Lê Tường Vân đã từ chối 6 trường đại học hàng đầu của Mỹ để tới theo học tại ngôi trường lâu đời nhất Hoa Kỳ.
Vân cho biết, ngoài Harvard, cô còn nộp đơn vào 6 trường hàng đầu khác của Mỹ như Princeton, Yale hay Stanford, và cô được nhận vào học tất cả các trường này với học bổng toàn phần.
Sau đó, cô cân nhắc giữa Princeton và Harvard, và sau khi tới thăm hai nơi này, cô quyết định chọn đại học từng đạo tạo 8 tổng thống Mỹ.
Lý giải về lựa chọn của mình, cô gái tuổi đôi mươi nói rằng cô chọn Harvard vì môi trường học vấn, và đặc biệt, Boston, nơi đại học này tọa lạc, là thành phố khá thân thiện với sinh viên cũng như có nhiều cơ hội thực tập và làm việc.
Vân kể với VOA Việt Ngữ về một bài học sau khi kết thúc kỳ đầu tiên tại Harvard: “Không chỉ riêng tôi, mà mọi người ở Harvard đều luôn hết sức bận rộn. Trong năm đầu tiên, đôi khi tôi cũng cảm thấy căng thẳng lắm vì xung quanh mình toàn những bạn có thành tích học tập đáng nể. Tôi cũng cảm thấy bị áp lực phải cố gắng nhiều hơn nữa. Mọi người ở đây ai cũng vậy".
Cô nói tiếp: "Nhưng có một bài học tôi rút ra được khi học ở Harvard, đó là không so sánh mình với người khác, và luôn nghĩ về điều mình có thể đạt được, về con đường riêng của mình, những mục tiêu riêng của mình để hướng tới nhưng đồng thời cũng phải hiểu rõ bản thân mình, những hạn chế của mình để khắc phục. Ta không nên so sánh vì luôn luôn có những người tài giỏi hơn mình”.
Cô gái nhỏ bé tới Mỹ du học cùng với anh trai sau khi học xong lớp 6 tại TP Huế.
Vượt qua những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, suốt những năm học cấp hai và cấp ba, Vân đã giành được nhiều giải thưởng, trong đó có bằng khen của Tổng thống Hoa Kỳ về thành tích học tập xuất sắc.
Ngoài việc học, Tường Vân cũng tham gia một loạt các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Vừa qua, cô đã tới Trung Quốc để giúp đỡ trẻ em tại một trại trẻ mồ côi trong hai tuần nhân dịp nghỉ đông ở Harvard.
Khi được hỏi nếu có cơ hội đưa ra lời khuyên với những học sinh Việt Nam muốn nộp đơn vào các trường đại học nổi tiếng nước Mỹ như Harvard, Vân nói: "Hãy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có. Học vấn là điều quan trọng nhất nhưng các hoạt động ngoại khóa cũng là cơ hội học tập rất tốt mà ta cần phải nắm bắt. Khi tôi học trung học, tôi học được nhiều từ các hoạt động động ngoại khóa hơn là các giờ học trên lớp. Các kỹ năng thực tế, kỹ năng lãnh đạo là những thứ rất quan trọng cho công việc trong tương lai".
Cô nói thêm: "Tôi nghĩ nhiều học sinh Việt Nam học rất giỏi, tôi không bao giờ nghi ngờ về điều đó. Điều bất lợi đối với học sinh Việt Nam là họ không tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động vì cộng đồng. Tôi nghĩ đó là những yếu tố rất quan trọng khi các trường đại học xét hồ sơ xin học của các ứng viên”.
Ngoài việc học ở lớp, khi còn học cấp hai và cấp ba, Vân còn tham gia các cuộc thi khác nhau về toán cũng như viết luận, và đã giành nhiều giải thưởng.
Hiện cha mẹ của cô vẫn ở Việt Nam, và khi được hỏi về khả năng trở về nước làm việc, cô nói: “Tôi không hoàn toàn chắc chắn là tôi sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong hay không, nhưng đó hoàn toàn là một khả năng. Tôi dự tính sẽ tới làm việc ở châu Á, có thể là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam. Tôi muốn làm việc cho các tổ chức hay các công ty của Mỹ có chi nhánh tại Việt Nam”.
Truyền thông ở Việt Nam đã đưa tin về thành tích học tập của Tường Vân, và có tờ báo còn coi cô là một trong những người ‘làm rạng danh đất Việt’.
Website của nhiều đoàn thanh niên ở Việt Nam coi cô gái này là một tấm gương cho các đoàn viên khác.
Trang web của đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ngãi viết rằng Vân là một trong các ‘trí tuệ Việt đấm chuông xứ người’ và đã ‘khẳng định thương hiệu Việt’.
Vân cho biết, ngoài Harvard, cô còn nộp đơn vào 6 trường hàng đầu khác của Mỹ như Princeton, Yale hay Stanford, và cô được nhận vào học tất cả các trường này với học bổng toàn phần.
Sau đó, cô cân nhắc giữa Princeton và Harvard, và sau khi tới thăm hai nơi này, cô quyết định chọn đại học từng đạo tạo 8 tổng thống Mỹ.
Lý giải về lựa chọn của mình, cô gái tuổi đôi mươi nói rằng cô chọn Harvard vì môi trường học vấn, và đặc biệt, Boston, nơi đại học này tọa lạc, là thành phố khá thân thiện với sinh viên cũng như có nhiều cơ hội thực tập và làm việc.
Nhưng có một bài học tôi rút ra được khi học ở Harvard, đó là không so sánh mình với người khác, và luôn nghĩ về điều mình có thể đạt được, về con đường riêng của mình, những mục tiêu riêng của mình để hướng tới nhưng đồng thời cũng phải hiểu rõ bản thân mình, những hạn chế của mình để khắc phục. Ta không nên so sánh vì luôn luôn có những người tài giỏi hơn mình.Lê Ngọc Tường Vân nói.
Cô nói tiếp: "Nhưng có một bài học tôi rút ra được khi học ở Harvard, đó là không so sánh mình với người khác, và luôn nghĩ về điều mình có thể đạt được, về con đường riêng của mình, những mục tiêu riêng của mình để hướng tới nhưng đồng thời cũng phải hiểu rõ bản thân mình, những hạn chế của mình để khắc phục. Ta không nên so sánh vì luôn luôn có những người tài giỏi hơn mình”.
Cô gái nhỏ bé tới Mỹ du học cùng với anh trai sau khi học xong lớp 6 tại TP Huế.
Vượt qua những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, suốt những năm học cấp hai và cấp ba, Vân đã giành được nhiều giải thưởng, trong đó có bằng khen của Tổng thống Hoa Kỳ về thành tích học tập xuất sắc.
Ngoài việc học, Tường Vân cũng tham gia một loạt các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Vừa qua, cô đã tới Trung Quốc để giúp đỡ trẻ em tại một trại trẻ mồ côi trong hai tuần nhân dịp nghỉ đông ở Harvard.
Khi được hỏi nếu có cơ hội đưa ra lời khuyên với những học sinh Việt Nam muốn nộp đơn vào các trường đại học nổi tiếng nước Mỹ như Harvard, Vân nói: "Hãy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có. Học vấn là điều quan trọng nhất nhưng các hoạt động ngoại khóa cũng là cơ hội học tập rất tốt mà ta cần phải nắm bắt. Khi tôi học trung học, tôi học được nhiều từ các hoạt động động ngoại khóa hơn là các giờ học trên lớp. Các kỹ năng thực tế, kỹ năng lãnh đạo là những thứ rất quan trọng cho công việc trong tương lai".
Tôi nghĩ nhiều học sinh Việt Nam học rất giỏi, tôi không bao giờ nghi ngờ về điều đó. Điều bất lợi đối với học sinh Việt Nam là họ không tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động vì cộng đồng. Tôi nghĩ đó là những yếu tố rất quan trọng khi các trường đại học xét hồ sơ xin học của các ứng viên.Lê Ngọc Tường Vân nói thêm.
Ngoài việc học ở lớp, khi còn học cấp hai và cấp ba, Vân còn tham gia các cuộc thi khác nhau về toán cũng như viết luận, và đã giành nhiều giải thưởng.
Hiện cha mẹ của cô vẫn ở Việt Nam, và khi được hỏi về khả năng trở về nước làm việc, cô nói: “Tôi không hoàn toàn chắc chắn là tôi sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong hay không, nhưng đó hoàn toàn là một khả năng. Tôi dự tính sẽ tới làm việc ở châu Á, có thể là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam. Tôi muốn làm việc cho các tổ chức hay các công ty của Mỹ có chi nhánh tại Việt Nam”.
Truyền thông ở Việt Nam đã đưa tin về thành tích học tập của Tường Vân, và có tờ báo còn coi cô là một trong những người ‘làm rạng danh đất Việt’.
Website của nhiều đoàn thanh niên ở Việt Nam coi cô gái này là một tấm gương cho các đoàn viên khác.
Trang web của đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ngãi viết rằng Vân là một trong các ‘trí tuệ Việt đấm chuông xứ người’ và đã ‘khẳng định thương hiệu Việt’.