BEIRUT —
Người đứng đầu Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres nói tình trạng của các người tị nạn Syria sẽ tồi tệ hơn khi tranh chấp tại nước này vẫn tiếp tục. Ông và Ủy viên Liên hiệp châu Âu Kristalina Georgieva đang viếng thăm Libăng để gặp các người tị nạn Syria và những gia đình Libăng cho những người tị nạn tạm trú. Thông tín viên Paige Kollock tường trình cho Đài VOA từ Beirut.
Hơn nửa triệu người tị nạn Syria đang sống tại các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Iraq và Libăng. Libăng là nơi người tị nạn tạm trú nhiều nhất - hơn 157.000 người - theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc.
Vào lúc cuộc tranh chấp kéo dài, các giới chức Liên Hiệp Quốc dự trù con số những người tị nạn sẽ lên hơn một triệu người vào năm 2013.
Người đứng đầu Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết:
“Chúng ta cần chuẩn bị cho con số những người tị nạn gia tăng trong những tháng tới. Và tôi nghĩ cộng đồng quốc tế cần ghi nhận đây không phải là một cuộc tranh chấp như những cuộc tranh chấp khác. Cuộc tranh chấp này đã trở thành tàn bạo trong bối cảnh của một thảm kịch nhân đạo gây ấn tượng sâu sắc.”
Ông Guterres và Ủy viên Liên hiệp châu Âu Kristalina Georgieva đang có mặt tại Libăng để thăm các người tị nạn, và kêu gọi trợ giúp quốc tế, đặc biệt vào lúc nhiệt độ xuống dưới âm độ, và những người tị nạn đang phải chịu cảnh thiếu thốn áo quần, nơi tạm trú và thuốc men. Các viên chức cứu trợ cũng ghi nhận là những gia đình Libăng đang trở nên quá tải và cám ơn những gia đình này về sự hỗ trợ của họ.
Người tị nạn Syria sống rải rác tại các nơi ở Libăng, thường trong những căn nhà thuê đông đúc, những nhà tạm trú tập thể, hay với những gia đình Libăng. Không có trại tị nạn tại Libăng.
Liên hiệp châu Âu đã đóng một vai trò chính trong việc giúp những người tị nạn Syria, hứa sẽ cấp thêm 500 triệu đô la trợ giúp nhân đạo.
Bà Georgieva nói giữa lúc giao tranh gia tăng mạnh mẽ, các nhân viên cứu trợ tại Syria đang ngày càng phải ngưng hoạt động. Bà nói ngay cả những người muốn ở lại Syria cũng không thể thực hiện được.
“Trong khi tất cả những người tị nạn chúng tôi gặp đều muốn ở lại trong nước họ, nhưng họ cho biết là những vụ tàn sát và giao tranh ở mức độ cao buộc họ phải ra khỏi nước.”
Việc này làm cho những nỗ lực cứu trợ tại những nước láng giềng như Libăng quan trọng hơn nhiều.
Hơn nửa triệu người tị nạn Syria đang sống tại các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Iraq và Libăng. Libăng là nơi người tị nạn tạm trú nhiều nhất - hơn 157.000 người - theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc.
Vào lúc cuộc tranh chấp kéo dài, các giới chức Liên Hiệp Quốc dự trù con số những người tị nạn sẽ lên hơn một triệu người vào năm 2013.
Người đứng đầu Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết:
“Chúng ta cần chuẩn bị cho con số những người tị nạn gia tăng trong những tháng tới. Và tôi nghĩ cộng đồng quốc tế cần ghi nhận đây không phải là một cuộc tranh chấp như những cuộc tranh chấp khác. Cuộc tranh chấp này đã trở thành tàn bạo trong bối cảnh của một thảm kịch nhân đạo gây ấn tượng sâu sắc.”
Ông Guterres và Ủy viên Liên hiệp châu Âu Kristalina Georgieva đang có mặt tại Libăng để thăm các người tị nạn, và kêu gọi trợ giúp quốc tế, đặc biệt vào lúc nhiệt độ xuống dưới âm độ, và những người tị nạn đang phải chịu cảnh thiếu thốn áo quần, nơi tạm trú và thuốc men. Các viên chức cứu trợ cũng ghi nhận là những gia đình Libăng đang trở nên quá tải và cám ơn những gia đình này về sự hỗ trợ của họ.
Người tị nạn Syria sống rải rác tại các nơi ở Libăng, thường trong những căn nhà thuê đông đúc, những nhà tạm trú tập thể, hay với những gia đình Libăng. Không có trại tị nạn tại Libăng.
Liên hiệp châu Âu đã đóng một vai trò chính trong việc giúp những người tị nạn Syria, hứa sẽ cấp thêm 500 triệu đô la trợ giúp nhân đạo.
Bà Georgieva nói giữa lúc giao tranh gia tăng mạnh mẽ, các nhân viên cứu trợ tại Syria đang ngày càng phải ngưng hoạt động. Bà nói ngay cả những người muốn ở lại Syria cũng không thể thực hiện được.
“Trong khi tất cả những người tị nạn chúng tôi gặp đều muốn ở lại trong nước họ, nhưng họ cho biết là những vụ tàn sát và giao tranh ở mức độ cao buộc họ phải ra khỏi nước.”
Việc này làm cho những nỗ lực cứu trợ tại những nước láng giềng như Libăng quan trọng hơn nhiều.