Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi đã hủy bỏ một sắc lệnh ông ban hành tháng trước dành cho ông những quyền hạn khẩn cấp rộng rãi, trong một động thái nhằm tháo gỡ những căng thẳng chính trị và những bạo động gây tử vong tại nước này.
Tuy nhiên một phát ngôn viên, phát biểu tại Cairo cuối ngày thứ Bảy nói trưng cầu dân ý về một dự thảo hiến pháp gây tranh cãi vẫn được tiến hành như dự định vào ngày 15 tháng 12 tới.
Chưa có phản hồi chính thức của đối lập về việc hủy bỏ sắc lệnh, và hiện chưa rõ hậu quả của việc loan báo đối với những tổ chức đối lập đã tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô.
Hai vấn đề - sắc lệnh và trưng cầu dân ý - là tâm điểm của các cuộc biểu tình chống Morsi đã làm rúng động Ai Cập trong hai tuần qua. Một kết hợp đối lập bao gồm những người cấp tiến, thế tục và những người ủng hộ chế độ cũ cho rằng dự thảo hiến pháp được thúc đẩy bởi những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Morsi, không có sự tham gia của đối lập. Những tổ chức này đòi hỏi trưng cầu dân ý bị hủy bỏ và một dự thảo hiến pháp mới được hình thành với sự tham dự của đối lập.
Các lãnh tụ đối lập cũng cáo buộc Tổng thống sử dụng sắc lệnh ngày 22 tháng 11 để thành lập điều họ gọi là sự cai trị cứng rắn của thời Tổng thống Hosni Mubark đã bị lật đổ.
Biến cố mới nhất được loan báo sau một ngày dài hội họp giữa những người ủng hộ Hồi giáo chính của Tổng thống và những đại diện của các tổ chức đối lập.
Tuy nhiên một phát ngôn viên, phát biểu tại Cairo cuối ngày thứ Bảy nói trưng cầu dân ý về một dự thảo hiến pháp gây tranh cãi vẫn được tiến hành như dự định vào ngày 15 tháng 12 tới.
Chưa có phản hồi chính thức của đối lập về việc hủy bỏ sắc lệnh, và hiện chưa rõ hậu quả của việc loan báo đối với những tổ chức đối lập đã tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô.
Hai vấn đề - sắc lệnh và trưng cầu dân ý - là tâm điểm của các cuộc biểu tình chống Morsi đã làm rúng động Ai Cập trong hai tuần qua. Một kết hợp đối lập bao gồm những người cấp tiến, thế tục và những người ủng hộ chế độ cũ cho rằng dự thảo hiến pháp được thúc đẩy bởi những người Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Morsi, không có sự tham gia của đối lập. Những tổ chức này đòi hỏi trưng cầu dân ý bị hủy bỏ và một dự thảo hiến pháp mới được hình thành với sự tham dự của đối lập.
Các lãnh tụ đối lập cũng cáo buộc Tổng thống sử dụng sắc lệnh ngày 22 tháng 11 để thành lập điều họ gọi là sự cai trị cứng rắn của thời Tổng thống Hosni Mubark đã bị lật đổ.
Biến cố mới nhất được loan báo sau một ngày dài hội họp giữa những người ủng hộ Hồi giáo chính của Tổng thống và những đại diện của các tổ chức đối lập.