Nhiều cuộc biểu tình đang diễn ra tại Cairo và khắp nơi ở Ai Cập hôm thứ Ba, với sự tham dự của cả những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi và Mặt trận Cứu quốc đối lập.
Những đám đông người biểu tình đối lập bắt đầu tụ tập ở dinh tổng thống trước xế chiều ngày thứ ba, trong khi những người đi tuần hành đổ vào từ nhiều nơi của thủ đô. 3 bức tường lớn bằng xi măng ngăn đám đông đến gần dinh thự.
Những người Hồi giáo ủng hộ tổng thống đã được huy động trước nhiều ngôi đền Hồi giáo ở Cairo, hô các khẩu hiệu ủng hộ bản hiến pháp mới. Tin ghi các cuộc biểu tình Hồi giáo cũng diễn ra ở Alexandria, Assiout và Suez.
Trong đêm, một số người đối lập biểu tình cắm trại tại quảng trường Tahrir ở Cairo đã bị thương sau khi bị những người mang mặt nạ tấn công. Các nhân chứng cho hay những kẻ tấn công dùng súng bắn đạn giả và ném ít nhất một quả bom xăng.
Ông Mohamed el Baradei, đứng đầu Mặt trận Cứu quốc đối lập, nói nhóm của ông còn đang tranh luận liệu có tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý đã định vào ngày thứ bẩy về bản hiến pháp mới hoặc yêu cầu những người ủng hộ bỏ phiếu chống. Những người Hồi giáo đang kêu gọi người Ai Cập bỏ phiếu tán thành.
Nghĩa vụ dân sự
Trong một cuộc họp báo tại Trường Ðại học Hồi giáo al Azhar, Sheikh Ahmed Olayil nói nghĩa vụ dân sự của tất cả người Ai Cập là tham dự cuộc trưng cầu dân ý bất kể bỏ phiếu ủng hộ hay chống đối.
Ông nói đi bỏ phiếu là một nghĩa vụ toàn quốc, và bỏ phiếu ủng hộ hay chống là điều không quan trọng.
Ông nói vụ nổi dậy năm 2011 chống lại chính phủ là dựq vào nguyên tắc “diệt trừ” tham nhũng trong chế độ cũ, trong khi mục tiêu hiện nay là xây dựng các cơ chế chính quyền mới.
Nhưng trong một cuộc họp báo khác, Thủ tướng Hisham Qandil tuyên bố cuộc khủng hoảng ở Ai Cập mang tính chất kinh tế và các bất đồng chính trị cần phải được giải quyết để chống lại vấn đề đó.
Ông Qandil nói một cuộc đối thoại toàn quốc sẽ được tổ chức vào tuần tới để thảo luận những vụ tăng thuế theo đề xuất gây nhiều tranh cãi và để xác định cách thức xúc tiến việc giải quyết vụ khủng hoảng kinh tế. Ông nói tình hình bất ổn chính trị tiếp diễn gây trở ngại cho một giải pháp đối với vụ khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, Tổng thống Mohamed Morsi đã đối mặt với một luồng người ủng hộ và chống đối tại dinh tổng thống, trong đó có cả nguời đứng đầu đảng Wafd đối lập là ông Sayyed Badawi.
Xung đột xã hội
Chuyên gia phân tích James Denselow của trường Ðại học King’s ở London nói vụ xung đột hiện thời là sản phẩm của một sự xung đột giữa 3 lực luợng tách biệt khác nhau trong xã hội Ai Cập. Ông nói:
“Ta có 3 yếu tố cơ động xung đột với nhau. Các yếu tố này có liên quan đến mưu toan của tổ chức Huynh Ðệ Hồi giáo muốn củng cố sự cai trị quan cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp của ông Morsi’ các cơ chế quyền lực truyền thống thời Mubarak – quân đội và các dịch vụ an ninh – tìm cách xác định vai trò của họ trong thời kỳ hậu-Mubarak; và thế hệ sau Mùa xuân Ả Rập, quảng trường Tahrir sẵn sàng ngồi yên chờ đợi trong khi các biến chuyển quan trọng diễn ra…”
Ngành tư pháp của Ai Cập dường như cũng chia rẽ.
Một nhóm thẩm phán mới đây nói rằng họ sẽ không giám sát cuộc trưng cầu dân ý ngày 15 tháng 12, trong khi một nhóm khác hôm thứ ba nói với các nhà báo rằng họ sẽ giám sát cuộc bỏ phiếu.
Những đám đông người biểu tình đối lập bắt đầu tụ tập ở dinh tổng thống trước xế chiều ngày thứ ba, trong khi những người đi tuần hành đổ vào từ nhiều nơi của thủ đô. 3 bức tường lớn bằng xi măng ngăn đám đông đến gần dinh thự.
Những người Hồi giáo ủng hộ tổng thống đã được huy động trước nhiều ngôi đền Hồi giáo ở Cairo, hô các khẩu hiệu ủng hộ bản hiến pháp mới. Tin ghi các cuộc biểu tình Hồi giáo cũng diễn ra ở Alexandria, Assiout và Suez.
Trong đêm, một số người đối lập biểu tình cắm trại tại quảng trường Tahrir ở Cairo đã bị thương sau khi bị những người mang mặt nạ tấn công. Các nhân chứng cho hay những kẻ tấn công dùng súng bắn đạn giả và ném ít nhất một quả bom xăng.
Ông Mohamed el Baradei, đứng đầu Mặt trận Cứu quốc đối lập, nói nhóm của ông còn đang tranh luận liệu có tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý đã định vào ngày thứ bẩy về bản hiến pháp mới hoặc yêu cầu những người ủng hộ bỏ phiếu chống. Những người Hồi giáo đang kêu gọi người Ai Cập bỏ phiếu tán thành.
Nghĩa vụ dân sự
Trong một cuộc họp báo tại Trường Ðại học Hồi giáo al Azhar, Sheikh Ahmed Olayil nói nghĩa vụ dân sự của tất cả người Ai Cập là tham dự cuộc trưng cầu dân ý bất kể bỏ phiếu ủng hộ hay chống đối.
Ông nói đi bỏ phiếu là một nghĩa vụ toàn quốc, và bỏ phiếu ủng hộ hay chống là điều không quan trọng.
Ông nói vụ nổi dậy năm 2011 chống lại chính phủ là dựq vào nguyên tắc “diệt trừ” tham nhũng trong chế độ cũ, trong khi mục tiêu hiện nay là xây dựng các cơ chế chính quyền mới.
Nhưng trong một cuộc họp báo khác, Thủ tướng Hisham Qandil tuyên bố cuộc khủng hoảng ở Ai Cập mang tính chất kinh tế và các bất đồng chính trị cần phải được giải quyết để chống lại vấn đề đó.
Ông Qandil nói một cuộc đối thoại toàn quốc sẽ được tổ chức vào tuần tới để thảo luận những vụ tăng thuế theo đề xuất gây nhiều tranh cãi và để xác định cách thức xúc tiến việc giải quyết vụ khủng hoảng kinh tế. Ông nói tình hình bất ổn chính trị tiếp diễn gây trở ngại cho một giải pháp đối với vụ khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, Tổng thống Mohamed Morsi đã đối mặt với một luồng người ủng hộ và chống đối tại dinh tổng thống, trong đó có cả nguời đứng đầu đảng Wafd đối lập là ông Sayyed Badawi.
Xung đột xã hội
Chuyên gia phân tích James Denselow của trường Ðại học King’s ở London nói vụ xung đột hiện thời là sản phẩm của một sự xung đột giữa 3 lực luợng tách biệt khác nhau trong xã hội Ai Cập. Ông nói:
“Ta có 3 yếu tố cơ động xung đột với nhau. Các yếu tố này có liên quan đến mưu toan của tổ chức Huynh Ðệ Hồi giáo muốn củng cố sự cai trị quan cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp của ông Morsi’ các cơ chế quyền lực truyền thống thời Mubarak – quân đội và các dịch vụ an ninh – tìm cách xác định vai trò của họ trong thời kỳ hậu-Mubarak; và thế hệ sau Mùa xuân Ả Rập, quảng trường Tahrir sẵn sàng ngồi yên chờ đợi trong khi các biến chuyển quan trọng diễn ra…”
Ngành tư pháp của Ai Cập dường như cũng chia rẽ.
Một nhóm thẩm phán mới đây nói rằng họ sẽ không giám sát cuộc trưng cầu dân ý ngày 15 tháng 12, trong khi một nhóm khác hôm thứ ba nói với các nhà báo rằng họ sẽ giám sát cuộc bỏ phiếu.