Philippines và Trung Quốc đang nỗ lực khôi phục quan hệ hữu nghị dù có những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông. Cùng một lúc, Manila hoan nghênh kế hoạch của Hoa Kỳ chuyển thêm lực lượng hải quân đến châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên việc Washington chú trọng đến châu Á làm cho Bắc Kinh phải cảnh giác. Thông tín viên Đài VOA Daniel Schearf tường trình từ Manila.
Mới đây Philippines vừa rút lực lượng hải quân ra khỏi bãi cạn Scarborough đang trong vòng tranh chấp, nơi Philippines đã đối đầu với các tàu thuyền Trung Quốc.
Thay vào đó lực lượng Tuần Duyên do dân sự điều hành hiện đang chịu trách nhiệm an ninh tại vùng này. Phó Đô đốc lực lượng Tuần Duyên Edmund Tan nói Philippines cố gắng tránh đối đầu vũ trang.
Phó Đô đốc Edmund Tan nói: “Chúng tôi vũ trang, nhưng chúng tôi không trưng ra. Thực vậy, chúng tôi có những ụ súng. Chúng tôi rút súng ra khỏi ụ. Hiện nay chúng tôi là thường dân. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.”
Philippines cũng muốn hiện đại hóa hệ thống quốc phòng đã quá cũ để có thể bảo vệ lãnh thổ hữu hiệu hơn.
Cho đến nay Philippines có những phương tiện chính là những tàu Tuần duyên của Hoa Kỳ được tân trang. Tuy nhiên nhà cầm quyền hoan nghênh kế hoạch chuyển đa số lực lượng hải quân Hoa Kỳ đến Thái Bình Dương vào năm 2020—một động thái được một số người tại Trung Quốc xem như là nhằm kìm hãm Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói: “Châu Á-Thái Bình Dương là một vùng hầu hết những quyền lợi của Trung Quốc và Hoa Kỳ trùng lặp nhau, và chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đóng một vai trò xây dựng. Chúng tôi cũng hy vọng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng những quyền lợi và quan tâm của tất cả các bên tại Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc.”
Ông James Clad thuộc Trung tâm Phân tách Hải quân tại Washington nói lực lượng Hoa Kỳ chú trọng đến việc đảm bảo tự do hàng hải—rất quan trọng đối với mậu dịch Trung Quốc.
Ông James Clad nói: “Do đó nếu có những vấn đề tại biển Đông do Trung Quốc tạo ra thì những vấn đề này sẽ có những hậu quả dội ngược lại Trung Quốc vì việc này sẽ làm tăng tiền bảo hiểm đối với những tàu thuyền đến vùng biển này mang theo hàng hóa và sẽ nhanh chóng tốn kém hơn khi buôn bán với Trung Quốc.”
Trong gần 50 năm, Vịnh Subic của Philippines là một căn cứ tại Thái Bình Dương lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ.
Sự chống đối của Philippines đưa đến việc đóng cửa căn cứ này vào năm 1992, nhưng các tàu bè của Hoa Kỳ vẫn thường ghé cảng -- gồm cả những tàu ngầm hạt nhân cập bến này trong cuộc đối đầu ngoài khơi của Manila với Trung Quốc.
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Vịnh Subic Roberto Garcia nói những chuyến viếng thăm này là một biểu tượng quan trọng. Ông nói:
“Đối với những người Philippines tôi nghĩ việc này giúp cho họ an tâm trở lại. Nói một cách thực tế chúng tôi không ở trong vị thế có thể chống lại Trung Quốc. Do đó, sự hiện diện của Không lực và Hải quân Hoa Kỳ và hiệp ước phòng thủ hỗ tương, tôi nghĩ đây là nguồn an ủi đối với người Philippines.”
Philippines và Hoa Kỳ đồng ý tăng cường các chuyến viếng thăm của hải quân Hoa Kỳ đến vịnh Subic, hiện là một đặc khu kinh tế thành công.
Mới đây Philippines vừa rút lực lượng hải quân ra khỏi bãi cạn Scarborough đang trong vòng tranh chấp, nơi Philippines đã đối đầu với các tàu thuyền Trung Quốc.
Thay vào đó lực lượng Tuần Duyên do dân sự điều hành hiện đang chịu trách nhiệm an ninh tại vùng này. Phó Đô đốc lực lượng Tuần Duyên Edmund Tan nói Philippines cố gắng tránh đối đầu vũ trang.
Phó Đô đốc Edmund Tan nói: “Chúng tôi vũ trang, nhưng chúng tôi không trưng ra. Thực vậy, chúng tôi có những ụ súng. Chúng tôi rút súng ra khỏi ụ. Hiện nay chúng tôi là thường dân. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây.”
Philippines cũng muốn hiện đại hóa hệ thống quốc phòng đã quá cũ để có thể bảo vệ lãnh thổ hữu hiệu hơn.
Cho đến nay Philippines có những phương tiện chính là những tàu Tuần duyên của Hoa Kỳ được tân trang. Tuy nhiên nhà cầm quyền hoan nghênh kế hoạch chuyển đa số lực lượng hải quân Hoa Kỳ đến Thái Bình Dương vào năm 2020—một động thái được một số người tại Trung Quốc xem như là nhằm kìm hãm Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói: “Châu Á-Thái Bình Dương là một vùng hầu hết những quyền lợi của Trung Quốc và Hoa Kỳ trùng lặp nhau, và chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đóng một vai trò xây dựng. Chúng tôi cũng hy vọng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng những quyền lợi và quan tâm của tất cả các bên tại Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc.”
Ông James Clad thuộc Trung tâm Phân tách Hải quân tại Washington nói lực lượng Hoa Kỳ chú trọng đến việc đảm bảo tự do hàng hải—rất quan trọng đối với mậu dịch Trung Quốc.
Ông James Clad nói: “Do đó nếu có những vấn đề tại biển Đông do Trung Quốc tạo ra thì những vấn đề này sẽ có những hậu quả dội ngược lại Trung Quốc vì việc này sẽ làm tăng tiền bảo hiểm đối với những tàu thuyền đến vùng biển này mang theo hàng hóa và sẽ nhanh chóng tốn kém hơn khi buôn bán với Trung Quốc.”
Trong gần 50 năm, Vịnh Subic của Philippines là một căn cứ tại Thái Bình Dương lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ.
Sự chống đối của Philippines đưa đến việc đóng cửa căn cứ này vào năm 1992, nhưng các tàu bè của Hoa Kỳ vẫn thường ghé cảng -- gồm cả những tàu ngầm hạt nhân cập bến này trong cuộc đối đầu ngoài khơi của Manila với Trung Quốc.
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Vịnh Subic Roberto Garcia nói những chuyến viếng thăm này là một biểu tượng quan trọng. Ông nói:
“Đối với những người Philippines tôi nghĩ việc này giúp cho họ an tâm trở lại. Nói một cách thực tế chúng tôi không ở trong vị thế có thể chống lại Trung Quốc. Do đó, sự hiện diện của Không lực và Hải quân Hoa Kỳ và hiệp ước phòng thủ hỗ tương, tôi nghĩ đây là nguồn an ủi đối với người Philippines.”
Philippines và Hoa Kỳ đồng ý tăng cường các chuyến viếng thăm của hải quân Hoa Kỳ đến vịnh Subic, hiện là một đặc khu kinh tế thành công.