Vào lúc thế giới để tang cái chết của ông Nelson Mandela, cuốn phim Long Walk to Freedom, dựa vào tiểu sử của ông, đang khởi chiếu ở các rạp trên khắp thế giới. Ký giả, và nay là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Richard Stengel, đã hợp tác với cựu tổng thống Nam Phi viết cuốn sách đó. Phỏng vấn ông, đi cùng với ông, và nghe ông nói lên các ý tưởng, Stengal đã hiểu được Mandela như một nhà lãnh đạo, một chiến sĩ tự do, và một con người. Ông tóm lược các bài học mà nhà lãnh đạo Phi châu đáng kính này đã học được trong suốt cuộc đời ông trong cuốn sách Mandela’s Way: 15 Lessons on Life, Love and Courage, xin tạm dịch là Phong cách Mandela, 15 bài học về cuộc sống, tình yêu và lòng can đảm.
Tác giả Richard Stengel coi ông Nelson Mandela – nhà hoạt động chống a-pac-thai, khôi nguyên giải Nobel hòa bình và người đã dẫn dắt Nam Phi đến chỗ dân chủ - một gương sáng gây khích lệ cho tất cả mọi người.
Ông Stengel nói: “Tôi sẽ không mong ước mọi người sẽ phải đối mặt với tất cả các cuộc tranh đấu mà ông đã có, nhưng tôi nghĩ có rất nhiều bài học ông có thể dậy cho chúng ta rằng chúng ta có thể tận dụng đời sống của chúng ta bằng những cách thường ngày. Ta không cần phải là nguyên thủ quốc gia hay một nhà lãnh đạo cách mạng mới hiểu được một số trong các bài học quan trọng của cuộc đời mà ông chỉ dậy.”
Ông Stengel nêu ra rằng tài lãnh đạo dường như nằm trong gen của ông Nelson Mandela.
Ông nói: “Ông xuất thân từ một nguồn gốc quyền quý Phi châu. Thân phụ ông là một trưởng tộc. Khi thân phụ ông qua đời, ông được quốc vương của bộ tộc địa phương nuôi dậy. Ông đã thấm nhuần các tập tục lịch sử Phi châu. Tôi nghĩ điều đó giúp hình thành người thanh niên nơi ông.”
Nhưng có lẽ ảnh hưởng mạnh nhất đối với ông Nelson Mandela mà chúng ta biết hôm nay, theo ông Stengel, là 27 năm mà nhà hoạt động chống apácthai này đã trải qua trong nhà tù. Thoạt đầu là một người ủng hộ kháng chiến bất bạo động, ông Mandela cuối cùng đã thành lập cánh quân sự của Ðại hội Dân tộc Phi châu, và lãnh đạo một chiến dịch đánh bom nhắm vào các mục tiêu quân sự và chính quyền. Ông đã bị bắt và bị kết tội phá hoại và các tội khác đối với nhà nước.
Con người xuất hiện khỏi nhà tù vào 71 tuổi, theo ông Stengel, là một con người rất khác với con người lúc vào tù.
Ông phân tích: “Khi ông vào tù năm 1964, ông là một nhà cách mạng nóng nảy, dễ xúc động không phải lúc nào cũng kiềm chế được. Và con người ông trở thành sau này là một tấm gương tự chế và trưởng thành. Nhà tù đã dậy ông điều đó, bởi vì điều duy nhất mà ta có thể kiềm chế trong tù là chính bản thân mình. Ðiều đó khiến ông trở nên mạnh mẽ hơn, thay vì làm ông yếu đi.”
Nhà tù cũng dậy cho ông Mandela về kỷ luật và tập trung. Ông Stengel nói trong căn ngục nhỏ bé của ông, ông Nelson Mandela cũng phát hiện ra được can đảm là gì.
Ông Stengel nói: “Can đảm không phải là không sợ hãi. Can đảm là thắng thế được sự sợ hãi mà ta có. Ông luôn nói với tôi rằng ông đã khiếp sợ. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi vì một vị anh hùng vĩ đại này lại nói với ông rằng ông khiếp sợ. Ðiều ông có thể nói là can đảm có được không phải vì không sợ hãi, mà là vì tìm ra được một cách để đè nén nó, khắc phục nó, trấn áp nó.”
Ông Stengel nói trong gần ba thập niên ở tù, ông Mandela đã có đủ thời giờ để hiểu được những sự sợ hãi của người da trắng và những sự bất mãn của người da đen. Ông đã học được cách nhìn thấy cái tốt nơi những người khác, và đặt mình vào địa vị những người không đồng ý với mình. Quan niệm đó giúp ông nhận ra được rằng cuộc đời không phải chỉ là trắng và đen, mà còn có những cái bóng màu xám.
Ông Stengel nói: “Tôi thường hỏi ông những câu như ‘Ông ủng hộ các hoạt động của quân đội như một nhà cách mạng bởi vì ông nghĩ ông có thể lật đổ chính quyền hay bởi vì ông chỉ muốn có chính sách ngoại giao tốt vì sự kiện các ông sợ hãi?' Câu trả lời của ông thuờng là 'Tại sao lại không phải là cả hai?' Ðối với ông Nelson Mandela, không bao giờ là “thế này hay thế kia” mà luôn luôn, cả thế này lẫn thế khác. Ông nhìn thấy cả hai phía của các lập luận khác nhau. Ông nghĩ rằng mọi người thường quá nhiệt tình, quá chắc chắn về mọi việc nên họ không nên chắc chắn và cuộc sống rất phức tạp, cho nên không có câu trả lời trắng hay đen cho các câu hỏi.”
Ông Mandela nhận ra rất sớm rằng chú ý đến bề ngoài – làm ra vẻ một nhà lãnh đạo, là điều quan trọng.
Ông Stengel giải thích: “Ông ấy luôn mặc những bộ quần áo đẹp đẽ lúc còn là một thanh niên. Nhưng bài học lớn hơn thế nhiều. Về cơ bản, ông nói rằng bạn phải làm ra vẻ hay giả vờ là một nhà lãnh đạo, phải hành động như một nhà lãnh đạo. Nếu muốn là một nghệ sĩ, thì phải làm ra vẻ hay hành động như một nghệ sĩ.”
Ông Stengel nói, chính trong tư cách một thanh niên ở vùng quê Nam Phi mà ông Mandela đã học được một kỹ năng lãnh đạo quý giá khác: làm thế nào để lãnh đạo cả từ phía trước lẫn phía sau.
Ông Stengel nói: “Lãnh đạo từ phía trước là loại lãnh đạo quy ước hơn mà chúng ta biết - đứng trên khán đài và đọc bài phát biểu hay nói hãy theo tôi. Nhưng lãnh đạo từ phía sau là một khái niệm khác. Chúng tôi thường đi bách bộ vào sáng sớm ở vùng quê mà ông ấy lớn lên. Ông có lần hỏi tôi đã từng chăn gia súc bao giờ chưa. Tôi nói 'chưa' thì ông nói 'Ðiều đó rất lý thú bởi vì có những bài học về lãnh đạo bởi vì cách chăn đàn gia súc là dẫn dắt chúng từ phía sau. Ta tìm ra những con gia súc có nhiều khả năng nhất và thông minh nhất để chúng dẫn đường. Ta ban quyền cho chúng.' Ông nói đó là một bài học tốt cho tất cả chúng ta. Cơ bản ta phải làm như chia sẻ sự giàu có. Ta phải tìm những người có thể thực hiện các ý kiến và viễn tượng của ta. Tôi nghĩ điều đó đúng không những trong chính sự mà ngay cả trong gia đình nữa.”
Ông Stengel nói tình bạn của ông với ông Mandela cũng đã thay đổi cuộc đời ông một cách rất riêng tư.
Ông Stengel nói: “Tôi đã gặp một nữ nhiếp ảnh gia trẻ tuổi ở Nam Phi mà ông Mandela đã biết trước tôi. Khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò với nhau, ông hối thúc chúng tôi kết hôn với nhau bởi vì ông nghĩ đó là một sự kết hợp thần thánh. Ông vừa là cha đỡ đầu của cuộc hôn nhân của chúng tôi và ông đã trở thành cha đỡ đầu của cả hai đứa con trai tôi. Cả hai đều có những tên đệm giống với tên thật của ông Mandela.”
Ký giả Richard Stengel nói cuốn sách Phong cách Mandela tóm lược sự khôn ngoan của một nhà lãnh đạo đã hiểu được vai trò của ông trong chính sự và trong cuộc đời là định ra hướng đi – và để cho những người khác lái con tàu.
Tác giả Richard Stengel coi ông Nelson Mandela – nhà hoạt động chống a-pac-thai, khôi nguyên giải Nobel hòa bình và người đã dẫn dắt Nam Phi đến chỗ dân chủ - một gương sáng gây khích lệ cho tất cả mọi người.
Ông Stengel nêu ra rằng tài lãnh đạo dường như nằm trong gen của ông Nelson Mandela.
Ông nói: “Ông xuất thân từ một nguồn gốc quyền quý Phi châu. Thân phụ ông là một trưởng tộc. Khi thân phụ ông qua đời, ông được quốc vương của bộ tộc địa phương nuôi dậy. Ông đã thấm nhuần các tập tục lịch sử Phi châu. Tôi nghĩ điều đó giúp hình thành người thanh niên nơi ông.”
Nhưng có lẽ ảnh hưởng mạnh nhất đối với ông Nelson Mandela mà chúng ta biết hôm nay, theo ông Stengel, là 27 năm mà nhà hoạt động chống apácthai này đã trải qua trong nhà tù. Thoạt đầu là một người ủng hộ kháng chiến bất bạo động, ông Mandela cuối cùng đã thành lập cánh quân sự của Ðại hội Dân tộc Phi châu, và lãnh đạo một chiến dịch đánh bom nhắm vào các mục tiêu quân sự và chính quyền. Ông đã bị bắt và bị kết tội phá hoại và các tội khác đối với nhà nước.
Con người xuất hiện khỏi nhà tù vào 71 tuổi, theo ông Stengel, là một con người rất khác với con người lúc vào tù.
Ông phân tích: “Khi ông vào tù năm 1964, ông là một nhà cách mạng nóng nảy, dễ xúc động không phải lúc nào cũng kiềm chế được. Và con người ông trở thành sau này là một tấm gương tự chế và trưởng thành. Nhà tù đã dậy ông điều đó, bởi vì điều duy nhất mà ta có thể kiềm chế trong tù là chính bản thân mình. Ðiều đó khiến ông trở nên mạnh mẽ hơn, thay vì làm ông yếu đi.”
Nhà tù cũng dậy cho ông Mandela về kỷ luật và tập trung. Ông Stengel nói trong căn ngục nhỏ bé của ông, ông Nelson Mandela cũng phát hiện ra được can đảm là gì.
Ông Stengel nói: “Can đảm không phải là không sợ hãi. Can đảm là thắng thế được sự sợ hãi mà ta có. Ông luôn nói với tôi rằng ông đã khiếp sợ. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi vì một vị anh hùng vĩ đại này lại nói với ông rằng ông khiếp sợ. Ðiều ông có thể nói là can đảm có được không phải vì không sợ hãi, mà là vì tìm ra được một cách để đè nén nó, khắc phục nó, trấn áp nó.”
Ông Stengel nói trong gần ba thập niên ở tù, ông Mandela đã có đủ thời giờ để hiểu được những sự sợ hãi của người da trắng và những sự bất mãn của người da đen. Ông đã học được cách nhìn thấy cái tốt nơi những người khác, và đặt mình vào địa vị những người không đồng ý với mình. Quan niệm đó giúp ông nhận ra được rằng cuộc đời không phải chỉ là trắng và đen, mà còn có những cái bóng màu xám.
Ông Stengel nói: “Tôi thường hỏi ông những câu như ‘Ông ủng hộ các hoạt động của quân đội như một nhà cách mạng bởi vì ông nghĩ ông có thể lật đổ chính quyền hay bởi vì ông chỉ muốn có chính sách ngoại giao tốt vì sự kiện các ông sợ hãi?' Câu trả lời của ông thuờng là 'Tại sao lại không phải là cả hai?' Ðối với ông Nelson Mandela, không bao giờ là “thế này hay thế kia” mà luôn luôn, cả thế này lẫn thế khác. Ông nhìn thấy cả hai phía của các lập luận khác nhau. Ông nghĩ rằng mọi người thường quá nhiệt tình, quá chắc chắn về mọi việc nên họ không nên chắc chắn và cuộc sống rất phức tạp, cho nên không có câu trả lời trắng hay đen cho các câu hỏi.”
Ông Mandela nhận ra rất sớm rằng chú ý đến bề ngoài – làm ra vẻ một nhà lãnh đạo, là điều quan trọng.
Ông Stengel giải thích: “Ông ấy luôn mặc những bộ quần áo đẹp đẽ lúc còn là một thanh niên. Nhưng bài học lớn hơn thế nhiều. Về cơ bản, ông nói rằng bạn phải làm ra vẻ hay giả vờ là một nhà lãnh đạo, phải hành động như một nhà lãnh đạo. Nếu muốn là một nghệ sĩ, thì phải làm ra vẻ hay hành động như một nghệ sĩ.”
Ông Stengel nói, chính trong tư cách một thanh niên ở vùng quê Nam Phi mà ông Mandela đã học được một kỹ năng lãnh đạo quý giá khác: làm thế nào để lãnh đạo cả từ phía trước lẫn phía sau.
Ông Stengel nói: “Lãnh đạo từ phía trước là loại lãnh đạo quy ước hơn mà chúng ta biết - đứng trên khán đài và đọc bài phát biểu hay nói hãy theo tôi. Nhưng lãnh đạo từ phía sau là một khái niệm khác. Chúng tôi thường đi bách bộ vào sáng sớm ở vùng quê mà ông ấy lớn lên. Ông có lần hỏi tôi đã từng chăn gia súc bao giờ chưa. Tôi nói 'chưa' thì ông nói 'Ðiều đó rất lý thú bởi vì có những bài học về lãnh đạo bởi vì cách chăn đàn gia súc là dẫn dắt chúng từ phía sau. Ta tìm ra những con gia súc có nhiều khả năng nhất và thông minh nhất để chúng dẫn đường. Ta ban quyền cho chúng.' Ông nói đó là một bài học tốt cho tất cả chúng ta. Cơ bản ta phải làm như chia sẻ sự giàu có. Ta phải tìm những người có thể thực hiện các ý kiến và viễn tượng của ta. Tôi nghĩ điều đó đúng không những trong chính sự mà ngay cả trong gia đình nữa.”
Ông Stengel nói tình bạn của ông với ông Mandela cũng đã thay đổi cuộc đời ông một cách rất riêng tư.
Ông Stengel nói: “Tôi đã gặp một nữ nhiếp ảnh gia trẻ tuổi ở Nam Phi mà ông Mandela đã biết trước tôi. Khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò với nhau, ông hối thúc chúng tôi kết hôn với nhau bởi vì ông nghĩ đó là một sự kết hợp thần thánh. Ông vừa là cha đỡ đầu của cuộc hôn nhân của chúng tôi và ông đã trở thành cha đỡ đầu của cả hai đứa con trai tôi. Cả hai đều có những tên đệm giống với tên thật của ông Mandela.”
Ký giả Richard Stengel nói cuốn sách Phong cách Mandela tóm lược sự khôn ngoan của một nhà lãnh đạo đã hiểu được vai trò của ông trong chính sự và trong cuộc đời là định ra hướng đi – và để cho những người khác lái con tàu.