CAIRO —
Những người soạn thảo bản hiến pháp Ai Cập đã soạn ra một văn kiện gây quan tâm cho nhiều nhà luật học và các tổ chức nhân quyền. Giữa lúc cử tri Ai Cập chuẩn bị đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý vào thứ bảy tuần này, thông tín viên Elizabeth Arrott của đài VOA ở Cairo gởi về bài tường thuật sau đây.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã quyết định để cho những người soạn thảo bản hiến pháp mới có thêm 3 tháng để hoàn tất công việc. Nhưng ủy ban lập hiến do phe Hồi giáo kiểm soát đã vội vã thông qua bản dự thảo này trong một phiên họp suốt đêm hồi cuối tháng 11, giữa lúc tính chất hợp pháp của ủy ban này có thể bị thách thức bởi các vị thẩm phán.
Các thành viên thuộc phe tự do và có chủ trương thế tục trong ủy ban này đã tẩy chay tiến trình soạn thảo hiến pháp; và những người chỉ trích đã xuống đường biểu tình để phản đối văn kiện mà họ cho là không đại diện cho nhân dân Ai Cập.
Những người chống đối e rằng trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào thứ bảy tới đây, đa số dân chúng ở quốc gia theo Hồi giáo này sẽ bỏ phiếu tán thành hiến pháp mới.
Ông Mustafa el Labbad là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề khu vực và chiến lược Al Sharq. Ông cho rằng một bản hiến pháp không thể chỉ dựa vào ý chí của đa số.
Ông El Labbad nói: "Một bản hiến pháp có thể được soạn thảo và ban hành và được tán thành dựa trên sự thỏa hiệp của mọi phe nhóm và mọi đảng phái. Quí vị không thể nghĩ rằng khi quí vị chiếm thế đa số, có được thế đa số với mức chênh lệch chút ít, là quí vị có thể làm những gì mà quí vị muốn làm."
Tuy có sự chống đối kịch liệt của phe tự do, một số các nhà quan sát tin rằng bản dự thảo hiến pháp này không phải là cơ sở để áp đặt một hình thức khắt khe của luật Hồi giáo.
Ông Said Sadek, giáo sư môn chính trị xã hội học của American University ở Cairo, cho biết như sau.
Ông Sadek nói: "Nó có một số yếu tố tích cực. Nó có một số yếu tố tiêu cực. Nó cũng có những điều thiếu sót. Nó cũng có những cạm bẫy."
Bản dự thảo hiến pháp nói rằng “những nguyên tắc của luật Hồi giáo” sẽ hướng dẫn hoạt động lập pháp, nhưng hiện chưa rõ đó là những nguyên tắc nào. Giáo sư Sadek nêu lên ví dụ về hai nguyên tắc trái ngược nhau do hai học giả nổi tiếng đưa ra: một người dành cho phụ nữ quyền bình đẳng trong lúc người kia cho rằng phụ nữ phải ở trong nhà.
Ông Sadek nói thêm như sau: "Đây là luật Hồi giáo. Và đây cũng luật Hồi giáo. Quí vị muốn áp dụng cái nào? Luật Hồi giáo tiến bộ, hay luật Hồi giáo phản động?"
Một số người soạn thảo hiến pháp nói rằng họ muốn xây dựng một nước Hồi giáo hiện đại, có chủ trương ôn hòa. Tuy nhiên, theo bà Heba Morayef, người đứng đầu bộ phận Ai Cập của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng ý muốn không phải là một vấn đề quan trọng. Bà phản đối những điều khoản dành cho chính phủ quyền giám sát lãnh vực đạo đức và cuộc sống gia đình.
Bà Morayef nói: "Bản dự thảo cho phép chính phủ tự định đoạt về việc can thiệp và hạn chế các quyền của người dân, để hạn chế các quyền rất cơ bản dựa trên những khái niệm bao quát về đạo đức mà họ gọi là 'bản chất thật sự của gia đình Ai Cập' Điều đó trên cơ bản làm suy yếu đi những sự bảo vệ nhân quyền trong bản hiến pháp.
Nhóm Huynh đệ Hồi giáo, là nhóm chiếm đa số trong ủy ban lập hiến, đã bác bỏ những lời chỉ trích. Họ nói rằng bản dự thảo hiến pháp này thể hiện điều mà họ gọi là “giấc mơ xây dựng một chế độ dân chủ.”
Những người soạn thảo hiến pháp cũng đang tìm cách thuyết phục người dân Ai Cập rằng các quyền của họ, kể cả quyền tự do ngôn luận, sẽ được bảo vệ. Nhưng có một điều thú vị là trong một đoạn phim hoạt họa mà nhóm này phổ biến để cổ xướng cho bản hiến pháp mới có nhiều người không có miệng.
Trong lúc Ai Cập bị chia rẽ về bản hiến pháp mới, giáo sư Sadek đề nghị tạm thời phục hồi bản hiến pháp cũ, với một số điều khoản tu chính đã được thông qua hồi năm ngoái, rồi sau đó tìm cách đạt được đồng thuận khi tình hình trở nên yên tĩnh hơn.
Giáo sư Sadek cho biết: "Nước Mỹ đã phải mất 10 năm. Nhiều nước khác cũng vậy. Bởi vì họ biết rằng nếu hiến pháp có thể đưa tới một tai họa lớn hay một sự chia rẽ sâu sắc cho đất nước thì chúng ta nên hoãn lại."
Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào thứ bảy này, rõ ràng là Ai Cập không có nhiều cơ hội để có được sự yên tĩnh hoặc sự đồng thuận.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã quyết định để cho những người soạn thảo bản hiến pháp mới có thêm 3 tháng để hoàn tất công việc. Nhưng ủy ban lập hiến do phe Hồi giáo kiểm soát đã vội vã thông qua bản dự thảo này trong một phiên họp suốt đêm hồi cuối tháng 11, giữa lúc tính chất hợp pháp của ủy ban này có thể bị thách thức bởi các vị thẩm phán.
Các thành viên thuộc phe tự do và có chủ trương thế tục trong ủy ban này đã tẩy chay tiến trình soạn thảo hiến pháp; và những người chỉ trích đã xuống đường biểu tình để phản đối văn kiện mà họ cho là không đại diện cho nhân dân Ai Cập.
Những người chống đối e rằng trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào thứ bảy tới đây, đa số dân chúng ở quốc gia theo Hồi giáo này sẽ bỏ phiếu tán thành hiến pháp mới.
Ông Mustafa el Labbad là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề khu vực và chiến lược Al Sharq. Ông cho rằng một bản hiến pháp không thể chỉ dựa vào ý chí của đa số.
Ông El Labbad nói: "Một bản hiến pháp có thể được soạn thảo và ban hành và được tán thành dựa trên sự thỏa hiệp của mọi phe nhóm và mọi đảng phái. Quí vị không thể nghĩ rằng khi quí vị chiếm thế đa số, có được thế đa số với mức chênh lệch chút ít, là quí vị có thể làm những gì mà quí vị muốn làm."
Tuy có sự chống đối kịch liệt của phe tự do, một số các nhà quan sát tin rằng bản dự thảo hiến pháp này không phải là cơ sở để áp đặt một hình thức khắt khe của luật Hồi giáo.
Ông Said Sadek, giáo sư môn chính trị xã hội học của American University ở Cairo, cho biết như sau.
Ông Sadek nói: "Nó có một số yếu tố tích cực. Nó có một số yếu tố tiêu cực. Nó cũng có những điều thiếu sót. Nó cũng có những cạm bẫy."
Bản dự thảo hiến pháp nói rằng “những nguyên tắc của luật Hồi giáo” sẽ hướng dẫn hoạt động lập pháp, nhưng hiện chưa rõ đó là những nguyên tắc nào. Giáo sư Sadek nêu lên ví dụ về hai nguyên tắc trái ngược nhau do hai học giả nổi tiếng đưa ra: một người dành cho phụ nữ quyền bình đẳng trong lúc người kia cho rằng phụ nữ phải ở trong nhà.
Ông Sadek nói thêm như sau: "Đây là luật Hồi giáo. Và đây cũng luật Hồi giáo. Quí vị muốn áp dụng cái nào? Luật Hồi giáo tiến bộ, hay luật Hồi giáo phản động?"
Một số người soạn thảo hiến pháp nói rằng họ muốn xây dựng một nước Hồi giáo hiện đại, có chủ trương ôn hòa. Tuy nhiên, theo bà Heba Morayef, người đứng đầu bộ phận Ai Cập của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng ý muốn không phải là một vấn đề quan trọng. Bà phản đối những điều khoản dành cho chính phủ quyền giám sát lãnh vực đạo đức và cuộc sống gia đình.
Bà Morayef nói: "Bản dự thảo cho phép chính phủ tự định đoạt về việc can thiệp và hạn chế các quyền của người dân, để hạn chế các quyền rất cơ bản dựa trên những khái niệm bao quát về đạo đức mà họ gọi là 'bản chất thật sự của gia đình Ai Cập' Điều đó trên cơ bản làm suy yếu đi những sự bảo vệ nhân quyền trong bản hiến pháp.
Nhóm Huynh đệ Hồi giáo, là nhóm chiếm đa số trong ủy ban lập hiến, đã bác bỏ những lời chỉ trích. Họ nói rằng bản dự thảo hiến pháp này thể hiện điều mà họ gọi là “giấc mơ xây dựng một chế độ dân chủ.”
Những người soạn thảo hiến pháp cũng đang tìm cách thuyết phục người dân Ai Cập rằng các quyền của họ, kể cả quyền tự do ngôn luận, sẽ được bảo vệ. Nhưng có một điều thú vị là trong một đoạn phim hoạt họa mà nhóm này phổ biến để cổ xướng cho bản hiến pháp mới có nhiều người không có miệng.
Trong lúc Ai Cập bị chia rẽ về bản hiến pháp mới, giáo sư Sadek đề nghị tạm thời phục hồi bản hiến pháp cũ, với một số điều khoản tu chính đã được thông qua hồi năm ngoái, rồi sau đó tìm cách đạt được đồng thuận khi tình hình trở nên yên tĩnh hơn.
Giáo sư Sadek cho biết: "Nước Mỹ đã phải mất 10 năm. Nhiều nước khác cũng vậy. Bởi vì họ biết rằng nếu hiến pháp có thể đưa tới một tai họa lớn hay một sự chia rẽ sâu sắc cho đất nước thì chúng ta nên hoãn lại."
Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào thứ bảy này, rõ ràng là Ai Cập không có nhiều cơ hội để có được sự yên tĩnh hoặc sự đồng thuận.