Lãnh tụ đối lập Syria Mouaz al-Khatib đang sống lưu vong đã đề nghị tiến hành đàm phán hòa bình với chính phủ ở Damascus. Ông cho biết ông sẵn sàng ngồi vào bàn thương thuyết với người làm phó cho Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong những cuộc phỏng vấn dành cho các đài truyền hình Ả Rập hôm thứ hai, người đứng đầu Liên minh Quốc gia Syria cho biết ông muốn thương thảo với Phó Tổng thống Syria Farouk al-Sharaa về điều mà ông gọi là “sự ra đi trong hòa bình của chế độ.”
Ông Khatib cho biết: "Từ khi cuộc xung đột bắt đầu, ông Farouk al-Sharaa đã biết rõ là mọi việc không diễn ra theo chiều hướng đúng đắn. Ông ấy là một thành phần của chế độ, nhưng không phải vì thế mà chúng tôi không thể nói chuyện với ông ấy. Tôi yêu cầu chế độ ủy quyền cho ông Sharaa đàm phán với chúng tôi. Điều này chẳng có vấn đề gì hết."
Ông Khatib cho hay ông muốn thương thuyết với chính phủ Assad vì ông tin rằng chỉ có người Syria mới có thể tìm ra một giải pháp cho cuộc nội chiến hiện nay.
Ông Khatib nói: "Các cường quốc thế giới không có một nhìn rõ ràng về cách thức để giải quyết cuộc xung đột. Và tôi muốn nói với người dân Syria là nếu chúng ta không có một quyết định thống nhất để thảo luận với nhau về cuộc xung đột này thì các cường quốc sẽ không có một giải pháp cho cuộc xung đột. Tôi thật tâm tin tưởng như vậy."
Ông Khatib nói rằng đề nghị đàm phán của ông đã đặt quả bóng vào sân của chính phủ. Hiện chưa có phản ứng nào từ phía Tổng thống Assad, là người đã đề nghị tiến hành một tiến trình hòa giải dân tộc, theo đó chính phủ sẽ tổ chức lại các cuộc bầu cử và soạn ra một hiến pháp mới, nhưng ông Assad vẫn tiếp tục giữ chức tổng thống.
Ông Khatib đã loan báo đề nghị hòa đàm hồi tuần trước với điều kiện là chính phủ trả tự do cho hàng vạn tù nhân và cấp hộ chiếu cho những người Syria phải sống lưu vong vì cuộc nổi dậy chống lại chính phủ kéo dài gần 2 năm nay. Đề nghị này đã gây phẫn nộ cho một số thành viên của liên minh đối lập. Trước đây, liên minh này đòi ông Assad phải từ bỏ quyền lực trước khi cuộc thương thuyết có thể bắt đầu.
Các cường quốc Tây phương và những nước đồng minh của họ trong thế giới Ả Rập cũng đòi ông Assad từ chức. Trong khi đó, các nước đồng minh của ông Assad như Iran và Nga nhất mực nói rằng các cường quốc thế giới không nước nào có quyền định đoạt tương lai của Syria.
Trong những cuộc phỏng vấn dành cho các đài truyền hình Ả Rập hôm thứ hai, người đứng đầu Liên minh Quốc gia Syria cho biết ông muốn thương thảo với Phó Tổng thống Syria Farouk al-Sharaa về điều mà ông gọi là “sự ra đi trong hòa bình của chế độ.”
Ông Khatib cho biết: "Từ khi cuộc xung đột bắt đầu, ông Farouk al-Sharaa đã biết rõ là mọi việc không diễn ra theo chiều hướng đúng đắn. Ông ấy là một thành phần của chế độ, nhưng không phải vì thế mà chúng tôi không thể nói chuyện với ông ấy. Tôi yêu cầu chế độ ủy quyền cho ông Sharaa đàm phán với chúng tôi. Điều này chẳng có vấn đề gì hết."
Ông Khatib nói: "Các cường quốc thế giới không có một nhìn rõ ràng về cách thức để giải quyết cuộc xung đột. Và tôi muốn nói với người dân Syria là nếu chúng ta không có một quyết định thống nhất để thảo luận với nhau về cuộc xung đột này thì các cường quốc sẽ không có một giải pháp cho cuộc xung đột. Tôi thật tâm tin tưởng như vậy."
Ông Khatib nói rằng đề nghị đàm phán của ông đã đặt quả bóng vào sân của chính phủ. Hiện chưa có phản ứng nào từ phía Tổng thống Assad, là người đã đề nghị tiến hành một tiến trình hòa giải dân tộc, theo đó chính phủ sẽ tổ chức lại các cuộc bầu cử và soạn ra một hiến pháp mới, nhưng ông Assad vẫn tiếp tục giữ chức tổng thống.
Ông Khatib đã loan báo đề nghị hòa đàm hồi tuần trước với điều kiện là chính phủ trả tự do cho hàng vạn tù nhân và cấp hộ chiếu cho những người Syria phải sống lưu vong vì cuộc nổi dậy chống lại chính phủ kéo dài gần 2 năm nay. Đề nghị này đã gây phẫn nộ cho một số thành viên của liên minh đối lập. Trước đây, liên minh này đòi ông Assad phải từ bỏ quyền lực trước khi cuộc thương thuyết có thể bắt đầu.
Các cường quốc Tây phương và những nước đồng minh của họ trong thế giới Ả Rập cũng đòi ông Assad từ chức. Trong khi đó, các nước đồng minh của ông Assad như Iran và Nga nhất mực nói rằng các cường quốc thế giới không nước nào có quyền định đoạt tương lai của Syria.