Một người Việt được một tổ chức hàng đầu về phát triển lãnh đạo trong cộng đồng người Mỹ gốc Á vinh danh về tài năng lãnh đạo và những đóng góp không mệt mỏi cho công tác xã hội, phục vụ cộng đồng.
Tháng 7 vừa qua, tổ chức Giáo dục Lãnh đạo người gốc Châu Á-Thái Bình Dương (LEAP) đã trao giải thưởng vinh dự cho tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban Báo nguy Cứu người vượt biển (BPSOS) có trụ sở tại Virginia (Hoa Kỳ) về những cống hiến của ông giúp thăng tiến cũng như phát triển lãnh đạo trong cộng đồng gốc Á ở Mỹ, và cổ xúy, phát huy dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự tại các nước ở Châu Á trong đó có Việt Nam.
Đây là giải thưởng đầu tiên đánh dấu 3 thập niên hoạt động của tổ chức chuyên đào tạo lãnh đạo gốc Á cho các công ty và các tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ với khoảng 115.000 người đã được tổ chức này huấn luyện. Tiến sĩ Thắng là một trong những người được LEAP mời cộng tác trong một số khoá đào tạo các thành phần điều hành cho các tổ chức phi lợi nhuận của người Mỹ gốc Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cũng là người Việt duy nhất trong chương trình huấn luyện của Viện Leader to Leader, một tổ chức hàng đầu trên thế giới về đạo tạo lãnh đạo.
Tới Hoa Kỳ theo làn sóng người Việt vượt biển tị nạn sau năm 1975, anh đã tích cực dấn thân vào các sinh hoạt đoàn thể của thanh niên ngay từ buổi đầu.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ kỹ sư cơ khí, anh dành nhiều thời gian cho các công tác cộng đồng, đặc biệt lưu ý tới tình trạng khó khăn của người Việt tị nạn và gia nhập Ủy ban Cứu người Vượt biển để góp phần cứu giúp, hỗ trợ pháp lý, và bảo vệ những thuyền nhân kém may mắn hơn mình còn bị kẹt trong các trại tị nạn ở những nước tạm dung tại Châu Á.
Ngoài công tác trợ giúp người tị nạn, Tiến sĩ Thắng còn dấn thân tranh đấu cho quyền lợi của công nhân Việt đi xuất khẩu lao động bị ngược đãi, cứu giúp nạn nhân buôn người, và tham gia các hoạt động kêu gọi nhân quyền, dân chủ cho người dân tại Việt Nam. Anh là một trong những người khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện thư của người Việt tại Mỹ gửi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Sau thành công của chiến dịch tiên phong này, Tiến sĩ Thắng vừa phát động chiến dịch đòi quyền lợi cho người Mỹ gốc Việt và cho những người dân ở Việt Nam bị chính quyền tước đoạt đất đai. Thỉnh nguyện thư do anh vừa trong tháng 8 này yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo vệ quyền lợi cho người Mỹ gốc Việt bằng cách thương lượng với Việt Nam đòi chính quyền Hà Nội hoàn trả hay bồi thường những tài sản đã tước đoạt sau khi tiến chiếm miền Nam Việt Nam hồi năm 1975.
Anh cũng từng được vinh danh qua các giải thưởng như Giải Dân Chủ và Nhân Quyền do Tổng Thống Đài Loan và Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan trao tặng và cũng là người Việt đầu tiên được nhận Giải Thành tựu Công dân Xuất sắc do Tổ chức Người Mỹ gốc Trung Hoa (OCA) tại Hoa Kỳ vinh danh.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người lãnh đạo có tài năng được ghi nhận qua các giải thưởng cao quý.
Tiến sĩ Thắng: Lãnh đạo có nghĩa là giải quyết được những vấn nạn lớn có ảnh hưởng tới nhiều người. Phát triển khả năng lãnh đạo, càng ngày càng giải quyết được những vấn nạn lớn hơn của con người, của tập thể, của cộng đồng và xã hội. Khi chúng tôi đóng góp như vậy, chúng tôi học hỏi rất nhiều. Người Việt Nam chúng ta, bao nhiêu bậc bố mẹ khi quyết định vượt biển tìm tự do, chấp nhận bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm để tìm đường sống không riêng cho gia đình mình, mà còn cho các thế hệ về sau. Đó cũng là bản lãnh của một người lãnh đạo. Thành ra, bài học đầu tiên mà tôi học được về lãnh đạo là tôi học được từ bố mẹ của mình. Tôi tin rằng rất nhiều người trẻ Việt Nam chỉ cần nhìn vào ông bà, cha mẹ mình sẽ thấy ngay những tấm gương lãnh đạo. Sự can đảm, quyết tâm, kiên trì, luôn tự vực mình dậy là những đức tính căn bản về lãnh đạo.
Trà Mi: Đó là quan niệm của anh về vai trò lãnh đạo. Tinh thần lãnh đạo đã giúp ích cho anh, một người Mỹ gốc Việt, như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Chúng tôi đã tiếp xúc được với rất nhiều các thành phần lãnh đạo khác trong xã hội Hoa Kỳ, trong mọi lĩnh vực như thương trường, cộng đồng, xã hội, chính quyền. Qua các quan hệ đó, tôi học hỏi nơi họ và nương vào tất cả những sự quen biết ấy để tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng như cho đất nước Việt Nam, cho những đồng bào đang bị khốn khó trong cảnh phải trốn tránh, lánh nạn ở Thái Lan, những nạn nhân buôn người…v..v.. Phải qua tất cả những sự quen biết ấy mới làm được. Ở đời này, mình giỏi chỉ là một phần nhỏ đóng góp cho sự thành công. Quan trọng là chúng ta quen biết ai và mình tin ai để hợp tác với nhau. Đó mới là yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc đời.
Trà Mi: Theo anh, những khó khăn đối với một người lãnh đạo là gì?
Tiến sĩ Thắng: Yếu tố cần thiết nhất của một người lãnh đạo là phải có tinh thần phục vụ tha nhân, phục vụ cho người khác. Yếu tố thứ hai là luôn nhìn mọi vấn đề như một bài toán để giải. Lúc này chưa giải được thì phải đi quy tụ thêm những tài nguyên nữa, thêm nhiều bộ óc nữa để giải quyết được bài toán ấy. Cho nên, người lãnh đạo là một người phải có tấm lòng, phải có đầu óc để giải quyết và tách biệt được giữa vấn đề mình đang giải quyết với cá nhân của mình.
Trà Mi: Thế nhưng con người không phải sinh ra là có sẵn tố chất để làm lãnh đạo. Một người trẻ muốn tiến tới vai trò lãnh đạo cần phải làm thế nào để tích lũy được kỹ năng lãnh đạo, đi vào các vị trí lãnh đạo? Là người đi trước, anh có những lời khuyên thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Lãnh đạo là hành trình suốt đời mà khởi điểm rất quan trọng. Khởi điểm đó là tấm lòng của mình. Nếu mình luôn nghĩ cho người khác để tìm cách giải quyết vấn đề lớn ảnh hưởng tới nhiều người vì lòng mình cảm thấy thổn thức khi người khác bị đau khổ thì đó là bước khởi đầu của vấn đề lãnh đạo. Nếu không có tâm nguyện ấy, nếu chỉ vì quyền lợi cá nhân thì không bao giờ lãnh đạo được hết. Những bước còn lại là phải trau luyện bằng cách học hỏi. Một cách học hỏi nữa là học qua chính kinh nghiệm của mình. Phải lao đầu vào các công tác, dù thành hay bại đều là bài học tôi luyện khả năng lãnh đạo cho mình và càng ngày càng phải đối đầu với những thử thách lớn hơn. Như vậy mới thăng tiến được trên con đường lãnh đạo. Tóm lại, thứ nhất là phải khởi sự bằng tấm lòng. Thứ hai, phải tôi luyện lý trí, bản lãnh, khả năng của mình để giải quyết vấn đề càng ngày càng lớn hơn.
Trà Mi: Là người lãnh đạo các công tác xã hội cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhìn lại chặng đường đã đi qua, anh có những kinh nghiệm vui buồn thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Vui thì nhiều lắm. Vui nhất là trong vòng 5 năm trở lại đây, chúng tôi đi rất nhiều nơi, gặp được rất nhiều người trẻ trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Có một sự thay đổi rất lớn. Các đây 5 năm, rất ít những người trẻ quan tâm tới cộng đồng hay muốn trở thành lãnh đạo, có ước nguyện ra tranh cử, tham gia vào các công tác phục vụ cộng đồng như chống buôn người …Nhưng thời gian gần đây, tôi thấy có một sự thay đổi rất lớn. Hầu hết các em tôi gặp đều có tâm nguyện phục vụ cộng đồng. Rất nhiều em khẳng định muốn ra tranh cử sau này. Đó là một sự thay đổi về cách suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam lớn lên ở Mỹ. Điều này cho tôi thấy rằng chúng ta có quyền hy vọng, nhưng ngược lại cũng có trách nhiệm phải đào tạo, vun bồi, và đầu tư vào cho các em, tương lai của cộng đồng, của đất nước Mỹ và đất nước Việt Nam. Nhưng cũng có một nỗi lo rằng 37 năm qua, những người đặt chân tới Mỹ và đứng lên tranh đấu cho cộng đồng tuổi cũng đã xế chiều mà chúng ta chưa có một kế hoạch chung cùng hợp tác, dồn công sức đào tạo thế hệ thay thế. Bất kỳ công việc gì nếu không có người kế thừa tiếp tục thì sẽ đi vào ngõ cụt.
Trà Mi: Là gương thành công đi trước trong vai trò lãnh đạo, anh có thông điệp gì nhắn gửi tới những người trẻ?
Tiến sĩ Thắng: Tôi khuyên người trẻ nên dấn thân vào con đường lãnh đạo để phục vụ tha nhân vì khi làm như vậy, mình đang thăng tiến và phục vụ cho chính mình. Cuộc đời mình có giá trị hay không, đóng góp được cho nhân quần xã hội bao nhiêu. Đóng góp càng nhiều thì ý nghĩa cuộc sống càng cao hơn, rộng hơn. Khi lao đầu vào công tác lãnh đạo, chúng ta đang làm thăng hoa cuộc sống hằng ngày của mình, đem lại ý nghĩa cho cuộc đời mình. Khi đi phục vụ, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm áp dụng được cho đời sống trong lĩnh vực chuyên môn của mình như thương trường, kỹ thuật…v…v…Chúng ta cần có khả năng lãnh đạo mới leo lên được cấp lãnh đạo trong môi trường hoạt động chuyên môn của mình.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều và xin chúc mừng anh được vinh danh giải thưởng của LEAP.
Vừa rồi là câu chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, gương lãnh đạo thành công về mặt hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng. Các bạn muốn chia sẻ quan điểm về đề tài này, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của bạn, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.
Tháng 7 vừa qua, tổ chức Giáo dục Lãnh đạo người gốc Châu Á-Thái Bình Dương (LEAP) đã trao giải thưởng vinh dự cho tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban Báo nguy Cứu người vượt biển (BPSOS) có trụ sở tại Virginia (Hoa Kỳ) về những cống hiến của ông giúp thăng tiến cũng như phát triển lãnh đạo trong cộng đồng gốc Á ở Mỹ, và cổ xúy, phát huy dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự tại các nước ở Châu Á trong đó có Việt Nam.
Đây là giải thưởng đầu tiên đánh dấu 3 thập niên hoạt động của tổ chức chuyên đào tạo lãnh đạo gốc Á cho các công ty và các tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ với khoảng 115.000 người đã được tổ chức này huấn luyện. Tiến sĩ Thắng là một trong những người được LEAP mời cộng tác trong một số khoá đào tạo các thành phần điều hành cho các tổ chức phi lợi nhuận của người Mỹ gốc Á Châu-Thái Bình Dương. Ông cũng là người Việt duy nhất trong chương trình huấn luyện của Viện Leader to Leader, một tổ chức hàng đầu trên thế giới về đạo tạo lãnh đạo.
Tới Hoa Kỳ theo làn sóng người Việt vượt biển tị nạn sau năm 1975, anh đã tích cực dấn thân vào các sinh hoạt đoàn thể của thanh niên ngay từ buổi đầu.
Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ kỹ sư cơ khí, anh dành nhiều thời gian cho các công tác cộng đồng, đặc biệt lưu ý tới tình trạng khó khăn của người Việt tị nạn và gia nhập Ủy ban Cứu người Vượt biển để góp phần cứu giúp, hỗ trợ pháp lý, và bảo vệ những thuyền nhân kém may mắn hơn mình còn bị kẹt trong các trại tị nạn ở những nước tạm dung tại Châu Á.
Ngoài công tác trợ giúp người tị nạn, Tiến sĩ Thắng còn dấn thân tranh đấu cho quyền lợi của công nhân Việt đi xuất khẩu lao động bị ngược đãi, cứu giúp nạn nhân buôn người, và tham gia các hoạt động kêu gọi nhân quyền, dân chủ cho người dân tại Việt Nam. Anh là một trong những người khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện thư của người Việt tại Mỹ gửi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Sau thành công của chiến dịch tiên phong này, Tiến sĩ Thắng vừa phát động chiến dịch đòi quyền lợi cho người Mỹ gốc Việt và cho những người dân ở Việt Nam bị chính quyền tước đoạt đất đai. Thỉnh nguyện thư do anh vừa trong tháng 8 này yêu cầu chính phủ Mỹ phải bảo vệ quyền lợi cho người Mỹ gốc Việt bằng cách thương lượng với Việt Nam đòi chính quyền Hà Nội hoàn trả hay bồi thường những tài sản đã tước đoạt sau khi tiến chiếm miền Nam Việt Nam hồi năm 1975.
Anh cũng từng được vinh danh qua các giải thưởng như Giải Dân Chủ và Nhân Quyền do Tổng Thống Đài Loan và Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan trao tặng và cũng là người Việt đầu tiên được nhận Giải Thành tựu Công dân Xuất sắc do Tổ chức Người Mỹ gốc Trung Hoa (OCA) tại Hoa Kỳ vinh danh.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, người lãnh đạo có tài năng được ghi nhận qua các giải thưởng cao quý.
Tiến sĩ Thắng: Lãnh đạo có nghĩa là giải quyết được những vấn nạn lớn có ảnh hưởng tới nhiều người. Phát triển khả năng lãnh đạo, càng ngày càng giải quyết được những vấn nạn lớn hơn của con người, của tập thể, của cộng đồng và xã hội. Khi chúng tôi đóng góp như vậy, chúng tôi học hỏi rất nhiều. Người Việt Nam chúng ta, bao nhiêu bậc bố mẹ khi quyết định vượt biển tìm tự do, chấp nhận bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm để tìm đường sống không riêng cho gia đình mình, mà còn cho các thế hệ về sau. Đó cũng là bản lãnh của một người lãnh đạo. Thành ra, bài học đầu tiên mà tôi học được về lãnh đạo là tôi học được từ bố mẹ của mình. Tôi tin rằng rất nhiều người trẻ Việt Nam chỉ cần nhìn vào ông bà, cha mẹ mình sẽ thấy ngay những tấm gương lãnh đạo. Sự can đảm, quyết tâm, kiên trì, luôn tự vực mình dậy là những đức tính căn bản về lãnh đạo.
Trà Mi: Đó là quan niệm của anh về vai trò lãnh đạo. Tinh thần lãnh đạo đã giúp ích cho anh, một người Mỹ gốc Việt, như thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Chúng tôi đã tiếp xúc được với rất nhiều các thành phần lãnh đạo khác trong xã hội Hoa Kỳ, trong mọi lĩnh vực như thương trường, cộng đồng, xã hội, chính quyền. Qua các quan hệ đó, tôi học hỏi nơi họ và nương vào tất cả những sự quen biết ấy để tranh đấu cho quyền lợi của cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng như cho đất nước Việt Nam, cho những đồng bào đang bị khốn khó trong cảnh phải trốn tránh, lánh nạn ở Thái Lan, những nạn nhân buôn người…v..v.. Phải qua tất cả những sự quen biết ấy mới làm được. Ở đời này, mình giỏi chỉ là một phần nhỏ đóng góp cho sự thành công. Quan trọng là chúng ta quen biết ai và mình tin ai để hợp tác với nhau. Đó mới là yếu tố quan trọng để thành công trong cuộc đời.
Trà Mi: Theo anh, những khó khăn đối với một người lãnh đạo là gì?
Tiến sĩ Thắng: Yếu tố cần thiết nhất của một người lãnh đạo là phải có tinh thần phục vụ tha nhân, phục vụ cho người khác. Yếu tố thứ hai là luôn nhìn mọi vấn đề như một bài toán để giải. Lúc này chưa giải được thì phải đi quy tụ thêm những tài nguyên nữa, thêm nhiều bộ óc nữa để giải quyết được bài toán ấy. Cho nên, người lãnh đạo là một người phải có tấm lòng, phải có đầu óc để giải quyết và tách biệt được giữa vấn đề mình đang giải quyết với cá nhân của mình.
Trà Mi: Thế nhưng con người không phải sinh ra là có sẵn tố chất để làm lãnh đạo. Một người trẻ muốn tiến tới vai trò lãnh đạo cần phải làm thế nào để tích lũy được kỹ năng lãnh đạo, đi vào các vị trí lãnh đạo? Là người đi trước, anh có những lời khuyên thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Lãnh đạo là hành trình suốt đời mà khởi điểm rất quan trọng. Khởi điểm đó là tấm lòng của mình. Nếu mình luôn nghĩ cho người khác để tìm cách giải quyết vấn đề lớn ảnh hưởng tới nhiều người vì lòng mình cảm thấy thổn thức khi người khác bị đau khổ thì đó là bước khởi đầu của vấn đề lãnh đạo. Nếu không có tâm nguyện ấy, nếu chỉ vì quyền lợi cá nhân thì không bao giờ lãnh đạo được hết. Những bước còn lại là phải trau luyện bằng cách học hỏi. Một cách học hỏi nữa là học qua chính kinh nghiệm của mình. Phải lao đầu vào các công tác, dù thành hay bại đều là bài học tôi luyện khả năng lãnh đạo cho mình và càng ngày càng phải đối đầu với những thử thách lớn hơn. Như vậy mới thăng tiến được trên con đường lãnh đạo. Tóm lại, thứ nhất là phải khởi sự bằng tấm lòng. Thứ hai, phải tôi luyện lý trí, bản lãnh, khả năng của mình để giải quyết vấn đề càng ngày càng lớn hơn.
Trà Mi: Là người lãnh đạo các công tác xã hội cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, nhìn lại chặng đường đã đi qua, anh có những kinh nghiệm vui buồn thế nào?
Tiến sĩ Thắng: Vui thì nhiều lắm. Vui nhất là trong vòng 5 năm trở lại đây, chúng tôi đi rất nhiều nơi, gặp được rất nhiều người trẻ trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Có một sự thay đổi rất lớn. Các đây 5 năm, rất ít những người trẻ quan tâm tới cộng đồng hay muốn trở thành lãnh đạo, có ước nguyện ra tranh cử, tham gia vào các công tác phục vụ cộng đồng như chống buôn người …Nhưng thời gian gần đây, tôi thấy có một sự thay đổi rất lớn. Hầu hết các em tôi gặp đều có tâm nguyện phục vụ cộng đồng. Rất nhiều em khẳng định muốn ra tranh cử sau này. Đó là một sự thay đổi về cách suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam lớn lên ở Mỹ. Điều này cho tôi thấy rằng chúng ta có quyền hy vọng, nhưng ngược lại cũng có trách nhiệm phải đào tạo, vun bồi, và đầu tư vào cho các em, tương lai của cộng đồng, của đất nước Mỹ và đất nước Việt Nam. Nhưng cũng có một nỗi lo rằng 37 năm qua, những người đặt chân tới Mỹ và đứng lên tranh đấu cho cộng đồng tuổi cũng đã xế chiều mà chúng ta chưa có một kế hoạch chung cùng hợp tác, dồn công sức đào tạo thế hệ thay thế. Bất kỳ công việc gì nếu không có người kế thừa tiếp tục thì sẽ đi vào ngõ cụt.
Trà Mi: Là gương thành công đi trước trong vai trò lãnh đạo, anh có thông điệp gì nhắn gửi tới những người trẻ?
Tiến sĩ Thắng: Tôi khuyên người trẻ nên dấn thân vào con đường lãnh đạo để phục vụ tha nhân vì khi làm như vậy, mình đang thăng tiến và phục vụ cho chính mình. Cuộc đời mình có giá trị hay không, đóng góp được cho nhân quần xã hội bao nhiêu. Đóng góp càng nhiều thì ý nghĩa cuộc sống càng cao hơn, rộng hơn. Khi lao đầu vào công tác lãnh đạo, chúng ta đang làm thăng hoa cuộc sống hằng ngày của mình, đem lại ý nghĩa cho cuộc đời mình. Khi đi phục vụ, học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm áp dụng được cho đời sống trong lĩnh vực chuyên môn của mình như thương trường, kỹ thuật…v…v…Chúng ta cần có khả năng lãnh đạo mới leo lên được cấp lãnh đạo trong môi trường hoạt động chuyên môn của mình.
Trà Mi: Cảm ơn anh rất nhiều và xin chúc mừng anh được vinh danh giải thưởng của LEAP.
Vừa rồi là câu chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, gương lãnh đạo thành công về mặt hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng. Các bạn muốn chia sẻ quan điểm về đề tài này, xin vui lòng gửi vào mục Ý kiến ngay bên dưới bài đăng trên trang nhà voatiengviet.com. Để nhận các câu chuyện hằng tuần của Tạp chí Thanh Niên đài VOA gửi trực tiếp vào máy tính của bạn, mời các bạn đăng ký dịch vụ RSS miễn phí và tải PODCAST từ trang chính của Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ www.voatiengviet.com.