Tại các cuộc họp diễn ra trong tuần này ở Bắc Kinh các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lập lại cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 10 năm tới. Tuy nhiên, theo tường thuật do thông tín viên William Ide của đài VOA ở Bắc Kinh, những thách thức kinh tế mà các nhà lãnh đạo sắp tới của Trung Quốc phải đối mặt lớn hơn những thách thức mà những người tiền nhiệm phải vượt qua cách nay 10 năm.
Những khát vọng của Trung Quốc cho nền kinh tế của họ trong thập niên tới đã được nhắc đến nhiều lần tại Đại hội 18, trong các cuộc thảo luận bên lề hội nghị và trong các bài tường thuật của báo chí nhà nước về hội nghị này. Vấn đề kinh tế cũng chiếm một vị thế nổi bật trong bài diễn văn khai mạc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong diễn văn này, người sắp rời khỏi chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhắc tới chữ kinh tế tổng cộng 104 lần. “Phát triển kinh tế” được đề cập tới hơn 10 lần và “cải cách khai phóng”, câu nói thường được nhắc tới của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, cũng được nhắc tới khá nhiều lần.
Tuy những mối rủi ro mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt không được đề cập nhiều như vậy, nhưng vấn đề này cũng không bị làm ngơ. Phát biểu trực tiếp nhất của ông Hồ Cẩm Đào về những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt đã được đưa ra khi ông nói rằng Trung Quốc đang đối mặt với những cơ hội và rủi ro chưa từng có trước đây.
Năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm tới mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm. Và tuy tỉ lệ khoảng 7,5% được dự báo cho năm nay là tỉ lệ tăng trưởng mà nhiều nước khác mong mỏi được có, con số này chỉ gần phân nửa con số các 5 năm trước.
Ông Trương Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, bày tỏ tin tưởng là nền kinh tế tiếp tục được cải thiện tuy tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.
Ông Trương nói rằng Trung Quốc vẫn còn thiếu một sự phát triển cân bằng, có phối hợp và lâu bền, và mô hình phát triển của Trung Quốc rất thô sơ. Ông nói thêm rằng công suất của nhiều khu vực sản xuất ở Trung Quốc đang bị thặng dư trong lúc nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục yếu kém.
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lâu nay tập trung vào hoạt động xuất khẩu. Giờ đây, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy mức cầu nội địa để chuyển sang một nền kinh tế đặt trọng tâm vào tiêu thụ trong nước.
Ông Patrick Chovanec, một kinh tế gia làm việc ở Bắc Kinh, nói rằng đây là một sự chuyển đổi then chốt mà nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình phải ra sức để thực hiện một cách tốt đẹp.
Ông Chovanec nói: "Đó là một sự chuyển đổi khó khăn cho bất kỳ một nền kinh tế nào. Nhưng nhất là cho một nền kinh tế lớn như nền kinh tế của Trung Quốc, và ông Tập Cận Bình sẽ phải đối phó với thách thức này. Đây là một thách thức mà nhiều người đã nói tới trong vài năm qua, nhưng có rất ít tiến bộ đã thật sự có được trong việc thực hiện sự điều chỉnh đó và ông ấy sẽ phải đối phó với vấn đề này vào một thời điểm mà sự chuyển đổi sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, ít ra là trong đoản kỳ."
Trong lúc một số người nêu lên những số liệu kinh tế mới đây như sự gia tăng của sản lượng công nghiệp và mức chi tiêu của người tiêu thụ như những dấu hiệu của sự phục hồi, những người khác lại không lạc quan như vậy. Những người hoài nghi cho rằng sự chậm lại của hoạt động cho vay của các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức.
Ông Patrick Chovanec nói rằng vì số cho vay của ngân hàng giảm đi, các nhà đầu tư chuyển sang những sản phẩm tài chánh khác như trái phiếu, quỹ quản lý đầu tư tư nhân và các quỹ tín thác.
Ông Chovanec nói tiếp: "Có một số người nói rằng đây là một phần của cải cách tài chánh ở Trung Quốc và điều này sẽ mang lại kết quả tốt. Tôi có thái độ hoài nghi nhiều hơn và tôi nghĩ rằng nguồn tiền để có được sự tăng trưởng dựa vào đầu tư đang được chuyển mỗi lúc một nhiều từ các khoản vay của ngân hàng với chi phí thấp sang những sản phẩm đầu tư thay thế. Những sản phẩm này hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn."
Kinh tế Trung Quốc còn có một vấn đề nữa là vấn đề “nợ xấu”, chẳng hạn như những khoản nợ không thanh toán mà các chủ nợ phải xóa ra khỏi sổ sách như một khoản thua lỗ. Các giới chức ngành ngân hàng Trung Quốc thừa nhận nợ xấu đang tăng, nhưng họ nhất mực cho rằng tình hình đang nằm trong vòng kiểm soát. Ông Thương Phú Lâm, người đứng đầu Uûy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc, phát biểu như sau tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi đầu tuần này.
Ông Thương nói rằng nợ xấu đã gia tăng trong năm nay chủ yếu là vì những sự khó khăn trong việc quản lý của một số công nghiệp.
Nhưng ông Thương nói rằng phẩmn chất tổng thể của tài sản ngân hàng là ổn định và những mối rủi ro đang được khống chế. Ông cho biết thêm rằng tỉ lệ nợ xấu của Trung Quốc vẫn còn thấp hơn 1%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ của các ngân hàng lớn trên thế giới.
Những khát vọng của Trung Quốc cho nền kinh tế của họ trong thập niên tới đã được nhắc đến nhiều lần tại Đại hội 18, trong các cuộc thảo luận bên lề hội nghị và trong các bài tường thuật của báo chí nhà nước về hội nghị này. Vấn đề kinh tế cũng chiếm một vị thế nổi bật trong bài diễn văn khai mạc của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Trong diễn văn này, người sắp rời khỏi chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhắc tới chữ kinh tế tổng cộng 104 lần. “Phát triển kinh tế” được đề cập tới hơn 10 lần và “cải cách khai phóng”, câu nói thường được nhắc tới của cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, cũng được nhắc tới khá nhiều lần.
Tuy những mối rủi ro mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt không được đề cập nhiều như vậy, nhưng vấn đề này cũng không bị làm ngơ. Phát biểu trực tiếp nhất của ông Hồ Cẩm Đào về những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt đã được đưa ra khi ông nói rằng Trung Quốc đang đối mặt với những cơ hội và rủi ro chưa từng có trước đây.
Ông Trương Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, bày tỏ tin tưởng là nền kinh tế tiếp tục được cải thiện tuy tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.
Ông Trương nói rằng Trung Quốc vẫn còn thiếu một sự phát triển cân bằng, có phối hợp và lâu bền, và mô hình phát triển của Trung Quốc rất thô sơ. Ông nói thêm rằng công suất của nhiều khu vực sản xuất ở Trung Quốc đang bị thặng dư trong lúc nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục yếu kém.
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lâu nay tập trung vào hoạt động xuất khẩu. Giờ đây, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy mức cầu nội địa để chuyển sang một nền kinh tế đặt trọng tâm vào tiêu thụ trong nước.
Ông Patrick Chovanec, một kinh tế gia làm việc ở Bắc Kinh, nói rằng đây là một sự chuyển đổi then chốt mà nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình phải ra sức để thực hiện một cách tốt đẹp.
Ông Chovanec nói: "Đó là một sự chuyển đổi khó khăn cho bất kỳ một nền kinh tế nào. Nhưng nhất là cho một nền kinh tế lớn như nền kinh tế của Trung Quốc, và ông Tập Cận Bình sẽ phải đối phó với thách thức này. Đây là một thách thức mà nhiều người đã nói tới trong vài năm qua, nhưng có rất ít tiến bộ đã thật sự có được trong việc thực hiện sự điều chỉnh đó và ông ấy sẽ phải đối phó với vấn đề này vào một thời điểm mà sự chuyển đổi sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, ít ra là trong đoản kỳ."
Ông Patrick Chovanec nói rằng vì số cho vay của ngân hàng giảm đi, các nhà đầu tư chuyển sang những sản phẩm tài chánh khác như trái phiếu, quỹ quản lý đầu tư tư nhân và các quỹ tín thác.
Ông Chovanec nói tiếp: "Có một số người nói rằng đây là một phần của cải cách tài chánh ở Trung Quốc và điều này sẽ mang lại kết quả tốt. Tôi có thái độ hoài nghi nhiều hơn và tôi nghĩ rằng nguồn tiền để có được sự tăng trưởng dựa vào đầu tư đang được chuyển mỗi lúc một nhiều từ các khoản vay của ngân hàng với chi phí thấp sang những sản phẩm đầu tư thay thế. Những sản phẩm này hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao hơn."
Kinh tế Trung Quốc còn có một vấn đề nữa là vấn đề “nợ xấu”, chẳng hạn như những khoản nợ không thanh toán mà các chủ nợ phải xóa ra khỏi sổ sách như một khoản thua lỗ. Các giới chức ngành ngân hàng Trung Quốc thừa nhận nợ xấu đang tăng, nhưng họ nhất mực cho rằng tình hình đang nằm trong vòng kiểm soát. Ông Thương Phú Lâm, người đứng đầu Uûy ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc, phát biểu như sau tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi đầu tuần này.
Ông Thương nói rằng nợ xấu đã gia tăng trong năm nay chủ yếu là vì những sự khó khăn trong việc quản lý của một số công nghiệp.
Nhưng ông Thương nói rằng phẩmn chất tổng thể của tài sản ngân hàng là ổn định và những mối rủi ro đang được khống chế. Ông cho biết thêm rằng tỉ lệ nợ xấu của Trung Quốc vẫn còn thấp hơn 1%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ của các ngân hàng lớn trên thế giới.