹ thuật xanh.
Ông Kevin Tu là một thành viên cấp cao trong Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế và là người đứng đầu chương trình Khí hậu và Năng lượng Trung Quốc.
Ông Tu nói: “Họ cần phải có nhiều biện pháp hơn để thay thế việc sử dụng than đá bằng các loại sản sinh năng lượng khác, như hạt nhân, hydro, khí đốt thiên nhiên và trong tương lai lâu dài hơn, năng lượng có thể tái tạo phải là phương sách để đất nước tiến tới trong việc phát triển năng lượng.”
Mặc dầu trao đổi khí carbon trong nền kinh tế bộc phát của nước này có thể là một lợi điểm cho các thị trường khí thải toàn cầu còn đang chật vật, giới chỉ trích nói rằng sự can thiệp của chính phủ, tình trạng quốc doanh của các công ty và sự thiếu minh bạch đề ra các trở ngại lớn cho thành quả của chương trình.
Vào lúc mối quan ngại của công chúng làm tăng áp lực đòi chính phủ phải tìm ra một giải pháp, bà Ngô Xương Hoa, giám đốc ở Trung Quốc của Tổ chức Khí hậu, nói rằng có sự biến chuyển lớn đang diễn ra về cách thức Trung Quốc đánh giá phẩm chất sinh hoạt của họ.
Bà Ngô nói rằng cơ bản công chúng đã bắt đầu nhận thức rằng họ muốn, không phải chỉ có công ăn việc làm, mà còn cả phẩm chất môi trường tốt hơn nữa.
Lâu nay Trung Quốc vẫn đặt tăng trưởng kinh tế lên trên các mối quan tâm về môi trường, khiến nước này trở thành nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Những người ủng hộ việc trao đổi khí carbon hy vọng các thị trường có thể là một cách để kiềm chế ô nhiễm và giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.