Hoa Kỳ lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng quyết định di chuyển vị trí giàn khoan của Trung Quốc tới các vùng biển đang tranh chấp là một hành động khiêu khích, không có ích lợi gì, và nói rằng Hoa Kỳ đang theo dõi sát động thái của Trung Quốc.
Theo bài tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, quyết định của Bắc Kinh, dời vị trí giàn khoan tới gần quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Xét những căng thẳng trong thời gian gần đây ở Biển Đông, quyết định của Trung Quốc cho giàn khoan hoạt động trong các vùng lãnh hải đang tranh chấp, là một hành động khiêu khích, không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã đáp lại lời chỉ trích của Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ không có liên hệ gì tới hoạt động khoan dầu của Trung Quốc trong Biển Đông, và Washington không có quyền đưa ra những phát biểu 'vô trách nhiệm' về các quyền tự quyết của Trung Quốc.
Hà Nội cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm qua, Hà nội tuyên bố Việt Nam không thể chấp nhận, và quyết phản đối hành động của Trung Quốc.
Hà Nội đòi Bắc Kinh phải dời giàn khoan HD 981 và rút tất cả các tàu hộ tống ra khỏi khu vực.
Hôm qua, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam chớ quấy nhiễu hoạt động của các công ty Trung Quốc, nói rằng khu vực này thuộc quyền tài phán của nước họ, và Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ bên nào can thiệp vào các hoạt động tại đây.
Việt Nam và Trung Quốc cũng từng đối đầu trong cuộc tranh giành các hòn đảo này hồi năm 1988. Chuyên gia phân tích an ninh thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, ông John Blaxland nói rằng loan báo của Trung Quốc về việc đặt giàn khoan gần Hoàng Sa là một phần trong một chiến dịch dài ngày của Trung Quốc, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Ông nói:
“Một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài mà họ đã đề ra từ lâu. Kế hoạch này nhằm mục đích khẳng định các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng biển này ít nhất là trên thực tế, bất chấp những cố gắng của các nước như Philippines đòi mang vấn đề ra giải quyết trước tòa án trọng tài quốc tế, và bất chấp những lời kêu gọi của Việt Nam yêu cầu sự hậu thuẫn của quốc tế, đặc biệt của ASEAN và các tổ chức khu vực khác. Nói một cách giản dị, Trung Quốc đang chậm rãi nhưng chắc chắn đòi thực hiện ý định của mình cho bằng được.”
Một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hong Kong, Giáo sư Jonathan London nói Hà Nội đang phải đối đầu với một vấn đề nhạy cảm, giữa lúc Hà Nội tìm cách đương đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên quan tới cuộc tranh chấp này.
“Hà Nội đã bày tỏ sự bất bình tột độ của họ. Hà Nội đã đưa ra một tuyên bố khá quyết liệt, rằng họ sẽ kháng cự hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc bằng bất cứ phương tiện nào có được, và đây là một thời điểm rất quan trọng đối với Hà nội. Có lẽ tình huống này đã được đoán trước từ khá lâu, nhưng giờ đây Việt Nam đang phải đối mặt với một tình huống, khi mà Hà Nội phải có những bước cụ thể để chống lại hành động mà họ cho là xâm phạm khu đặc quyền kinh tế của quốc gia, và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.”
Các tàu Việt Nam đang theo sát hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Hôm thứ hai tuần này, Cục Hải Dương Trung Quốc yêu cầu tất cả các tàu bè không được tới gần giàn khoan, trong vòng một hải lý.
Giàn khoan HD 981 là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc – gọi tắt là CNOOC, công ty dầu khí quốc gia lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Ngoài Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh trong Biển Đông, một khu vực có tính chiến lược, và giàu tài nguyên dầu khí.
Các nước đòi chủ quyền tại đây tố cáo Trung Quốc là ngày càng dùng những chiến thuật hung hăng hơn để tranh giành chủ quyền tại vùng biển này. Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực này, dựa trên những bản đồ thời xa xưa.
Trong khi đó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á- Thái bình dương Daniel Russel đang dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Hà Nội để tham dự cuộc Đối thoại Mỹ-Việt về vùng Á Châu Thái bình dương.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết là trong ngày hôm nay, ông Russel sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam, và gặp các cựu sinh viên tham gia các chương trình trao đổi của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong các cuộc gặp gỡ các quan chức Việt Nam, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Một bài xã luận hôm thứ Ba đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc phải có thái độ cứng rắn với Việt Nam.
Bài báo nói Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách trung dung với Việt Nam. Nhưng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể nổi giận dễ dàng, nếu các lợi ích của nước này bị xâm phạm, và nếu điều đó xảy ra thì hãy trông đợi hành động trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc.
Theo bài tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, quyết định của Bắc Kinh, dời vị trí giàn khoan tới gần quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã đáp lại lời chỉ trích của Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ không có liên hệ gì tới hoạt động khoan dầu của Trung Quốc trong Biển Đông, và Washington không có quyền đưa ra những phát biểu 'vô trách nhiệm' về các quyền tự quyết của Trung Quốc.
Hà Nội cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm qua, Hà nội tuyên bố Việt Nam không thể chấp nhận, và quyết phản đối hành động của Trung Quốc.
Hà Nội đòi Bắc Kinh phải dời giàn khoan HD 981 và rút tất cả các tàu hộ tống ra khỏi khu vực.
Hôm qua, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam chớ quấy nhiễu hoạt động của các công ty Trung Quốc, nói rằng khu vực này thuộc quyền tài phán của nước họ, và Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ bên nào can thiệp vào các hoạt động tại đây.
Việt Nam và Trung Quốc cũng từng đối đầu trong cuộc tranh giành các hòn đảo này hồi năm 1988. Chuyên gia phân tích an ninh thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, ông John Blaxland nói rằng loan báo của Trung Quốc về việc đặt giàn khoan gần Hoàng Sa là một phần trong một chiến dịch dài ngày của Trung Quốc, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Ông nói:
“Một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài mà họ đã đề ra từ lâu. Kế hoạch này nhằm mục đích khẳng định các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng biển này ít nhất là trên thực tế, bất chấp những cố gắng của các nước như Philippines đòi mang vấn đề ra giải quyết trước tòa án trọng tài quốc tế, và bất chấp những lời kêu gọi của Việt Nam yêu cầu sự hậu thuẫn của quốc tế, đặc biệt của ASEAN và các tổ chức khu vực khác. Nói một cách giản dị, Trung Quốc đang chậm rãi nhưng chắc chắn đòi thực hiện ý định của mình cho bằng được.”
Một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hong Kong, Giáo sư Jonathan London nói Hà Nội đang phải đối đầu với một vấn đề nhạy cảm, giữa lúc Hà Nội tìm cách đương đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên quan tới cuộc tranh chấp này.
“Hà Nội đã bày tỏ sự bất bình tột độ của họ. Hà Nội đã đưa ra một tuyên bố khá quyết liệt, rằng họ sẽ kháng cự hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc bằng bất cứ phương tiện nào có được, và đây là một thời điểm rất quan trọng đối với Hà nội. Có lẽ tình huống này đã được đoán trước từ khá lâu, nhưng giờ đây Việt Nam đang phải đối mặt với một tình huống, khi mà Hà Nội phải có những bước cụ thể để chống lại hành động mà họ cho là xâm phạm khu đặc quyền kinh tế của quốc gia, và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.”
Các tàu Việt Nam đang theo sát hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Hôm thứ hai tuần này, Cục Hải Dương Trung Quốc yêu cầu tất cả các tàu bè không được tới gần giàn khoan, trong vòng một hải lý.
Giàn khoan HD 981 là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc – gọi tắt là CNOOC, công ty dầu khí quốc gia lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Ngoài Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh trong Biển Đông, một khu vực có tính chiến lược, và giàu tài nguyên dầu khí.
Các nước đòi chủ quyền tại đây tố cáo Trung Quốc là ngày càng dùng những chiến thuật hung hăng hơn để tranh giành chủ quyền tại vùng biển này. Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực này, dựa trên những bản đồ thời xa xưa.
Trong khi đó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á- Thái bình dương Daniel Russel đang dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Hà Nội để tham dự cuộc Đối thoại Mỹ-Việt về vùng Á Châu Thái bình dương.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết là trong ngày hôm nay, ông Russel sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam, và gặp các cựu sinh viên tham gia các chương trình trao đổi của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong các cuộc gặp gỡ các quan chức Việt Nam, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Một bài xã luận hôm thứ Ba đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc phải có thái độ cứng rắn với Việt Nam.
Bài báo nói Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách trung dung với Việt Nam. Nhưng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể nổi giận dễ dàng, nếu các lợi ích của nước này bị xâm phạm, và nếu điều đó xảy ra thì hãy trông đợi hành động trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc.