Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo này trái phép.
Bức thư vừa phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qncbđworpress.cọm trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định.
Những người ký tên trong thư chất vấn rằng nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.
Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình
Thư nói ngày 191/ năm nay cũng cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư'.
Một người ký tên trong thỉnh nguyện thư, blogger Lê Anh Hùng, nói bức thư không mang tính chính phủ hay tổ chức nào, nhưng giá trị của nó là những tiếng nói thổn thức của người dân Việt Nam trong và ngoài nước:
"Đây là hành động theo kênh dân sự. Điều này một là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, hai là qua đó để đánh động chính phủ Việt Nam buộc họ phải hành xử theo cách mà chính phủ Philippines đang làm với Trung Quốc."
Blogger này cho rằng dù bức thư có mang lại hiệu quả mong đợi hay không, điều quan trọng là:
"Dù có hay không đây cũng là một bước tiến quan trọng và đáng khích lệ trong công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa từ tay Trung Quốc."
Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Ban Pháp quyền Liên hiệp quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị-An ninh Quốc tế, và Toà án Công lý Quốc tế.
Thời hạn chót thu thập chữ ký là 19/1, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.
Tính đến tối ngày 13/1 đã có hơn 3.500 người Việt trên khắp thế giới ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng, trong số này có Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu.
Bức thư vừa phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qncbđworpress.cọm trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định.
Những người ký tên trong thư chất vấn rằng nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.
Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình
Thư nói ngày 191/ năm nay cũng cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư'.
Một người ký tên trong thỉnh nguyện thư, blogger Lê Anh Hùng, nói bức thư không mang tính chính phủ hay tổ chức nào, nhưng giá trị của nó là những tiếng nói thổn thức của người dân Việt Nam trong và ngoài nước:
"Đây là hành động theo kênh dân sự. Điều này một là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, hai là qua đó để đánh động chính phủ Việt Nam buộc họ phải hành xử theo cách mà chính phủ Philippines đang làm với Trung Quốc."
Blogger này cho rằng dù bức thư có mang lại hiệu quả mong đợi hay không, điều quan trọng là:
"Dù có hay không đây cũng là một bước tiến quan trọng và đáng khích lệ trong công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa từ tay Trung Quốc."
Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Ban Pháp quyền Liên hiệp quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị-An ninh Quốc tế, và Toà án Công lý Quốc tế.
Thời hạn chót thu thập chữ ký là 19/1, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.
Tính đến tối ngày 13/1 đã có hơn 3.500 người Việt trên khắp thế giới ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng, trong số này có Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu.