LONDON —
Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên Hiệp Châu Âu đã phê chuẩn các biện pháp chế tài đối với 21 giới chức Nga và Ukraina để đáp ứng trước điều họ coi là cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp đòi dộc lập hôm Chủ Nhật tại Crimea. Thông tín viên đài VOA Al Pessin tường thuật từ London.
Các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Châu Âu nhắm mục đích trừng phạt các giới chức can dự vào cuộc trưng cầu dân ý, cả ở Crimea lẫn ở Nga. Các biện pháp trừng phạt bao gồm hạn chế du hành và phong tỏa tài sản của những người trên danh sách này.
Các giới chức nói rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của 28 quốc gia EU có thể áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nữa tại một hội nghị thượng đỉnh trong tuần này, đặc biệt là nếu Nga đưa ra hành động sáp nhập Crimea.
Tuy nhiên, cho tới nay thì các biện pháp trừng phạt của Châu Âu nhẹ hơn các biện pháp mà Hoa Kỳ đã loan báo vào khoảng cùng thời gian hôm thứ Hai. Trưởng ban Chính sách Đối ngoại Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton đã bênh vực quyết định này.
Bà nói rằng bà không tin đây là một thứ gì liên quan tới các đường lối nhẹ hơn hay cứng rắn hơn. EU đã đưa ra quyết định của mình dựa trên những thông tin và công tác tốt nhất mà họ đã thực hiện để thiết lập điều họ tin là đường lối thích đáng cho EU.
Nhưng đối với một số nhà phân tích, quyết định tại Brussels chứng tỏ vấn đề mà các quốc gia Tây và Trung Âu có với các biện pháp trừng phạt Nga. Bởi vì các quan hệ kinh tế, đặc biệt là việc mua dầu và khí đốt của Nga, các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi có thể gây thiệt hại cho các nước Phương Tây cũng nhiều như gây phương hại cho Nga.
Chuyên gia Keir Giles thuộc Chatham House của London nói:
“Có rất ít đòn bảy mà Phương Tây có thể sử dụng chống lại Nga mà thật sự không gây thiệt hại cho chính mình. Triển vọng về bất cứ mặt trận thống nhất nào chống lại Nga để áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế cứng rắn hay bất cứ loại hành động nghiêm trọng nào khác là rất hạn chế.”
Hôm thứ Hai, các giới chức Châu Âu thừa nhận rằng, tự thân các biện pháp đầu tiên này có phần chắc sẽ không tạo ra thay đổi được ý kiến nào ở Nga hay ở Crimea. Nhưng họ nói rằng triển vọng của việc gia tăng từ từ các biện pháp chế tài, cùng với việc cô lập hóa ngoại giao có thể có ảnh hưởng trong trường kỳ. Và một số chuyên gia nói rằng việc gây thiệt hại cho các quyền lợi doanh nghiệp của các giới chức then chốt của Nga có thể là một khởi đầu có ích.
Các biện pháp ủng hộ Ukraina, cô lập Nga của Tổng thống Obama
Các biện pháp ủng hộ Ukraina, cô lập Nga của Tổng thống Obama- Áp đặt các biện pháp chế tài đối với những người chịu trách nhiệm về việc phá hoại chính phủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
- Mở rộng quy mô các biện pháp chế tài để bao gồm các giới chức Nga.
- Tiếp tục tham khảo ý kiến với các đối tác Châu Âu, những nước áp đặt các biện pháp chế tài của chính họ.
- Cảnh báo Nga rằng những hành vi khiêu khích liên tục tại Crimea sẽ đưa đến sự cô lập thêm nữa.
- Gởi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Châu Âu để gặp các đồng minh.
- Tổng thống Obama du hành Châu Âu để đàm phán vào tuần tới.
Các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Châu Âu nhắm mục đích trừng phạt các giới chức can dự vào cuộc trưng cầu dân ý, cả ở Crimea lẫn ở Nga. Các biện pháp trừng phạt bao gồm hạn chế du hành và phong tỏa tài sản của những người trên danh sách này.
Các giới chức nói rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của 28 quốc gia EU có thể áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nữa tại một hội nghị thượng đỉnh trong tuần này, đặc biệt là nếu Nga đưa ra hành động sáp nhập Crimea.
Tuy nhiên, cho tới nay thì các biện pháp trừng phạt của Châu Âu nhẹ hơn các biện pháp mà Hoa Kỳ đã loan báo vào khoảng cùng thời gian hôm thứ Hai. Trưởng ban Chính sách Đối ngoại Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton đã bênh vực quyết định này.
Bà nói rằng bà không tin đây là một thứ gì liên quan tới các đường lối nhẹ hơn hay cứng rắn hơn. EU đã đưa ra quyết định của mình dựa trên những thông tin và công tác tốt nhất mà họ đã thực hiện để thiết lập điều họ tin là đường lối thích đáng cho EU.
Nhưng đối với một số nhà phân tích, quyết định tại Brussels chứng tỏ vấn đề mà các quốc gia Tây và Trung Âu có với các biện pháp trừng phạt Nga. Bởi vì các quan hệ kinh tế, đặc biệt là việc mua dầu và khí đốt của Nga, các biện pháp trừng phạt kinh tế rộng rãi có thể gây thiệt hại cho các nước Phương Tây cũng nhiều như gây phương hại cho Nga.
Chuyên gia Keir Giles thuộc Chatham House của London nói:
“Có rất ít đòn bảy mà Phương Tây có thể sử dụng chống lại Nga mà thật sự không gây thiệt hại cho chính mình. Triển vọng về bất cứ mặt trận thống nhất nào chống lại Nga để áp đặt các biện pháp chế tài kinh tế cứng rắn hay bất cứ loại hành động nghiêm trọng nào khác là rất hạn chế.”
Hôm thứ Hai, các giới chức Châu Âu thừa nhận rằng, tự thân các biện pháp đầu tiên này có phần chắc sẽ không tạo ra thay đổi được ý kiến nào ở Nga hay ở Crimea. Nhưng họ nói rằng triển vọng của việc gia tăng từ từ các biện pháp chế tài, cùng với việc cô lập hóa ngoại giao có thể có ảnh hưởng trong trường kỳ. Và một số chuyên gia nói rằng việc gây thiệt hại cho các quyền lợi doanh nghiệp của các giới chức then chốt của Nga có thể là một khởi đầu có ích.