LONDON —
Giữa cuộc tranh cãi về Crimea, các nhà thương thuyết Nga và Tây phương đã ngồi lại hôm thứ ba tại Vienna để mở vòng đàm phán tiếp theo về chương trình hạt nhân của Iran.
Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi quốc hội nước ông sáp nhập Crimea, thách thức những lời cảnh báo chống đối của Tây phương, các nhà ngoại giao cấp cao của Nga đã ngồi lại với các giới chức Mỹ và Tây phương khác để thảo luận vấn đề hạt nhân Iran.
Toán thương thuyết quốc tế gồm 5 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cộng với Ðức, và đứng đầu là trưởng ban chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton, nguời đã đưa ra những lời lên án gay gắt các hành động của Nga ở Crimea.
Nhưng người phát ngôn của bà là ông Michael Mann, nói vụ tranh cãi Crimea không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về Iran.
Ông Mann nói: “Niềm vui lớn của các cuộc thảo luận này cho tới nay là nhóm E3+3 (tức P5+1) vẫn tiếp tục thống nhất và vẫn giữ nguyên như vậy. Tôi chưa thấy ảnh hưởng nào tiêu cực cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục công tác tốt một cách thống nhất.”
Một giới chức Hoa Kỳ không nêu danh tính cũng có đánh giá tương tự và nói rằng tất cả 6 nước đại diện cho Liên Hiệp Quốc “vẫn tiếp tục hoàn toàn thống nhất” và “rất đoàn kết” về vấn đề hạt nhân Iran. Giới chức này bày tỏ hy vọng rằng “cho dù có xảy ra điều gì trong những ngày sắp tới” có liên quan đến Nga và Crimea, “các cuộc thương thuyết này cũng không gặp nguy cơ.”
Mục đích của cuộc đàm phán ở Vienna là đạt được một thỏa thuận toàn diện để bảo đảm chương trình hạt nhân của Iran chỉ nhằm mục đích hòa bình, như Iran nói. Nhiều nước và chuyên gia tin rằng Iran đang khai triển khả năng chế tạo một quả hom hạt nhân.
Các cuộc đàm phán tiếp theo một thỏa thuận đạt được tại Geneva hồi tháng 11 năm ngoái, sẽ hết hiệu lực vào tháng 7. Các giới chức Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc nói Iran đang thực thi các cam kết theo thỏa thuận đó, gồm cả việc giảm kho dự trữ uranium ở mức gần chế tạo được vũ khí xuống tới mức độ an toàn hơn. Hoa Kỳ và các nước khác đã đáp lại bằng cách nới lỏng một cách giới hạn các biện pháp chế tài kinh tế, theo thỏa thuận.
Các giới chức cấp cao đã họp hàng tháng trong nhiều ngày, với các chuyên gia kỹ thuật cấp thấp họp thường xuyên hơn. Các chuyên gia nói họ không trông đợi có thỏa thuận nào đạt được thì cũng phải cho đến khi rất cận kỳ hạn đã định.
Tất cả mọi người can dự đều nhấn mạnh đến mức khó khăn của các vấn đề, kể cả yêu sách của quốc tế đòi thực hiện các cuộc thanh sát sâu xa hơn và việc giải thể một số cơ sở hạt nhân của Iran. Toán công tác Liên Hiệp Quốc cũng muốn thảo luận chương trình phi đạn của Iran, mà các nhà thương thuyết Iran nói không nên nằm trong khuôn khổ các cuộc thảo luận này.
Sau đây cũng là nhận định của phát ngôn viên EU Michael Mann.
“Tôi không muốn đưa ra nhiều lời dự đoán về mọi sự sẽ diễn tiến ra sao bởi vì từ trước đến nay ta vẫn nói rằng các cuộc thương nghị này sẽ rất phức tạp và khó khăn. Vì thế, chúng tôi tiếp tục thúc đẩy. Ðiều quan trọng nhất là đạt được một thoả thuận tốt đẹp và vững chắc mà mọi người đều hài lòng và tôn trọng. Và rõ ràng điều cũng quan trọng là thực hiện việc ấy càng nhanh càng tốt. Nhưng chính chất lượng của thỏa thuận mới quan trọng.”
Trước đó, giới chức cấp cao của Hoa Kỳ đã từ chối không bàn luận về các chi tiết của cuộc đàm phán, nhưng nói rằng các cuộc thảo luận đang “xúc tiến một cách tích cực” và rằng tất cả các bên đều “tập trung vào việc đạt được thành quả” trước kỳ hạn đã định.
Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi quốc hội nước ông sáp nhập Crimea, thách thức những lời cảnh báo chống đối của Tây phương, các nhà ngoại giao cấp cao của Nga đã ngồi lại với các giới chức Mỹ và Tây phương khác để thảo luận vấn đề hạt nhân Iran.
Toán thương thuyết quốc tế gồm 5 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cộng với Ðức, và đứng đầu là trưởng ban chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton, nguời đã đưa ra những lời lên án gay gắt các hành động của Nga ở Crimea.
Nhưng người phát ngôn của bà là ông Michael Mann, nói vụ tranh cãi Crimea không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về Iran.
Ông Mann nói: “Niềm vui lớn của các cuộc thảo luận này cho tới nay là nhóm E3+3 (tức P5+1) vẫn tiếp tục thống nhất và vẫn giữ nguyên như vậy. Tôi chưa thấy ảnh hưởng nào tiêu cực cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục công tác tốt một cách thống nhất.”
Một giới chức Hoa Kỳ không nêu danh tính cũng có đánh giá tương tự và nói rằng tất cả 6 nước đại diện cho Liên Hiệp Quốc “vẫn tiếp tục hoàn toàn thống nhất” và “rất đoàn kết” về vấn đề hạt nhân Iran. Giới chức này bày tỏ hy vọng rằng “cho dù có xảy ra điều gì trong những ngày sắp tới” có liên quan đến Nga và Crimea, “các cuộc thương thuyết này cũng không gặp nguy cơ.”
Mục đích của cuộc đàm phán ở Vienna là đạt được một thỏa thuận toàn diện để bảo đảm chương trình hạt nhân của Iran chỉ nhằm mục đích hòa bình, như Iran nói. Nhiều nước và chuyên gia tin rằng Iran đang khai triển khả năng chế tạo một quả hom hạt nhân.
Các cuộc đàm phán tiếp theo một thỏa thuận đạt được tại Geneva hồi tháng 11 năm ngoái, sẽ hết hiệu lực vào tháng 7. Các giới chức Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc nói Iran đang thực thi các cam kết theo thỏa thuận đó, gồm cả việc giảm kho dự trữ uranium ở mức gần chế tạo được vũ khí xuống tới mức độ an toàn hơn. Hoa Kỳ và các nước khác đã đáp lại bằng cách nới lỏng một cách giới hạn các biện pháp chế tài kinh tế, theo thỏa thuận.
Các giới chức cấp cao đã họp hàng tháng trong nhiều ngày, với các chuyên gia kỹ thuật cấp thấp họp thường xuyên hơn. Các chuyên gia nói họ không trông đợi có thỏa thuận nào đạt được thì cũng phải cho đến khi rất cận kỳ hạn đã định.
Tất cả mọi người can dự đều nhấn mạnh đến mức khó khăn của các vấn đề, kể cả yêu sách của quốc tế đòi thực hiện các cuộc thanh sát sâu xa hơn và việc giải thể một số cơ sở hạt nhân của Iran. Toán công tác Liên Hiệp Quốc cũng muốn thảo luận chương trình phi đạn của Iran, mà các nhà thương thuyết Iran nói không nên nằm trong khuôn khổ các cuộc thảo luận này.
Sau đây cũng là nhận định của phát ngôn viên EU Michael Mann.
“Tôi không muốn đưa ra nhiều lời dự đoán về mọi sự sẽ diễn tiến ra sao bởi vì từ trước đến nay ta vẫn nói rằng các cuộc thương nghị này sẽ rất phức tạp và khó khăn. Vì thế, chúng tôi tiếp tục thúc đẩy. Ðiều quan trọng nhất là đạt được một thoả thuận tốt đẹp và vững chắc mà mọi người đều hài lòng và tôn trọng. Và rõ ràng điều cũng quan trọng là thực hiện việc ấy càng nhanh càng tốt. Nhưng chính chất lượng của thỏa thuận mới quan trọng.”
Trước đó, giới chức cấp cao của Hoa Kỳ đã từ chối không bàn luận về các chi tiết của cuộc đàm phán, nhưng nói rằng các cuộc thảo luận đang “xúc tiến một cách tích cực” và rằng tất cả các bên đều “tập trung vào việc đạt được thành quả” trước kỳ hạn đã định.