Năm Giáp Ngọ đang đến gần. Không khí Tết đang tràn ngập khắp các đường phố và trong từng gia đình Việt Nam.
Tết Nguyên Đán cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt và cũng là dịp chi tiêu nhiều nhất sau một năm vất vả làm việc.
Người dân trong nước năm nay đón tết ra sao? Chúng tôi có dịp trò chuyện với một số cư dân từ nhiều miền đất nước ngay lúc này, trước thềm năm mới.
Anh Duy, một công chức nhà nước ở miền Tây, cho biết:
“Năm nay so với mọi năm không xôm tụ bằng, kinh tế yếu. Mọi năm người dân mua sắm Tết, đường sá trang hoàng nhiều hơn. Năm nay không khí trầm lắng, hạn chế. Kinh tế năm nay ai cũng eo hẹp, không như mấy năm trước. Tết năm nay lo nhiều hơn vui. Thu nhập ít mà Tết đến sắm sửa tốn kém nên lo nhiều hơn vui Tết. Vùng nào năm nay cũng khó khăn như vậy, chứ không riêng miền Tây này. Tôi cầu chúc năm mới tình hình kinh tế Việt Nam khởi sắc để những người lao động có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Về tình hình chính trị, 2014 sẽ có nhiều sự kiện liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Thủ tướng Việt Nam đã hứa sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày trận chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và ngày chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2. Thế nhưng ngày 19/1 vừa qua chính phủ vẫn không có hành động gì tưởng niệm, làm người dân rất thất vọng. Dân trông chờ ngày 17/2 sắp tới xem họ có tổ chức lễ kỷ niệm hay không.”
Ra tới miền Trung, một thanh niên hành nghề tự do tại Nha Trang, chia sẻ:
“Năm nay tình hình Tết không được hưng phấn như mấy năm trước, hoa Tết cũng ít bán hơn, hàng hóa ở chợ lưu thông không tốt bằng mấy năm trước vì kinh tế khó khăn. Mình chỉ ước trong năm mới những mong ước của người dân Việt Nam có thể thực hiện được: một cuộc sống tốt hơn về kinh tế, tinh thần, và chính trị. Năm rồi đáng chú ý nhất là tiếng nói nhân quyền của người dân Việt Nam đã đựơc những người trẻ, những người yêu nước mang ra nước ngoài.”
Một nông dân ở Thừa Thiên Huế cho biết tình hình đời sống và sự chuẩn bị đón Tết của cư dân tại vùng đất thường xuyên bị thiên tai hoành hành mỗi năm này:
“Năm nay do ảnh hưởng của bão Hayan và các trận bão trước đó nữa, đời sống bà con rất khó khăn. Năm mới mong sao thời tiết thuận lợi để sản xuất tốt, và người dân ở đây cũng muốn có được sự chăm sóc y tế, giáo dục tốt hơn.”
Từ Nam Định, một thanh niên làm việc trong ngành du lịch địa phương tên Ninh cho biết Tết năm nay đến với người dân trong bối cảnh khó khăn kinh tế chung của Việt Nam và giữa những thiếu thốn về quyền con người:
“Người dân cũng băn khoăn lo lắng vì khủng hoảng kinh tế, đời sống, nhưng vấn đề nổi cộm vẫn là nhân quyền và tự do của người dân. Nhà nước vẫn cứ giám sát chặt chẽ và nhiều bất công xã hội chưa được giải quyết. Tình trạng nhân quyền vẫn chưa thỏa đáng với người dân. Dân vẫn cảm thấy còn nhiều tồn đọng. Cái bản chất của chính quyền Việt Nam rất khó thay đổi. Năm nay họ vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc rồi có khi còn mạnh tay hơn, khó khăn hơn. Đến thời điểm này là vẫn như thế, chưa thấy có gì là cởi mở.”
Xuôi ra phía Bắc, một công nhân trẻ tại Thái Bình tên Vina, cho biết không khí đón Tết ở quê anh lúc này:
“Rất là bình thường, trầm lặng, một cái Tết nhạt. Do cuộc sống kinh tế khó khăn, người ta giảm mua sắm. Mọi năm dân hay mua đào mua quất nhưng năm nay cũng hạn chế hẳn đi. Mọi người chắt chiu chi tiêu và không mặn mà với Tết lắm.”
Dù mỗi người một hoàn cảnh, nhưng trong bầu không khí Tết, người dân ai cũng ước mơ cho những điều tốt đẹp nhất trong năm mới, mong mỏi một cuộc sống cải thiện hơn từ mặt kinh tế, chính trị cho tới các vấn đề như dân chủ- nhân quyền, những nhu cầu rất thực tế nhưng chưa hiện thực đối với người dân Việt Nam.
Tết Nguyên Đán cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất đối với người Việt và cũng là dịp chi tiêu nhiều nhất sau một năm vất vả làm việc.
Người dân trong nước năm nay đón tết ra sao? Chúng tôi có dịp trò chuyện với một số cư dân từ nhiều miền đất nước ngay lúc này, trước thềm năm mới.
Anh Duy, một công chức nhà nước ở miền Tây, cho biết:
“Năm nay so với mọi năm không xôm tụ bằng, kinh tế yếu. Mọi năm người dân mua sắm Tết, đường sá trang hoàng nhiều hơn. Năm nay không khí trầm lắng, hạn chế. Kinh tế năm nay ai cũng eo hẹp, không như mấy năm trước. Tết năm nay lo nhiều hơn vui. Thu nhập ít mà Tết đến sắm sửa tốn kém nên lo nhiều hơn vui Tết. Vùng nào năm nay cũng khó khăn như vậy, chứ không riêng miền Tây này. Tôi cầu chúc năm mới tình hình kinh tế Việt Nam khởi sắc để những người lao động có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Về tình hình chính trị, 2014 sẽ có nhiều sự kiện liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Thủ tướng Việt Nam đã hứa sẽ tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày trận chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và ngày chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2. Thế nhưng ngày 19/1 vừa qua chính phủ vẫn không có hành động gì tưởng niệm, làm người dân rất thất vọng. Dân trông chờ ngày 17/2 sắp tới xem họ có tổ chức lễ kỷ niệm hay không.”
Your browser doesn’t support HTML5
“Năm nay tình hình Tết không được hưng phấn như mấy năm trước, hoa Tết cũng ít bán hơn, hàng hóa ở chợ lưu thông không tốt bằng mấy năm trước vì kinh tế khó khăn. Mình chỉ ước trong năm mới những mong ước của người dân Việt Nam có thể thực hiện được: một cuộc sống tốt hơn về kinh tế, tinh thần, và chính trị. Năm rồi đáng chú ý nhất là tiếng nói nhân quyền của người dân Việt Nam đã đựơc những người trẻ, những người yêu nước mang ra nước ngoài.”
Một nông dân ở Thừa Thiên Huế cho biết tình hình đời sống và sự chuẩn bị đón Tết của cư dân tại vùng đất thường xuyên bị thiên tai hoành hành mỗi năm này:
“Năm nay do ảnh hưởng của bão Hayan và các trận bão trước đó nữa, đời sống bà con rất khó khăn. Năm mới mong sao thời tiết thuận lợi để sản xuất tốt, và người dân ở đây cũng muốn có được sự chăm sóc y tế, giáo dục tốt hơn.”
Từ Nam Định, một thanh niên làm việc trong ngành du lịch địa phương tên Ninh cho biết Tết năm nay đến với người dân trong bối cảnh khó khăn kinh tế chung của Việt Nam và giữa những thiếu thốn về quyền con người:
“Người dân cũng băn khoăn lo lắng vì khủng hoảng kinh tế, đời sống, nhưng vấn đề nổi cộm vẫn là nhân quyền và tự do của người dân. Nhà nước vẫn cứ giám sát chặt chẽ và nhiều bất công xã hội chưa được giải quyết. Tình trạng nhân quyền vẫn chưa thỏa đáng với người dân. Dân vẫn cảm thấy còn nhiều tồn đọng. Cái bản chất của chính quyền Việt Nam rất khó thay đổi. Năm nay họ vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc rồi có khi còn mạnh tay hơn, khó khăn hơn. Đến thời điểm này là vẫn như thế, chưa thấy có gì là cởi mở.”
Xuôi ra phía Bắc, một công nhân trẻ tại Thái Bình tên Vina, cho biết không khí đón Tết ở quê anh lúc này:
“Rất là bình thường, trầm lặng, một cái Tết nhạt. Do cuộc sống kinh tế khó khăn, người ta giảm mua sắm. Mọi năm dân hay mua đào mua quất nhưng năm nay cũng hạn chế hẳn đi. Mọi người chắt chiu chi tiêu và không mặn mà với Tết lắm.”
Dù mỗi người một hoàn cảnh, nhưng trong bầu không khí Tết, người dân ai cũng ước mơ cho những điều tốt đẹp nhất trong năm mới, mong mỏi một cuộc sống cải thiện hơn từ mặt kinh tế, chính trị cho tới các vấn đề như dân chủ- nhân quyền, những nhu cầu rất thực tế nhưng chưa hiện thực đối với người dân Việt Nam.