Người nhà của blogger Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Ngọc Tuấn bị chặn tại phi trường tối ngày 16/12 trước khi lên máy bay sang Mỹ để nhận giải thưởng nhân quyền quốc tế Hellman/Hammett 2012 cho cô Vy và ông Tuấn.
Anh Huỳnh Trọng Hiếu, em trai Huỳnh Thục Vy, cho biết nhận lời mời của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch, anh dự định có mặt tại buổi lễ trao giải ở thành phố New York vào ngày 20/12. Tuy nhiên, tới phút chót, nhà chức trách thông báo anh bị cấm xuất cảnh theo yêu cầu của công an Quảng Nam.
Anh Hiếu thuật lại với VOA Việt ngữ:
‘Em vào cửa xuất cảnh để làm thủ tục, một nữ nhân viên xuất cảnh giữ toàn bộ gồm passport và vé máy bay của em. Họ nói không cho em đi vì yêu cầu của công an Quảng Nam cấm em rời khỏi nước Việt Nam. Em hỏi lý do và giấy tờ chứng minh điều này thì họ đưa em một biên bản. Trong đó ghi là công an tỉnh Quảng Nam cấm em xuất cảnh vì em đã vi phạm hành chính 85 triệu. Em và cả gia đình em bị Ủy ban Nhân dân Quảng Nam phạt. Em bị phạt 85 triệu, chị Thục Vy bị phạt 85 triệu, và ba em bị phạt 100 triệu vì ‘vi phạm luật về thông tin truyền thông’ sau khi gia đình em viết bài cổ súy cho tự do dân chủ Việt Nam, phê phán những bất công trong xã hội Việt Nam.’
Anh Hiếu nói cho tới khi chuẩn bị bước lên máy bay, trước đó anh không hề được chính quyền thông báo về lệnh cấm xuất cảnh đối với anh.
Anh cho rằng khoản phạt hành chính chỉ là một cái cớ để cản chân anh đi nhận giải thưởng cho thân nhân vì trước nay tất cả những ai từng lên tiếng chỉ trích nhà nước đều bị Việt Nam áp dụng lệnh cấm xuất cảnh tương tự:
‘Vấn đề cấm xuất nhập cảnh không chỉ riêng em mà trước nay chính quyền cộng sản Việt Nam đã áp dụng với tất cả những người tham gia đấu tranh dân chủ. Em nghĩ vấn đề đây chỉ là một lý do thôi. Đây là một cách chính quyền Việt Nam nói với gia đình em và những người đã và có ý định sẽ đấu tranh rằng nếu ai dám đứng lên cất tiếng nói chống lại chính quyền thì sẽ bị không cho xuất cảnh.’
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói Human Rights Watch hết sức quan ngại khi nhận được tin này:
‘Một lần nữa chúng tôi hết sức thất vọng và không vui trước việc chính quyền Việt Nam lại có thêm hành động vi phạm nhân quyền. Hà Nội đang chứng tỏ những nỗ lực mạnh tay, cố gắng cô lập và đàn áp gia đình ông Tuấn và cô Vy, những người dám lên tiếng thể hiện quan điểm trái với nhà nước. Chúng ta thấy rõ trước tiên chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do thông tin và bày tỏ ý kiến của người dân qua việc phạt hành chính gia đình ông Tuấn, rồi dùng khoản phạt này làm cái cớ để tiếp tục vi phạm thêm một nhân quyền khác nữa là quyền tự do đi lại của công dân.’
Giải Hellman/Hammett là giải thưởng quốc tế có uy tín hằng năm được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao tặng các ngòi bút trên khắp thế giới để vinh danh lòng can đảm, kiên định đấu tranh cho nhân quyền bất chấp sự đàn áp chính trị.
Ông Phil Robertson cho biết trong danh sách nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm nay có 5 người Việt Nam, nhưng Human Rights Watch sẽ không tiết lộ danh sách này cho tới giờ chót.
Năm ngoái, có 8 người tại Việt Nam được nhận giải thưởng này trong đó có Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Phan Thanh Hải và blogger Tạ Phong Tần.
http://www.youtube.com/embed/Q0Xj357PGq0?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Anh Huỳnh Trọng Hiếu, em trai Huỳnh Thục Vy, cho biết nhận lời mời của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch, anh dự định có mặt tại buổi lễ trao giải ở thành phố New York vào ngày 20/12. Tuy nhiên, tới phút chót, nhà chức trách thông báo anh bị cấm xuất cảnh theo yêu cầu của công an Quảng Nam.
Anh Hiếu thuật lại với VOA Việt ngữ:
‘Em vào cửa xuất cảnh để làm thủ tục, một nữ nhân viên xuất cảnh giữ toàn bộ gồm passport và vé máy bay của em. Họ nói không cho em đi vì yêu cầu của công an Quảng Nam cấm em rời khỏi nước Việt Nam. Em hỏi lý do và giấy tờ chứng minh điều này thì họ đưa em một biên bản. Trong đó ghi là công an tỉnh Quảng Nam cấm em xuất cảnh vì em đã vi phạm hành chính 85 triệu. Em và cả gia đình em bị Ủy ban Nhân dân Quảng Nam phạt. Em bị phạt 85 triệu, chị Thục Vy bị phạt 85 triệu, và ba em bị phạt 100 triệu vì ‘vi phạm luật về thông tin truyền thông’ sau khi gia đình em viết bài cổ súy cho tự do dân chủ Việt Nam, phê phán những bất công trong xã hội Việt Nam.’
Anh Hiếu nói cho tới khi chuẩn bị bước lên máy bay, trước đó anh không hề được chính quyền thông báo về lệnh cấm xuất cảnh đối với anh.
Anh cho rằng khoản phạt hành chính chỉ là một cái cớ để cản chân anh đi nhận giải thưởng cho thân nhân vì trước nay tất cả những ai từng lên tiếng chỉ trích nhà nước đều bị Việt Nam áp dụng lệnh cấm xuất cảnh tương tự:
‘Vấn đề cấm xuất nhập cảnh không chỉ riêng em mà trước nay chính quyền cộng sản Việt Nam đã áp dụng với tất cả những người tham gia đấu tranh dân chủ. Em nghĩ vấn đề đây chỉ là một lý do thôi. Đây là một cách chính quyền Việt Nam nói với gia đình em và những người đã và có ý định sẽ đấu tranh rằng nếu ai dám đứng lên cất tiếng nói chống lại chính quyền thì sẽ bị không cho xuất cảnh.’
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói Human Rights Watch hết sức quan ngại khi nhận được tin này:
‘Một lần nữa chúng tôi hết sức thất vọng và không vui trước việc chính quyền Việt Nam lại có thêm hành động vi phạm nhân quyền. Hà Nội đang chứng tỏ những nỗ lực mạnh tay, cố gắng cô lập và đàn áp gia đình ông Tuấn và cô Vy, những người dám lên tiếng thể hiện quan điểm trái với nhà nước. Chúng ta thấy rõ trước tiên chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do thông tin và bày tỏ ý kiến của người dân qua việc phạt hành chính gia đình ông Tuấn, rồi dùng khoản phạt này làm cái cớ để tiếp tục vi phạm thêm một nhân quyền khác nữa là quyền tự do đi lại của công dân.’
Giải Hellman/Hammett là giải thưởng quốc tế có uy tín hằng năm được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao tặng các ngòi bút trên khắp thế giới để vinh danh lòng can đảm, kiên định đấu tranh cho nhân quyền bất chấp sự đàn áp chính trị.
Ông Phil Robertson cho biết trong danh sách nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm nay có 5 người Việt Nam, nhưng Human Rights Watch sẽ không tiết lộ danh sách này cho tới giờ chót.
Năm ngoái, có 8 người tại Việt Nam được nhận giải thưởng này trong đó có Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Phan Thanh Hải và blogger Tạ Phong Tần.
http://www.youtube.com/embed/Q0Xj357PGq0?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US