Năm mươi thượng nghị sĩ Mỹ--phân nửa số thành viên của Thượng viện--nói rằng họ sẽ không phê chuẩn Hiệp ước Buôn bán Vũ khí của Liên Hiệp Quốc do chính phủ Mỹ ký kết. Sự phản đối của họ đối với hiệp ước thể hiện trong một bức thư gửi Tổng thống Barack Obama.
Hiệp ước có tính ràng pháp lý này đề ra những tiêu chuẩn quốc tế để quản lý hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao vũ khí quy ước - từ xe tăng chiến đấu, tàu chiến và trực thăng tấn công cho tới vũ khí nhỏ và nhẹ.
Hiệp ước buôn bán vũ khí đã được Liên Hiệp Quốc thông qua hồi tháng Tư vừa qua với số phiếu 154 thuận, 3 phiếu chống, và 23 phiếu trắng. Chỉ có Iran, Bắc Triều Tiên và Syria bỏ phiếu chống lại hiệp ước.
Bà Ann MacDonald thuộc tổ chức Oxfam cho biết hiệp ước có một điều khoản nhân quyền quan trọng.
"Lần đầu tiên, hiệp ước thiết lập một hệ thống toàn cầu đòi hỏi chính phủ các nước thẩm định mỗi một đợt chuyển giao vũ khí rời khỏi, đi vào hoặc đi qua nước họ. Họ phải thẩm định đợt chuyển giao đó cùng với nguy cơ những vũ khí đó sẽ được sử dụng vi phạm nhân quyền hoặc vi phạm luật nhân đạo. Và nếu những rủi ro là rất lớn, họ phải từ chối đợt chuyển giao vũ khí đó."
Hơn 110 quốc gia gồm cả Mỹ đã ký kết hiệp ước từ khi nó được công bố vào tháng 6. Nhưng chỉ một số ít (7 nước) là đã phê chuẩn.
Tại Mỹ, Hiệp hội Súng Quốc gia, một nhóm vận động cho quyền sỡ hữu súng đầy thế lực, đã bày tỏ sự phản đối hiệp ước, cũng như 50 thượng nghị sĩ Mỹ. Ðể được phê chuẩn, hiệp ước phải giành được sự chấp thuận của 67 thượng nghị sĩ.
Nhiều nhà phân tích nói rằng những người ủng hộ hiệp ước sẽ phải vất vả thuyết phục đa số thượng nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn.
Hiệp ước có tính ràng pháp lý này đề ra những tiêu chuẩn quốc tế để quản lý hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao vũ khí quy ước - từ xe tăng chiến đấu, tàu chiến và trực thăng tấn công cho tới vũ khí nhỏ và nhẹ.
Hiệp ước buôn bán vũ khí đã được Liên Hiệp Quốc thông qua hồi tháng Tư vừa qua với số phiếu 154 thuận, 3 phiếu chống, và 23 phiếu trắng. Chỉ có Iran, Bắc Triều Tiên và Syria bỏ phiếu chống lại hiệp ước.
Bà Ann MacDonald thuộc tổ chức Oxfam cho biết hiệp ước có một điều khoản nhân quyền quan trọng.
"Lần đầu tiên, hiệp ước thiết lập một hệ thống toàn cầu đòi hỏi chính phủ các nước thẩm định mỗi một đợt chuyển giao vũ khí rời khỏi, đi vào hoặc đi qua nước họ. Họ phải thẩm định đợt chuyển giao đó cùng với nguy cơ những vũ khí đó sẽ được sử dụng vi phạm nhân quyền hoặc vi phạm luật nhân đạo. Và nếu những rủi ro là rất lớn, họ phải từ chối đợt chuyển giao vũ khí đó."
Hơn 110 quốc gia gồm cả Mỹ đã ký kết hiệp ước từ khi nó được công bố vào tháng 6. Nhưng chỉ một số ít (7 nước) là đã phê chuẩn.
Tại Mỹ, Hiệp hội Súng Quốc gia, một nhóm vận động cho quyền sỡ hữu súng đầy thế lực, đã bày tỏ sự phản đối hiệp ước, cũng như 50 thượng nghị sĩ Mỹ. Ðể được phê chuẩn, hiệp ước phải giành được sự chấp thuận của 67 thượng nghị sĩ.
Nhiều nhà phân tích nói rằng những người ủng hộ hiệp ước sẽ phải vất vả thuyết phục đa số thượng nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn.