TOKYO —
Trung Quốc và Nam Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích bản phúc trình quốc phòng mới nhất của Nhật Bản. Từ Tokyo, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong lúc bạch thư quốc phòng hàng năm được công bố hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đề cập tới điều mà chính phủ ở Tokyo xem là những mối đe dọa an ninh mà Trung Quốc gây ra mỗi lúc một nhiều.
Vị bộ trưởng quốc phòng Nhật Trung Quốc “đã tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực với những cách thức không phù hợp với trật tự hiện có của luật pháp quốc tế và với những cách thức có thể được xem là gây hấn.
Nhật Bản và Trung Quốc có một vụ tranh chấp lâu năm về những hòn đảo nhỏ mà Nhật đang kiểm soát ở Biển Đông Trung Hoa. Căng thẳng giữa đôi bên đã gia tăng từ tháng 9 năm ngoái, khi chính phủ trung ương Nhật Bản mua lại những hòn đảo không người ở này từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Ngày hôm nay, vài giờ sau khi Nhật Bản công bố bạch thư quốc phòng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo rằng Tokyo đang đưa ra những cáo giác vô căn cứ chống lại Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng những hoạt động trên biển của Trung Quốc được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế và luật pháp Trung Quốc. Bà cho biết Trung Quốc đang theo đuổi con đường phát triển trong hòa bình và luôn luôn chủ trương thông qua đối thoại để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Bà Hoa nói thêm rằng Nhật Bản hồi gần đây “đã cố ý thổi phồng điều gọi là mối đe dọa của Trung Quốc để tạo ra căng thẳng và đối đầu trong khu vực, và những hành động của Nhật Bản khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy lo ngại về ý đồ và đườùng hướng phát triển của Nhật trong tương lai.”
Sách trắng quốc phòng của Nhật cũng gợi ý là các lực lượng của nước họ cần có khả năng để tấn công các căn cứ của địch quân như một sự răn đe có hiệu quả trước những sự đe dọa của phi đạn. Bộ trưởng Quốc phòng Onodera cho biết điều này là để ứng phó với các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Nam Triều Tiên – một nước cũng có thể là mục tiêu tấn công của các lực lượng Bắc Triều Tiên, đã cùng với Trung Quốc chỉ trích văn kiện của Nhật Bản. Lý do là vì bản phúc trình thường niên mà Nhật Bản bắt đầu công bố từ năm 2005 khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với một hòn đảo nhỏ với diện tích chưa đầy 0,2 kilo mét vuông mà Nam Triều Tiên đang chiếm giữ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, Đại tá Wi Yong Seop, nói rằng về các phương diện địa lý, lịch sử và pháp lý Nhật Bản không có quyền gì đối với hòn đảo này.
Ông Wi nói thêm rằng nếu Nhật Bản không rút lại đòi hỏi chủ quyền đó thì không thể trông đợi là hai nước láng giềng này sẽ có những sự giao lưu quân sự hay hợp tác quốc phòng.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố bạch thư quốc phòng kể từ khi ông Shinzo Abe quay lại giữ chức thủ tướng. Ông đã bày tỏ ý muốn sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa do các lực lượng chiếm đóng Mỹ soạn thảo sau khi Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh năm 1945.
Những phát biểu của ông Abe làm cho một số các nước láng giềng cảm thấy bất an vì họ tin rằng điều đó có thể dẫn tới chỗ phục hoạt của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Trong lúc bạch thư quốc phòng hàng năm được công bố hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đề cập tới điều mà chính phủ ở Tokyo xem là những mối đe dọa an ninh mà Trung Quốc gây ra mỗi lúc một nhiều.
Vị bộ trưởng quốc phòng Nhật Trung Quốc “đã tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực với những cách thức không phù hợp với trật tự hiện có của luật pháp quốc tế và với những cách thức có thể được xem là gây hấn.
Nhật Bản và Trung Quốc có một vụ tranh chấp lâu năm về những hòn đảo nhỏ mà Nhật đang kiểm soát ở Biển Đông Trung Hoa. Căng thẳng giữa đôi bên đã gia tăng từ tháng 9 năm ngoái, khi chính phủ trung ương Nhật Bản mua lại những hòn đảo không người ở này từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Ngày hôm nay, vài giờ sau khi Nhật Bản công bố bạch thư quốc phòng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo rằng Tokyo đang đưa ra những cáo giác vô căn cứ chống lại Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng những hoạt động trên biển của Trung Quốc được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế và luật pháp Trung Quốc. Bà cho biết Trung Quốc đang theo đuổi con đường phát triển trong hòa bình và luôn luôn chủ trương thông qua đối thoại để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Bà Hoa nói thêm rằng Nhật Bản hồi gần đây “đã cố ý thổi phồng điều gọi là mối đe dọa của Trung Quốc để tạo ra căng thẳng và đối đầu trong khu vực, và những hành động của Nhật Bản khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy lo ngại về ý đồ và đườùng hướng phát triển của Nhật trong tương lai.”
Sách trắng quốc phòng của Nhật cũng gợi ý là các lực lượng của nước họ cần có khả năng để tấn công các căn cứ của địch quân như một sự răn đe có hiệu quả trước những sự đe dọa của phi đạn. Bộ trưởng Quốc phòng Onodera cho biết điều này là để ứng phó với các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Nam Triều Tiên – một nước cũng có thể là mục tiêu tấn công của các lực lượng Bắc Triều Tiên, đã cùng với Trung Quốc chỉ trích văn kiện của Nhật Bản. Lý do là vì bản phúc trình thường niên mà Nhật Bản bắt đầu công bố từ năm 2005 khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với một hòn đảo nhỏ với diện tích chưa đầy 0,2 kilo mét vuông mà Nam Triều Tiên đang chiếm giữ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, Đại tá Wi Yong Seop, nói rằng về các phương diện địa lý, lịch sử và pháp lý Nhật Bản không có quyền gì đối với hòn đảo này.
Ông Wi nói thêm rằng nếu Nhật Bản không rút lại đòi hỏi chủ quyền đó thì không thể trông đợi là hai nước láng giềng này sẽ có những sự giao lưu quân sự hay hợp tác quốc phòng.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố bạch thư quốc phòng kể từ khi ông Shinzo Abe quay lại giữ chức thủ tướng. Ông đã bày tỏ ý muốn sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa do các lực lượng chiếm đóng Mỹ soạn thảo sau khi Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh năm 1945.
Những phát biểu của ông Abe làm cho một số các nước láng giềng cảm thấy bất an vì họ tin rằng điều đó có thể dẫn tới chỗ phục hoạt của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.