BỘ NGOẠI GIAO —
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm nay gặp nhau tại Washington trong cuộc đối thoại hàng năm về an ninh và kinh tế. Các nhà quan sát cho biết vấn đề Biển Đông dự kiến sẽ được mang ra thảo luận. Từ trụ sở Bộ Ngoại giao, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân và gia tăng các hoạt động tuần tiễu trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh gặp phải sự chống đối của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Làm thế nào để giải quyết một cách êm thắm vụ tranh chấp này là một phần của nghị trình của các cuộc họp ở Washington trong tuần này, tiếp theo sau cuộc họp hồi tuần trước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Brunei.
Tại cuộc họp đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo chống lại hành động quân sự.
Ông Vương nói: "Cả Trung Quốc lẫn các nước ven biển ở Biển Nam Trung Hoa đang thực hiện những nỗ lực để có được một Biển Nam Trung Hoa ổn định. Tôi tin rằng bất kỳ hành động của những nước đòi chủ quyền đi ngược với xu thế này sẽ không có được sự ủng hộ của đa số các nước và sẽ không thành công."
Hoa Kỳ và Philippines trong những năm gần đây đã thường xuyên tiến hành những cuộc thao dượt hải quân hỗn hợp gần Biển Đông, nơi được cho là một trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn.
Philippines tố cáo Trung Quốc “quân sự hóa” vụ tranh chấp và giới hữu trách ở Manila đang ra sức nâng cấp các cơ sở ở Vịnh Subic, nơi mà Hoa Kỳ từng xây dựng một căn cứ hải quân lớn.
Tuy nhiên, các nước khác trong khối ASEAN có thái độ dè dặt hơn. Và theo nhận định của các nhà phân tích, như giáo sư Pek Koon Heng của Đại học American University, sự chia rẽ này có lợi cho Trung Quốc.
Giáo sư Pek nói: "Nếu quí vị nhìn vào quang phổ của những phản ứng của các nước ASEAN, quí vị sẽ thấy một phía là những nước có yêu sách chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc đang có thái độ nhún nhường. Họ phải nhường nhịn Trung Quốc. Và phía kia là chống đối thẳng thừng. Quí vị thấy Việt Nam ở phía nhún nhường và Philippines ở phía chống đối thẳng thừng."
Việt Nam đang ký kết với Trung Quốc một loạt những hiệp định về quốc phòng và thăm dò dầu khí ngoài khơi.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cho rằng tránh xung đột trong một khu vực có tuyến vận chuyển quan trọng của thương mại toàn cầu là một việc cực kỳ quan trọng.
Ông Calman Cohen, người đứng đầu Ủy ban Khẩn cấp cho Thương mại Mỹ, phát biểu như sau.
"Nếu xung đột bùng ra trong khu vực đó tất cả chúng ta sẽ bị thiệt hại: thiệt hại cho người dân, cho các nền kinh tế và cho việc tạo ra công ăn việc làm. Đó là kết quả mà không cường quốc nào muốn có."
Tuy Hoa Kỳ không ngã về bên nào trong vụ tranh chấp, Ngoại trưởng John Kerry phát biểu tại Brunei rằng Washington muốn thấy vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ nói: "Như một quốc gia Thái bình dương và một cường quốc ở đây, Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở và tự do hàng hải ở Biển Ðông."
Trung Quốc đã đồng ý thảo luận với các nước ASEAN tại Bắc Kinh vào tháng 9 tới đây về một bộ qui tắc hành xử để tránh xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân và gia tăng các hoạt động tuần tiễu trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh gặp phải sự chống đối của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Làm thế nào để giải quyết một cách êm thắm vụ tranh chấp này là một phần của nghị trình của các cuộc họp ở Washington trong tuần này, tiếp theo sau cuộc họp hồi tuần trước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Brunei.
Tại cuộc họp đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo chống lại hành động quân sự.
Ông Vương nói: "Cả Trung Quốc lẫn các nước ven biển ở Biển Nam Trung Hoa đang thực hiện những nỗ lực để có được một Biển Nam Trung Hoa ổn định. Tôi tin rằng bất kỳ hành động của những nước đòi chủ quyền đi ngược với xu thế này sẽ không có được sự ủng hộ của đa số các nước và sẽ không thành công."
Hoa Kỳ và Philippines trong những năm gần đây đã thường xuyên tiến hành những cuộc thao dượt hải quân hỗn hợp gần Biển Đông, nơi được cho là một trữ lượng dầu lửa và khí đốt rất lớn.
Philippines tố cáo Trung Quốc “quân sự hóa” vụ tranh chấp và giới hữu trách ở Manila đang ra sức nâng cấp các cơ sở ở Vịnh Subic, nơi mà Hoa Kỳ từng xây dựng một căn cứ hải quân lớn.
Tuy nhiên, các nước khác trong khối ASEAN có thái độ dè dặt hơn. Và theo nhận định của các nhà phân tích, như giáo sư Pek Koon Heng của Đại học American University, sự chia rẽ này có lợi cho Trung Quốc.
Giáo sư Pek nói: "Nếu quí vị nhìn vào quang phổ của những phản ứng của các nước ASEAN, quí vị sẽ thấy một phía là những nước có yêu sách chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc đang có thái độ nhún nhường. Họ phải nhường nhịn Trung Quốc. Và phía kia là chống đối thẳng thừng. Quí vị thấy Việt Nam ở phía nhún nhường và Philippines ở phía chống đối thẳng thừng."
Việt Nam đang ký kết với Trung Quốc một loạt những hiệp định về quốc phòng và thăm dò dầu khí ngoài khơi.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ cho rằng tránh xung đột trong một khu vực có tuyến vận chuyển quan trọng của thương mại toàn cầu là một việc cực kỳ quan trọng.
Ông Calman Cohen, người đứng đầu Ủy ban Khẩn cấp cho Thương mại Mỹ, phát biểu như sau.
"Nếu xung đột bùng ra trong khu vực đó tất cả chúng ta sẽ bị thiệt hại: thiệt hại cho người dân, cho các nền kinh tế và cho việc tạo ra công ăn việc làm. Đó là kết quả mà không cường quốc nào muốn có."
Tuy Hoa Kỳ không ngã về bên nào trong vụ tranh chấp, Ngoại trưởng John Kerry phát biểu tại Brunei rằng Washington muốn thấy vụ tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ nói: "Như một quốc gia Thái bình dương và một cường quốc ở đây, Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở và tự do hàng hải ở Biển Ðông."
Trung Quốc đã đồng ý thảo luận với các nước ASEAN tại Bắc Kinh vào tháng 9 tới đây về một bộ qui tắc hành xử để tránh xảy ra xung đột ở Biển Đông.