Cuộc đua giành các chức vụ lãnh đạo ở Hồng Kông diễn ra quyết liệt chưa từng thấy kể từ khi đặc khu này được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Và nghị sự của cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính sắp tới dường như sẽ có nhiều tranh cãi.
Một cựu quan chức cao hàng thứ nhì của đặc khu này đang bị tù vì tội hối lộ, còn cựu lãnh đạo cao cấp nhất – ông Tăng Ấm Quyền – cũng đang ra tòa về tội tham nhũng, nhưng ông đã tuyên bố vô tội. Danh sách nhân chứng của bên công tố trong vụ án này có 2 cựu bộ trưởng.
Một là ông Henry Tang, người ra tranh cử chức đặc khu trưởng vào năm 2012 nhưng thất bại vì một cuộc điều tra cho thấy ông dính líu vào một vụ xây dựng trái phép tại nhà ông. Hai là bà Carrie Lam, người đã từ chức bộ trưởng hôm thứ Năm để ra tranh cử chức đặc khu trưởng. Việc chọn trưởng đặc khu sẽ do ủy ban gồm 1.200 thành viên, đa số thân Bắc Kinh, biểu quyết vào tháng 3 sắp tới.
Thời điểm xét xử ông Tăng tạo ra một bối cảnh không may cho chiến dịch tranh cử đặc khu trưởng sắp tới. Đó cũng là một lời nhắc nhở về các mối quan hệ thân mật giữa cá nhân và doanh nghiệp có thể được mở rộng giữa chính phủ với các doanh nghiệp giàu có và các nhân vật ưu tú mà chính quyền thường dựa để mưu tìm hậu thuẫn chính trị.
Mọi việc vẫn chưa xong đối với bà Lam. Bà đang là tâm điểm của các vụ tranh cãi liên quan đến một kế hoạch sử dụng một phần chính của khu đất trong một khu phố văn hóa để xây dựng một bảo tàng lưu giữ các hiện vật từ Bảo tàng Hoàng gia ở Bắc Kinh. Chỉ bà Lam biết đề nghị thành lập bảo tàng viện được giữa kín này và những thông tin đó chỉ được tiết lộ cho công chúng ngay trước khi bà tuyên bố ra tranh cử.
Có ít nhất 3 ứng cử viên nữa cùng ra tranh cử với bà Lam. Hai người còn lại là thẩm phán Woo Kwok-hing và nhà lập pháp Regina Ip, người đã bị phỉ báng trong cuộc biểu tình quy mô lớn vào năm 2003, khi ấy bà làm Bộ trưởng an ninh.
Ứng cử viên thứ tư là cự Bộ trưởng Tài chính John Tsang, người đang chờ Bắc Kinh chấp thuận việc ông xin từ chức.