Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang có mặt tại Kampuchea để thảo luận với Thủ tướng Hun Sen về vấn đề Mỹ đầu tư tại nước này và món nợ chưa được giải quyết.
Kampuchea muốn Hoa Kỳ xóa món nợ trên 400 triệu đôla tích lũy từ thời chính phủ quân sự Lon Nol được Hoa Kỳ ủng hộ.
Ông Lon Nol lên cầm quyền sau cuộc đảo chánh năm 1970 và vay tiền của Washington với lãi suất là 3%, một phần là để nuôi ăn những người ủng hộ chính phủ tại Phnom-Penh khi họ bị bao vây và cuối cùng bị Khmer đỏ đánh bại.
Thủ tướng Hun Sen nói rằng đó là một “món nợ nhơ nhuốc” mà Kampuchea không cần phải thanh toán.
Ngoại trưởng Clinton được hỏi về món nợ vừa kể sau cuộc họp với nhà lãnh đạo Kampuchea, và bà tuyên bố chiếu theo công pháp quốc tế chính phủ các nước phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của những người tiền nhiệm của họ, ngay cả trong nhiều trường hợp nghĩa vụ đó có vẻ như không công bằng.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Clinton nói rằng bà có cam kết cá nhân là sẽ hợp tác với Kampuchea để đạt tiến bộ trong việc giải quyết món nợ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói:
“Ðiều chúng tôi muốn làm là hợp tác với chính phủ Kampuchea để tìm cách giải quyết những vấn đề còn tồn đọng một cách công bằng, để giúp chính phủ Kampuchea tăng điểm tín dụng,và gia tăng khả năng tiếp cận với các thị trường đầu tư quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có lợi cho Kampuchea nếu có thể tham gia thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào bất kỳ nguồn tài trợ nào mà lại có khả năng thương lượng và cố gắng đạt được điểm tín dụng thực sự.”
Có ý kiến là nên chuyển món tiền trả nợ đó qua việc đầu tư vào nền giáo dục và môi trường trong nước, như một hình thức bổ sung viện trợ phát triển của Hoa Kỳ. Hành động đó đã bị đình lại, một phần do nhu cầu cần phải thiết lập các biện pháp trách nhiệm để bảo đảm rằng tiền viện trợ được sử dụng để giúp cho người dân Kampuchea.
Bà Clinton nói với các phóng viên báo chí tại Phnom-Penh rằng viện trợ của Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi trong mười năm qua, lên tới trên 75 triệu đôla. Trong đó có tiền giúp chống lại HIV/AIDS, giúp đáp ứng nhu cầu của gần 1/4 dân Kampuchea thiếu lương thực và giảm thiểu số tử vong của các bà mẹ và trẻ em. Ngoại trưởng Clinton nói:
“Tôi phải thừa nhận là đôi khi có chút hơi bực bội, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho tới nay chúng tôi cố gắng hướng viện trợ cho chính người dân. Chúng tôi muốn có thêm người dân được nuôi ăn và nhiều người khỏe mạnh. Chúng tôi muốn có thêm nhiều người, nam cũng như nữ, và nhất là trẻ em, có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cho nên chúng tôi không thể chỉ vào một tòa nhà lớn mà chúng tôi đã xây dựng. Nhưng chúng tôi có thể chỉ ra rằng có thêm nhiều trẻ em được cứu sống.”
Từ khi bình thường hóa quan hệ với Kampuchea năm 1992, đầu tư của Mỹ vào Kampuchea gia tăng đều đặn lên tới trên 144 triệu đôla năm ngoái. Hội đồng phát triển Kampuchea của chính phủ cho biết con số đã gia tăng gấp 3 trong năm 2010.
Xuất khẩu của Kampuchea sang Hoa Kỳ lên tới một tỉ đôla mỗi năm, phần lớn là quần áo và giày dép.
Bà Clinton dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ đông đảo nhất tới Kampuchea tham dự một diễn đàn đầu tư nhắm vào các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á. Trong số các công ty tham gia phái đoàn có Boeing, Chevron, Coca-Cola, FedEx, Ford, General Electric và Proctor and Gamble. http://www.youtube.com/embed/OKvsXH6WcPI
Kampuchea muốn Hoa Kỳ xóa món nợ trên 400 triệu đôla tích lũy từ thời chính phủ quân sự Lon Nol được Hoa Kỳ ủng hộ.
Ông Lon Nol lên cầm quyền sau cuộc đảo chánh năm 1970 và vay tiền của Washington với lãi suất là 3%, một phần là để nuôi ăn những người ủng hộ chính phủ tại Phnom-Penh khi họ bị bao vây và cuối cùng bị Khmer đỏ đánh bại.
Thủ tướng Hun Sen nói rằng đó là một “món nợ nhơ nhuốc” mà Kampuchea không cần phải thanh toán.
Ngoại trưởng Clinton được hỏi về món nợ vừa kể sau cuộc họp với nhà lãnh đạo Kampuchea, và bà tuyên bố chiếu theo công pháp quốc tế chính phủ các nước phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của những người tiền nhiệm của họ, ngay cả trong nhiều trường hợp nghĩa vụ đó có vẻ như không công bằng.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Clinton nói rằng bà có cam kết cá nhân là sẽ hợp tác với Kampuchea để đạt tiến bộ trong việc giải quyết món nợ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói:
“Ðiều chúng tôi muốn làm là hợp tác với chính phủ Kampuchea để tìm cách giải quyết những vấn đề còn tồn đọng một cách công bằng, để giúp chính phủ Kampuchea tăng điểm tín dụng,và gia tăng khả năng tiếp cận với các thị trường đầu tư quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có lợi cho Kampuchea nếu có thể tham gia thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào bất kỳ nguồn tài trợ nào mà lại có khả năng thương lượng và cố gắng đạt được điểm tín dụng thực sự.”
Có ý kiến là nên chuyển món tiền trả nợ đó qua việc đầu tư vào nền giáo dục và môi trường trong nước, như một hình thức bổ sung viện trợ phát triển của Hoa Kỳ. Hành động đó đã bị đình lại, một phần do nhu cầu cần phải thiết lập các biện pháp trách nhiệm để bảo đảm rằng tiền viện trợ được sử dụng để giúp cho người dân Kampuchea.
Bà Clinton nói với các phóng viên báo chí tại Phnom-Penh rằng viện trợ của Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi trong mười năm qua, lên tới trên 75 triệu đôla. Trong đó có tiền giúp chống lại HIV/AIDS, giúp đáp ứng nhu cầu của gần 1/4 dân Kampuchea thiếu lương thực và giảm thiểu số tử vong của các bà mẹ và trẻ em. Ngoại trưởng Clinton nói:
“Tôi phải thừa nhận là đôi khi có chút hơi bực bội, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho tới nay chúng tôi cố gắng hướng viện trợ cho chính người dân. Chúng tôi muốn có thêm người dân được nuôi ăn và nhiều người khỏe mạnh. Chúng tôi muốn có thêm nhiều người, nam cũng như nữ, và nhất là trẻ em, có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cho nên chúng tôi không thể chỉ vào một tòa nhà lớn mà chúng tôi đã xây dựng. Nhưng chúng tôi có thể chỉ ra rằng có thêm nhiều trẻ em được cứu sống.”
Từ khi bình thường hóa quan hệ với Kampuchea năm 1992, đầu tư của Mỹ vào Kampuchea gia tăng đều đặn lên tới trên 144 triệu đôla năm ngoái. Hội đồng phát triển Kampuchea của chính phủ cho biết con số đã gia tăng gấp 3 trong năm 2010.
Xuất khẩu của Kampuchea sang Hoa Kỳ lên tới một tỉ đôla mỗi năm, phần lớn là quần áo và giày dép.
Bà Clinton dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ đông đảo nhất tới Kampuchea tham dự một diễn đàn đầu tư nhắm vào các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á. Trong số các công ty tham gia phái đoàn có Boeing, Chevron, Coca-Cola, FedEx, Ford, General Electric và Proctor and Gamble. http://www.youtube.com/embed/OKvsXH6WcPI