Miến Điện buộc phải có bước đi khôn ngoan giữa việc đương đầu với chấp Biển Đông và giữ vị trí đồng minh thân cận của Trung Quốc khi nắm ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm sau.
Đó là trọng tâm cuộc thảo luận do Bộ Ngoại giao Miến Điện và Tổ chức Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức tại Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Miến Điện hôm 12 và 13/7 vừa qua.
Đại sứ hồi hưu Nyunt Maung Shein của Miến Điện cho rằng nước ông không dễ xử lý vấn đề Biển Đông giữa một bên là bang giao hữu hảo với láng giềng Trung Quốc và một bên là cuộc tranh chấp dính líu tới các nước trong đại gia đình ASEAN liên quan đến hải lộ mậu dịch quốc tế mà cộng đồng quốc tế theo dõi sát.
Bốn nước ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Trung Quốc, đồng minh chính của Miến Điện, có thể dùng ảnh hưởng của mình áp lực Miến Điện không tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông.
Biển Đông là đường vận chuyển thương mại chính nối liền các thị trường Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, và Bắc Mỹ.
Các chuyên gia ước đoán có khoảng 17 tỷ thùng dầu ở Biển Đông và số này đã tăng hơn 4 tỷ so với trữ lượng ở Kuwait.
Ngoài ra, vùng biển này còn dồi dào các nguồn tài nguyên hàng hải khác có thể gây nên cuộc chiến giữa các nước Châu Á, theo các nhà quan sát chiến lược.
Vẫn theo lời đại sứ Nyunt, Trung Quốc không chịu đối mặt với cuộc tranh chấp tại tòa án quốc tế vì không có một bằng chứng vững vàng trong việc đòi chủ quyền khoảng 85% diện tích Biển Đông.
Đại sứ Nyunt cho rằng giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với các căng thẳng quân sự có thể có với Philippines và Việt Nam, Bắc Kinh có phần chắc sẽ xoay sang giải quyết một cách ôn hòa vì nếu để tranh chấp với 4 nước ASEAN căng thẳng, Bắc Kinh e rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng.
Đại sứ Nyunt đề nghị để xử lý các khó khăn này, Miến Điện không nên dùng áp lực một chiều với chỉ riêng một quốc gia, mà cần phải mở đường cho việc xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các nước.
Trong khi đó, nghiên cứu gia về ASEAN, Moe Thuzar, thì cho rằng Miến Điện chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN trong cuộc tranh chấp.
Đó là trọng tâm cuộc thảo luận do Bộ Ngoại giao Miến Điện và Tổ chức Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức tại Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Miến Điện hôm 12 và 13/7 vừa qua.
Đại sứ hồi hưu Nyunt Maung Shein của Miến Điện cho rằng nước ông không dễ xử lý vấn đề Biển Đông giữa một bên là bang giao hữu hảo với láng giềng Trung Quốc và một bên là cuộc tranh chấp dính líu tới các nước trong đại gia đình ASEAN liên quan đến hải lộ mậu dịch quốc tế mà cộng đồng quốc tế theo dõi sát.
Bốn nước ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Trung Quốc, đồng minh chính của Miến Điện, có thể dùng ảnh hưởng của mình áp lực Miến Điện không tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về tranh chấp Biển Đông.
Biển Đông là đường vận chuyển thương mại chính nối liền các thị trường Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, và Bắc Mỹ.
Các chuyên gia ước đoán có khoảng 17 tỷ thùng dầu ở Biển Đông và số này đã tăng hơn 4 tỷ so với trữ lượng ở Kuwait.
Ngoài ra, vùng biển này còn dồi dào các nguồn tài nguyên hàng hải khác có thể gây nên cuộc chiến giữa các nước Châu Á, theo các nhà quan sát chiến lược.
Vẫn theo lời đại sứ Nyunt, Trung Quốc không chịu đối mặt với cuộc tranh chấp tại tòa án quốc tế vì không có một bằng chứng vững vàng trong việc đòi chủ quyền khoảng 85% diện tích Biển Đông.
Đại sứ Nyunt cho rằng giữa lúc Trung Quốc đang đối mặt với các căng thẳng quân sự có thể có với Philippines và Việt Nam, Bắc Kinh có phần chắc sẽ xoay sang giải quyết một cách ôn hòa vì nếu để tranh chấp với 4 nước ASEAN căng thẳng, Bắc Kinh e rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng.
Đại sứ Nyunt đề nghị để xử lý các khó khăn này, Miến Điện không nên dùng áp lực một chiều với chỉ riêng một quốc gia, mà cần phải mở đường cho việc xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa các nước.
Trong khi đó, nghiên cứu gia về ASEAN, Moe Thuzar, thì cho rằng Miến Điện chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN trong cuộc tranh chấp.