Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên năm 2012 giữa Hà Nội và Washington vẫn chưa thể diễn ra do hai bên vẫn tiếp tục phải đàm phán các bước tiến hành nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Cuộc đối thoại song phương về vấn đề gây trở ngại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được tổ chức thường niên kể từ năm 2006, nhưng cuộc họp cuối cùng hồi tháng 11 năm 2011 đạt được ít kết quả.
Hoa Kỳ thời gian qua đã nhiều lần chỉ trích việc Việt Nam đàn áp các blogger, các nhà hoạt động và các nhóm tôn giáo, cũng như việc Hà Nội tống giam một công dân Mỹ.
Hãng tin AP trích lời một giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không nêu danh tính nói rằng phía Mỹ chưa chứng kiến sự cải thiện như mong muốn, và rằng Washington muốn thấy các hành động cụ thể.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam được hãng tin AP trích lời nói rằng các cuộc đối thoại nhân quyền ‘đóng góp vào việc tăng cường lòng tin’ giữa hai quốc gia và rằng hai bên hiện đang thảo luận về thời gian của vòng thối thoại sắp tới.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cũng xác nhận như vậy.
Giới phân tích cho rằng cuộc đối thoại sẽ do Hà Nội tổ chức chỉ bị chậm trễ vài tuần, nhưng nó cho thấy việc Việt Nam đối xử tệ đối với các nhà bất đồng chính kiến trong hai năm qua đã làm phức tạp hóa nỗ lực tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ.
Cũng giống như Washington, Việt Nam muốn tăng cường quan hệ thương mại và quốc phòng với nước cựu thù, nhưng Mỹ nói Hà Nội trước hết cần phải cải thiện nhân quyền.
Một số nhà lập pháp có ảnh hưởng trong quốc hội Mỹ cũng thúc ép chính quyền của Tổng thống Obama mạnh tay hơn trước việc Hà Nội trấn áp tiếng nói bất đồng và quyền tự do tôn giáo.
Theo AP, mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington đã cải thiện đang kể trong những năm gần đây, mà lý do chủ yếu là vì quan ngại chung của hai nước về sự trỗi dậy và khẳng định vị thế của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Theo tổ chức Human Rights Watch, năm ngoái, Việt Nam tống giam hơn 30 nhà hoạt động, blogger và các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.
Trong năm nay, 12 nhà hoạt động đã bị kết án trong các phiên xử chớp nhoáng và bị kết án tù dài hạn. 7 người khác đang chờ được đưa ra xét xử.
Hãng tin AP cho rằng việc Hà Nội bắt giam và chuẩn bị đưa ra xét xử nhà hoạt động dân chủ người Mỹ Nguyễn Quốc Quân có thể là ví dụ rõ nhất cho thấy Việt Nam không sẵn lòng lắng nghe các quan ngại của phía Mỹ về vấn đề nhân quyền.
Nguồn: AP, Washington Post
Cuộc đối thoại song phương về vấn đề gây trở ngại trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được tổ chức thường niên kể từ năm 2006, nhưng cuộc họp cuối cùng hồi tháng 11 năm 2011 đạt được ít kết quả.
Hoa Kỳ thời gian qua đã nhiều lần chỉ trích việc Việt Nam đàn áp các blogger, các nhà hoạt động và các nhóm tôn giáo, cũng như việc Hà Nội tống giam một công dân Mỹ.
Hãng tin AP trích lời một giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không nêu danh tính nói rằng phía Mỹ chưa chứng kiến sự cải thiện như mong muốn, và rằng Washington muốn thấy các hành động cụ thể.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam được hãng tin AP trích lời nói rằng các cuộc đối thoại nhân quyền ‘đóng góp vào việc tăng cường lòng tin’ giữa hai quốc gia và rằng hai bên hiện đang thảo luận về thời gian của vòng thối thoại sắp tới.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cũng xác nhận như vậy.
Giới phân tích cho rằng cuộc đối thoại sẽ do Hà Nội tổ chức chỉ bị chậm trễ vài tuần, nhưng nó cho thấy việc Việt Nam đối xử tệ đối với các nhà bất đồng chính kiến trong hai năm qua đã làm phức tạp hóa nỗ lực tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ.
Cũng giống như Washington, Việt Nam muốn tăng cường quan hệ thương mại và quốc phòng với nước cựu thù, nhưng Mỹ nói Hà Nội trước hết cần phải cải thiện nhân quyền.
Một số nhà lập pháp có ảnh hưởng trong quốc hội Mỹ cũng thúc ép chính quyền của Tổng thống Obama mạnh tay hơn trước việc Hà Nội trấn áp tiếng nói bất đồng và quyền tự do tôn giáo.
Theo AP, mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington đã cải thiện đang kể trong những năm gần đây, mà lý do chủ yếu là vì quan ngại chung của hai nước về sự trỗi dậy và khẳng định vị thế của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Theo tổ chức Human Rights Watch, năm ngoái, Việt Nam tống giam hơn 30 nhà hoạt động, blogger và các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.
Trong năm nay, 12 nhà hoạt động đã bị kết án trong các phiên xử chớp nhoáng và bị kết án tù dài hạn. 7 người khác đang chờ được đưa ra xét xử.
Hãng tin AP cho rằng việc Hà Nội bắt giam và chuẩn bị đưa ra xét xử nhà hoạt động dân chủ người Mỹ Nguyễn Quốc Quân có thể là ví dụ rõ nhất cho thấy Việt Nam không sẵn lòng lắng nghe các quan ngại của phía Mỹ về vấn đề nhân quyền.
Nguồn: AP, Washington Post