Một giới chức Miến Ðiện đã bác bỏ lời kêu gọi của một vị đặc sứ Liên Hiệp Quốc đề nghị mở một cuộc điều tra độc lập vể bạo lực phe phái ở bang Rakhine miền tây. Các tổ chức nhân quyền cáo buộc lực lượng an ninh về những vụ vi phạm diễn ra trong các cuộc xung đột giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người mất nhà cửa. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Phát ngôn viên chính phủ Miến Ðiện bác bỏ những lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, đề nghị mở một cuộc “điều tra khả tín.”
Ông Hla Thein, chủ tịch Ủy ban thông tin về Bạo loạn ở bang Rakhine, nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng tình hình này là một vấn đề nội bộ.
Ông Hla Thein nói: “Tôi chưa chấp nhận đề nghị này. Ðó là một vấn đề địa phương ở Rakhine. Ðó chỉ là các vấn đề địa phương ở Rakhine mà thôi.”
Có ít nhất 78 người thiệt mạng ở khu vực miền tây này hồi tháng 6 khi các vụ xung đột bùng ra giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo.
Tuần trước, tổ chức Human Rights Watch cho hay lực lượng an ninh được phái tới để trấn át cuộc giao tranh là thủ phạm của những vụ tra tấn, cưỡng hiếp và giết người. Chính phủ không nhận là đã làm điều sai trái. Ðặc sứ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền ở Miến Ðiện, ông Tomas Ojea Quintana nói cần phải mở một cuộc điều tra độc lập và khẩn cấp.
Ông Quintana nói: “Miến Ðiện tiếp tục ứng phó với các thách thức nghiêm trọng về nhân quyền, mà như các diễn biến ở bang Rakhin chứng tỏ, cần phải được giải quyết để công cuộc chuyển tiếp qua dân chủ và hòa giải dân tộc được tiếp tục. Tình hình nhân quyền ở bang Rakhine rất nghiêm trọng.”
Ông Quintana nói giải quyết các vụ khiếu nại trước đây là điều thiết yếu cho công cuộc chuyển tiếp qua thể chế dân chủ của Miến Ðiện.
Căng thẳng trong các cộng đồng ở bang Rakhine tiếp tục tăng cao bất kể sự hiện diện hùng hậu của lực lượng an ninh.
Các nguồn tin địa phương nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng nhiều nhà đã bị đốt phá hồi hôm qua ở thị trấn Kyauk Taw.
Bạo động đã bị lên án từ phía nhiều tổ chức Hồi giáo ở khắp châu Á, cũng như của một số tổ chức chủ chiến thề quyết trả đũa. Bà Sydney Jones thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế ở Jakarta nói sự cởi mở nhiều hơn của Miến Ðiện đã đóng một vai trò trong việc nêu bật thêm cuộc xung đột phe phái.
Ông Jones nói: “Chúng ta đã thấy những quan ngại đôi khi được bầy tỏ về Rohingya, nhưng chưa bao giờ được nêu rõ chi tiết như trong vòng bạo động mới này. Do đó tôi nghĩ đây là một phản ứng đối với các biến cố mới đây, nhưng cũng do Myanmar đang ngày càng mở cửa nhiều hơn để thông tin lọt ra ngoài.”
Ông Quintana đã dành một tuần lễ ở Miến Ðiện và đi thăm bang Rakhine, nơi ông gặp những người ở địa phương, các tù nhân và nhân viên Liên Hiệp Quốc bị bắt giữ.
Nhà cầm quyền Miến Ðiện đã bắt giữ nhân viên ở địa phương làm việc cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc, và cáo buộc họ là xúi giục bạo động.
Bạo động bùng phát sau khi ba người đàn ông Hồi giáo bị tố cáo cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ theo Phật giáo.
Trong một hành động rõ ràng là để trả đũa, một đám đông Phật tử đã tấn công một chiếc xe buýt chở đầy người Hồi giáo và giết hại 10 người.
Người Hồi giáo đã nổi loạn và bạo động giáo phái đã bùng ra, toàn bộ nhiều ngôi làng đã bị đốt phá và tình trạng khẩn trương đã được công bố.
Giới truyền thông nhà nước Miến Ðiện quy trách phần lớn trách nhiệm cho những người Hồi giáo Rohingya thiểu số, sử dụng ngôn từ xấu để ám chỉ nhóm sắc tộc này và gọi những kẻ gây bạo loạn là “các phần tử khủng bố.”
Người Rohingya phát xuất từ Bangladesh, nhưng không được thừa nhận là công dân ở cả hai nước và bị coi là một trong các sắc dân thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.
Phát ngôn viên chính phủ Miến Ðiện bác bỏ những lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, đề nghị mở một cuộc “điều tra khả tín.”
Ông Hla Thein, chủ tịch Ủy ban thông tin về Bạo loạn ở bang Rakhine, nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng tình hình này là một vấn đề nội bộ.
Ông Hla Thein nói: “Tôi chưa chấp nhận đề nghị này. Ðó là một vấn đề địa phương ở Rakhine. Ðó chỉ là các vấn đề địa phương ở Rakhine mà thôi.”
Có ít nhất 78 người thiệt mạng ở khu vực miền tây này hồi tháng 6 khi các vụ xung đột bùng ra giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo.
Tuần trước, tổ chức Human Rights Watch cho hay lực lượng an ninh được phái tới để trấn át cuộc giao tranh là thủ phạm của những vụ tra tấn, cưỡng hiếp và giết người. Chính phủ không nhận là đã làm điều sai trái. Ðặc sứ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền ở Miến Ðiện, ông Tomas Ojea Quintana nói cần phải mở một cuộc điều tra độc lập và khẩn cấp.
Ông Quintana nói: “Miến Ðiện tiếp tục ứng phó với các thách thức nghiêm trọng về nhân quyền, mà như các diễn biến ở bang Rakhin chứng tỏ, cần phải được giải quyết để công cuộc chuyển tiếp qua dân chủ và hòa giải dân tộc được tiếp tục. Tình hình nhân quyền ở bang Rakhine rất nghiêm trọng.”
Ông Quintana nói giải quyết các vụ khiếu nại trước đây là điều thiết yếu cho công cuộc chuyển tiếp qua thể chế dân chủ của Miến Ðiện.
Căng thẳng trong các cộng đồng ở bang Rakhine tiếp tục tăng cao bất kể sự hiện diện hùng hậu của lực lượng an ninh.
Các nguồn tin địa phương nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng nhiều nhà đã bị đốt phá hồi hôm qua ở thị trấn Kyauk Taw.
Bạo động đã bị lên án từ phía nhiều tổ chức Hồi giáo ở khắp châu Á, cũng như của một số tổ chức chủ chiến thề quyết trả đũa. Bà Sydney Jones thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế ở Jakarta nói sự cởi mở nhiều hơn của Miến Ðiện đã đóng một vai trò trong việc nêu bật thêm cuộc xung đột phe phái.
Ông Jones nói: “Chúng ta đã thấy những quan ngại đôi khi được bầy tỏ về Rohingya, nhưng chưa bao giờ được nêu rõ chi tiết như trong vòng bạo động mới này. Do đó tôi nghĩ đây là một phản ứng đối với các biến cố mới đây, nhưng cũng do Myanmar đang ngày càng mở cửa nhiều hơn để thông tin lọt ra ngoài.”
Ông Quintana đã dành một tuần lễ ở Miến Ðiện và đi thăm bang Rakhine, nơi ông gặp những người ở địa phương, các tù nhân và nhân viên Liên Hiệp Quốc bị bắt giữ.
Nhà cầm quyền Miến Ðiện đã bắt giữ nhân viên ở địa phương làm việc cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc, và cáo buộc họ là xúi giục bạo động.
Bạo động bùng phát sau khi ba người đàn ông Hồi giáo bị tố cáo cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ theo Phật giáo.
Trong một hành động rõ ràng là để trả đũa, một đám đông Phật tử đã tấn công một chiếc xe buýt chở đầy người Hồi giáo và giết hại 10 người.
Người Hồi giáo đã nổi loạn và bạo động giáo phái đã bùng ra, toàn bộ nhiều ngôi làng đã bị đốt phá và tình trạng khẩn trương đã được công bố.
Giới truyền thông nhà nước Miến Ðiện quy trách phần lớn trách nhiệm cho những người Hồi giáo Rohingya thiểu số, sử dụng ngôn từ xấu để ám chỉ nhóm sắc tộc này và gọi những kẻ gây bạo loạn là “các phần tử khủng bố.”
Người Rohingya phát xuất từ Bangladesh, nhưng không được thừa nhận là công dân ở cả hai nước và bị coi là một trong các sắc dân thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.