Vụ đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông không phải chỉ là về vùng đất có nguồn dầu hỏa phong phú. Nó cũng liên quan đến cá và các nguồn thủy sản ngày càng hiếm hoi khác. Trong lúc các chính trị gia tìm cách giải quyết vụ tranh chấp này, ngư dân, của cả hai phía, đang kiếm sống bị kẹt ở giữa.
Khoảng 2.000 gia đình ngư dân ở vùng Masinloc của Philippines tùy thuộc vào biển để kiếm sống, nhưng vụ tranh chấp với Trung Quốc tại các ngư trường phong phú ở bãi cạn Scarborough đã làm tổn hại tới thâu nhập của họ.
Ngư dân Miguel Bitana nói rằng chỉ cần đánh bắt vài ngày tại bãi cạn này, ông có thể kiếm được một số cá tương đương với cả tuần lễ đánh bắt trong các vùng biển gần nhà:
“Thật sự thì số cá đã bị giảm sút, càng ngày càng hiếm đi. Có điều mà ngư dân Philippines thấy buồn là tuy cấm đánh cá nhưng tại sao người Trung Quốc vẫn đánh cá ở đó? Tại sao dân Philippines lại không được phép đi tới đó chứ khoan nói tới đánh cá ở đó? Vì mùa đánh cá bị rút ngắn nên tôi không thể kiếm đủ tiền để nâng cấp ngôi nhà gỗ của tôi thành một ngôi nhà bằng xi măng, chắc chắn hơn.”
Trong khi đó những đàn cá bị sụt giảm tại vùng biển chung quanh Hồng Kông buộc ngư dân ở đó đi xa hơn, xuống tận vùng biển bị tranh chấp, gây thêm nguy cơ xung đột và đối đầu.
Ông Pang Wah-Kan, Chủ tịch của Liên hội Ngư dân Hồng Kông, cho biết:
“Ngư dân Hồng Kông bắt đầu đánh cá tại Biển Nam Trung Hoa từ những năm 1960. Từ đó tới nay có nhiều lần họ bị nhà chức trách Philippines bắt giam ngư dân, tầu thuyền và bắt đóng tiền phạt. Một số người còn bị nhà chức trách Malaysia bắt và thậm chí tịch thu tầu nữa.”
Vụ tranh chấp bắt đầu hồi tháng Tư khi một tầu Hải quân Philippines bắt các ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc là đánh bắt các chủng loại cá mập có nguy cơ tuyệt chủng và lấy đi một số san hô.
Các tầu hải giám Trung Quốc đã can thiệp và từ đó đã xảy ra nhiều cuộc đấu khẩu giữa hai bên.
Ông Nestor Daet là chủ tịch tổ chức ngư dân ở Masinloc, chuyên theo dõi việc đánh cá bất hợp pháp. Ông cho biết:
“Chính phủ nước tôi đã điều khoảng hai hay bốn chiếc tầu. Và còn một chiếc của cảnh sát biển nữa. Nhưng so với các chiến hạm của Hải quân Trung Quốc thì các tầu Philippines không thấm thía gì. Giống như một anh khổng lồ và một anh lùn vậy.”
Ngư dân của cả hai phía nói rằng chính phủ của họ cần đạt một thoả thuận để ngư dân hai nước kiếm sống.
Ông Jerry Escape, một viên chức thuộc cơ quan quản trị cá và thủy sản ở Masinloc, cho biết:
“Hai nước phải giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ biển, để có thể phục hồi đàn cá.”
Mặc dầu có tranh chấp, ngư dân Philippines nói rằng quan hệ giữa họ với ngư dân Trung Quốc vẫn luôn luôn thân thiện, giống như trước đây, họ thường trao đổi hàng hóa với nhau khi đánh bắt xa bờ.
Họ hy vọng rằng truyền thống đó sẽ tiếp tục trong mùa đánh cá sắp tới tại khu vực bãi cạn Scarborough đang tranh chấp.http://www.voatiengviet.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1210716&w=640&h=458&skin=embeded
Khoảng 2.000 gia đình ngư dân ở vùng Masinloc của Philippines tùy thuộc vào biển để kiếm sống, nhưng vụ tranh chấp với Trung Quốc tại các ngư trường phong phú ở bãi cạn Scarborough đã làm tổn hại tới thâu nhập của họ.
Ngư dân Miguel Bitana nói rằng chỉ cần đánh bắt vài ngày tại bãi cạn này, ông có thể kiếm được một số cá tương đương với cả tuần lễ đánh bắt trong các vùng biển gần nhà:
“Thật sự thì số cá đã bị giảm sút, càng ngày càng hiếm đi. Có điều mà ngư dân Philippines thấy buồn là tuy cấm đánh cá nhưng tại sao người Trung Quốc vẫn đánh cá ở đó? Tại sao dân Philippines lại không được phép đi tới đó chứ khoan nói tới đánh cá ở đó? Vì mùa đánh cá bị rút ngắn nên tôi không thể kiếm đủ tiền để nâng cấp ngôi nhà gỗ của tôi thành một ngôi nhà bằng xi măng, chắc chắn hơn.”
Trong khi đó những đàn cá bị sụt giảm tại vùng biển chung quanh Hồng Kông buộc ngư dân ở đó đi xa hơn, xuống tận vùng biển bị tranh chấp, gây thêm nguy cơ xung đột và đối đầu.
Ông Pang Wah-Kan, Chủ tịch của Liên hội Ngư dân Hồng Kông, cho biết:
“Ngư dân Hồng Kông bắt đầu đánh cá tại Biển Nam Trung Hoa từ những năm 1960. Từ đó tới nay có nhiều lần họ bị nhà chức trách Philippines bắt giam ngư dân, tầu thuyền và bắt đóng tiền phạt. Một số người còn bị nhà chức trách Malaysia bắt và thậm chí tịch thu tầu nữa.”
Vụ tranh chấp bắt đầu hồi tháng Tư khi một tầu Hải quân Philippines bắt các ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc là đánh bắt các chủng loại cá mập có nguy cơ tuyệt chủng và lấy đi một số san hô.
Các tầu hải giám Trung Quốc đã can thiệp và từ đó đã xảy ra nhiều cuộc đấu khẩu giữa hai bên.
Ông Nestor Daet là chủ tịch tổ chức ngư dân ở Masinloc, chuyên theo dõi việc đánh cá bất hợp pháp. Ông cho biết:
“Chính phủ nước tôi đã điều khoảng hai hay bốn chiếc tầu. Và còn một chiếc của cảnh sát biển nữa. Nhưng so với các chiến hạm của Hải quân Trung Quốc thì các tầu Philippines không thấm thía gì. Giống như một anh khổng lồ và một anh lùn vậy.”
Ngư dân của cả hai phía nói rằng chính phủ của họ cần đạt một thoả thuận để ngư dân hai nước kiếm sống.
Ông Jerry Escape, một viên chức thuộc cơ quan quản trị cá và thủy sản ở Masinloc, cho biết:
“Hai nước phải giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ biển, để có thể phục hồi đàn cá.”
Mặc dầu có tranh chấp, ngư dân Philippines nói rằng quan hệ giữa họ với ngư dân Trung Quốc vẫn luôn luôn thân thiện, giống như trước đây, họ thường trao đổi hàng hóa với nhau khi đánh bắt xa bờ.
Họ hy vọng rằng truyền thống đó sẽ tiếp tục trong mùa đánh cá sắp tới tại khu vực bãi cạn Scarborough đang tranh chấp.http://www.voatiengviet.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1210716&w=640&h=458&skin=embeded