HÀ NỘI —
Căng thẳng Biển Đông lại dấy lên ở Việt Nam khi công an bắt giữ 22 người hôm Chủ nhật tại một cuộc biểu tình ở Hà Nội.
Cộng tác viên Marianne Brown của VOA ở Hà Nội cho hay người biểu tình đã mang biểu ngữ và hô to nhiều khẩu hiệu như “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” hoặc “Trung Quốc hãy ngưng sát hại các ngư dân vô tội.”
Khoảng 200 người đã tụ tập bên ngoài Nhà Hát Thành Phố và tuần hành qua các đường phố trung tâm với ý định tiến về hướng đại sứ quán Trung Quốc, có công an đi theo canh chừng.
Sau độ 30 phút, công an đã dồn 22 người biểu tình lên một chiếc xe lớn. Một trong những người bị bắt cho biết họ bị đưa đến trại giam Lộc Hà.
Ngay tức khắc, những hình ảnh liên quan đến cuộc biểu tình đã được tải lên các trang blog và trang mạng xã hội.
Một cuộc biểu tình tương tự tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị giải tán nhưng không có tin về bắt giữ.
Tại Hà Nội, chị Bùi Thị Minh Hằng, 47 tuổi, một trong những người tham gia biểu tình cho biết:
“Họ đã đàn áp những người biểu tình yêu nước, họ đã công khai thừa nhận rằng họ đã tiếp tay cho giặc. Chủ quyền đất nước đã bị xâm phạm, ngư dân chúng tôi bị bắt, bị đánh.”
Cuộc biểu tình diễn ra chỉ mấy ngày sau khi Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam tố giác các tàu đánh cá của Trung Quốc đã cắt giây cáp một chiếc tàu thăm dò địa chấn của họ trong vùng biển của Việt Nam. Tập đoàn này nói rằng năm ngoái, tàu của họ đã bị cắt cáp ít nhất hai lần, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Căng thẳng lên cao trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc phát hành loại hộ chiếu mới cho thấy nhiều vùng biển bị cuộc tranh chấp là của Trung Quốc, khiến nhiều nước khác cũng phản đối.
Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng gây xôn xao khi công bố các quy định mới, áp dụng tại vùng biển, trong đó có những dãy đão có tranh chấp.
Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng những vụ đối đầu tại Biển Đông để gây ảnh hưởng lên dư luận và chỉ trấn áp các cuộc biểu tình khi tình hình có thể vượt khỏi tầm tay. Nhiều người nghĩ rằng nhà chức trách e ngại những cuộc biểu tình lớn có thể biến thành biểu tình chống chính quyền.
Nhiều nhà tranh đấu nổi tiếng đã vắng mặt một cách bất thường trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật. Cụ bà Lê Hiền Đức là một trong những người này:
“Tôi bị khoảng 50 công an vây kín nhà, nó không cho ra khỏ cửa để đi mua bánh mì nữa. rồi nó cướp cả máy ảnh, đủ mọi thứ. Sau đó nó khiêng lên đồn công an.”
Cộng tác viên Marianne Brown của VOA ở Hà Nội cho hay người biểu tình đã mang biểu ngữ và hô to nhiều khẩu hiệu như “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” hoặc “Trung Quốc hãy ngưng sát hại các ngư dân vô tội.”
Khoảng 200 người đã tụ tập bên ngoài Nhà Hát Thành Phố và tuần hành qua các đường phố trung tâm với ý định tiến về hướng đại sứ quán Trung Quốc, có công an đi theo canh chừng.
Sau độ 30 phút, công an đã dồn 22 người biểu tình lên một chiếc xe lớn. Một trong những người bị bắt cho biết họ bị đưa đến trại giam Lộc Hà.
Họ đã đàn áp những người biểu tình yêu nước, họ đã công khai thừa nhận rằng họ đã tiếp tay cho giặc. Chủ quyền đất nước đã bị xâm phạm, ngư dân chúng tôi bị bắt, bị đánh...Chị Bùi Thị Minh Hằng.
Một cuộc biểu tình tương tự tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị giải tán nhưng không có tin về bắt giữ.
Tại Hà Nội, chị Bùi Thị Minh Hằng, 47 tuổi, một trong những người tham gia biểu tình cho biết:
“Họ đã đàn áp những người biểu tình yêu nước, họ đã công khai thừa nhận rằng họ đã tiếp tay cho giặc. Chủ quyền đất nước đã bị xâm phạm, ngư dân chúng tôi bị bắt, bị đánh.”
Cuộc biểu tình diễn ra chỉ mấy ngày sau khi Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam tố giác các tàu đánh cá của Trung Quốc đã cắt giây cáp một chiếc tàu thăm dò địa chấn của họ trong vùng biển của Việt Nam. Tập đoàn này nói rằng năm ngoái, tàu của họ đã bị cắt cáp ít nhất hai lần, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Căng thẳng lên cao trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc phát hành loại hộ chiếu mới cho thấy nhiều vùng biển bị cuộc tranh chấp là của Trung Quốc, khiến nhiều nước khác cũng phản đối.
Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng gây xôn xao khi công bố các quy định mới, áp dụng tại vùng biển, trong đó có những dãy đão có tranh chấp.
Các nhà phân tích nói rằng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng những vụ đối đầu tại Biển Đông để gây ảnh hưởng lên dư luận và chỉ trấn áp các cuộc biểu tình khi tình hình có thể vượt khỏi tầm tay. Nhiều người nghĩ rằng nhà chức trách e ngại những cuộc biểu tình lớn có thể biến thành biểu tình chống chính quyền.
Nhiều nhà tranh đấu nổi tiếng đã vắng mặt một cách bất thường trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật. Cụ bà Lê Hiền Đức là một trong những người này:
“Tôi bị khoảng 50 công an vây kín nhà, nó không cho ra khỏ cửa để đi mua bánh mì nữa. rồi nó cướp cả máy ảnh, đủ mọi thứ. Sau đó nó khiêng lên đồn công an.”