Các nhà lập pháp Hoa Kỳ hôm thứ Ba nói rằng Washington không thể để mặc cho Trung Quốc tha hồ sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền lãnh hải trên các vùng biển Ðông Á, trong lúc các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng thái độ chèn ép của Bắc Kinh đang làm các nước láng giềng lo sợ và thách thức quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ.
Tin của hãng thông tấn AP hôm nay nói rằng đặc sứ Philippines tại Washington lên án thái độ “hung hãn” của Trung Quốc, và hối thúc Việt Nam, quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Ðông, theo cách làm của Manila trong nỗ lực tăng mạnh thách thức pháp lý quốc tế đối với tuyên bố mở rộng chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh.
Tuyên bố mới đây của Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên các hải đảo có tranh chấp chủ quyền hiện do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Ðông và những quy định mới nhằm hạn chế hoạt động ngư nghiệp của tàu nước ngoài trong một vùng rộng lớn ở Biển Ðông, đã khiến cho cộng đồng quốc tế càng thêm lo ngại rằng sự lớn mạnh của cường quốc khu vực này có thể gây ra một tình trạng đối đầu nguy hiểm.
Các nhà lập pháp ở Quốc hội Mỹ trông coi các chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á và việc sử dụng sức mạnh trên biển của Mỹ đã mở một cuộc điều trần chung để xem xét phản ứng của Washington, giữa lúc có những lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bởi vì Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản và Philippines.
Dân biểu Cộng hòa Steve Chabot đại diện bang Ohio gọi cách làm của Trung Quốc là “hung hãn một cách nguy hiểm” trong mưu đồ thâu tóm các vùng lãnh hải tranh chấp từng bước một bằng sức mạnh với một “tham vọng vô căn cứ rằng Nhật Bản, các quốc gia Ðông Nam Á và Hoa Kỳ rốt cuộc sẽ miễn cưỡng chấp nhận.”
Nghị sĩ Dân chủ Ami Bera của bang California đề nghị đưa ra một thông điệp mạnh mẽ của mọi đảng phái, và nói rằng “hành động đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền tại các vùng lãnh hải tranh chấp là không thể chấp nhận được.”
Dân biểu Cộng hòa Randy Forbes của bang Virginia nói rằng Hoa Kỳ phải “kiên quyết 100% không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền đó của Bắc Kinh và hành động áp đặt bằng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực.”
Các nhà lập pháp Mỹ thường có thái độ ít khoan nhượng so với ngành hành pháp trong các chính sách đối ngoại. Nhưng quan điểm mà các đại biểu Quốc hội bày tỏ trong cuộc điều trần hôm thứ Ba phản ánh mối lo ngại sâu xa tại Washington trước những ý đồ của Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh thách thức ưu thế quân sự mà Hoa Kỳ đã có tại châu Á trong mấy chục năm qua, và việc tuân thủ luật lệ quốc tế.
Tuần trước Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát hoạt động ngư nghiệp trên Biển Ðông là hành vi “khiêu khích và nguy hiểm.”
Trung Quốc cuối tháng 11 vừa qua đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại một số nơi trên Biển Hoa Ðông, quy định máy bay nước ngoài phải nộp kế hoạch bay cho giới hữu trách ở Bắc Kinh và tuân hành mệnh lệnh của quân đội Trung Quốc khi bay vào khu vực.
Quân đội Hoa Kỳ ngay sau đó đã phái hai máy bay B-52 bay qua khu vực này để khẳng định rằng Washington không công nhận tuyên bố đó.
Bắc Kinh nói rằng họ chỉ thực hiện những kế hoạch hòa bình, và muốn Mỹ tránh xa các tranh chấp chủ quyền lãnh hải mà Washington hoàn toàn không có chủ quyền gì ở đó.
Washington nói rằng họ có quyền lợi về tự do hàng hải và thương mại xuyên suốt châu Á-Thái Bình Dương. Bất chấp khối nợ quốc gia khổng lồ đang đè nặng, chính quyền Obama muốn tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, và mới đây đã loan báo hàng chục triệu đôla hỗ trợ an ninh cho Việt Nam và Philippines.
Nguồn: AP, The New Age
Tin của hãng thông tấn AP hôm nay nói rằng đặc sứ Philippines tại Washington lên án thái độ “hung hãn” của Trung Quốc, và hối thúc Việt Nam, quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Ðông, theo cách làm của Manila trong nỗ lực tăng mạnh thách thức pháp lý quốc tế đối với tuyên bố mở rộng chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh.
Tuyên bố mới đây của Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên các hải đảo có tranh chấp chủ quyền hiện do Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Ðông và những quy định mới nhằm hạn chế hoạt động ngư nghiệp của tàu nước ngoài trong một vùng rộng lớn ở Biển Ðông, đã khiến cho cộng đồng quốc tế càng thêm lo ngại rằng sự lớn mạnh của cường quốc khu vực này có thể gây ra một tình trạng đối đầu nguy hiểm.
Các nhà lập pháp ở Quốc hội Mỹ trông coi các chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á và việc sử dụng sức mạnh trên biển của Mỹ đã mở một cuộc điều trần chung để xem xét phản ứng của Washington, giữa lúc có những lo ngại rằng Hoa Kỳ có thể bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bởi vì Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản và Philippines.
Dân biểu Cộng hòa Steve Chabot đại diện bang Ohio gọi cách làm của Trung Quốc là “hung hãn một cách nguy hiểm” trong mưu đồ thâu tóm các vùng lãnh hải tranh chấp từng bước một bằng sức mạnh với một “tham vọng vô căn cứ rằng Nhật Bản, các quốc gia Ðông Nam Á và Hoa Kỳ rốt cuộc sẽ miễn cưỡng chấp nhận.”
Nghị sĩ Dân chủ Ami Bera của bang California đề nghị đưa ra một thông điệp mạnh mẽ của mọi đảng phái, và nói rằng “hành động đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền tại các vùng lãnh hải tranh chấp là không thể chấp nhận được.”
Dân biểu Cộng hòa Randy Forbes của bang Virginia nói rằng Hoa Kỳ phải “kiên quyết 100% không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền đó của Bắc Kinh và hành động áp đặt bằng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực.”
Các nhà lập pháp Mỹ thường có thái độ ít khoan nhượng so với ngành hành pháp trong các chính sách đối ngoại. Nhưng quan điểm mà các đại biểu Quốc hội bày tỏ trong cuộc điều trần hôm thứ Ba phản ánh mối lo ngại sâu xa tại Washington trước những ý đồ của Trung Quốc trong lúc Bắc Kinh thách thức ưu thế quân sự mà Hoa Kỳ đã có tại châu Á trong mấy chục năm qua, và việc tuân thủ luật lệ quốc tế.
Tuần trước Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát hoạt động ngư nghiệp trên Biển Ðông là hành vi “khiêu khích và nguy hiểm.”
Trung Quốc cuối tháng 11 vừa qua đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại một số nơi trên Biển Hoa Ðông, quy định máy bay nước ngoài phải nộp kế hoạch bay cho giới hữu trách ở Bắc Kinh và tuân hành mệnh lệnh của quân đội Trung Quốc khi bay vào khu vực.
Quân đội Hoa Kỳ ngay sau đó đã phái hai máy bay B-52 bay qua khu vực này để khẳng định rằng Washington không công nhận tuyên bố đó.
Bắc Kinh nói rằng họ chỉ thực hiện những kế hoạch hòa bình, và muốn Mỹ tránh xa các tranh chấp chủ quyền lãnh hải mà Washington hoàn toàn không có chủ quyền gì ở đó.
Washington nói rằng họ có quyền lợi về tự do hàng hải và thương mại xuyên suốt châu Á-Thái Bình Dương. Bất chấp khối nợ quốc gia khổng lồ đang đè nặng, chính quyền Obama muốn tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, và mới đây đã loan báo hàng chục triệu đôla hỗ trợ an ninh cho Việt Nam và Philippines.
Nguồn: AP, The New Age