Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã hội đàm trực tiếp lần đầu tiên với lãnh tụ đối lập Syria bên lề Hội nghị An ninh Munich.
Cuộc gặp gỡ hôm thứ Bảy giữa ông Lavrov và ông Moaz al-Khatib không có sự hiện diện của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi, dù rằng có những khuyến nghị lúc ban đầu là cả bốn vị có thể gặp nhau tại miền nam nước Đức. Tuy nhiên lãnh tụ đối lập Syria sẽ gặp ông Biden cũng bên lề hội nghị này.
Hội nghị An ninh Munich năm nay được lập ra để hồi sinh những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Hồi đầu tuần này, ông Moaz al-Khatib cho biết ông sẵn sàng thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Washington và Moscow có những bất đồng đáng kể về cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng Syria.
Tại hội nghị ông Biden hứa Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ phe đối lập Syria. Ông nói thêm là Tổng thống Bashar al-Assad “không còn thích hợp” để lãnh đạo đất nước và “phải từ chức.”
Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói điều kiện này không thể chấp nhận được.
Ông nói tiến trình được thoả thuận tại Geneva về Syria phải được tuân theo, bao gồm những cuộc thảo luận giữa các bên. Ông cũng bác bỏ một đề nghị của các nước tham dự hội nghị về việc thành lập một hành lang nhân đạo tại Syria do lực lượng không quân quốc tế đảm trách.
Ông Lavrov cho biết Nga quan ngại bất cứ hoạt động quân sự nào tại Syria được Liên Hiệp Quốc cho phép, ngay cả với mục đích nhân đạo, sẽ đưa đến việc can thiệp rộng hơn ở Syria, điều mà Nga tin là đã xảy ra với nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Libya. Nga, đồng minh của Syria, đã phủ quyết 3 nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm tăng cường áp lực lên Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nội chiến giữa phe nổi dậy Syria và chính phủ của Tổng thống Assad đã lan tràn khắp Syria kể từ khi xảy ra những cuộc biểu tình ôn hoà chống chính phủ vào tháng 3 năm 2011.
Liên Hiệp Quốc cho biết có ít nhất 60.000 người thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.
Cuộc gặp gỡ hôm thứ Bảy giữa ông Lavrov và ông Moaz al-Khatib không có sự hiện diện của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi, dù rằng có những khuyến nghị lúc ban đầu là cả bốn vị có thể gặp nhau tại miền nam nước Đức. Tuy nhiên lãnh tụ đối lập Syria sẽ gặp ông Biden cũng bên lề hội nghị này.
Hội nghị An ninh Munich năm nay được lập ra để hồi sinh những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Hồi đầu tuần này, ông Moaz al-Khatib cho biết ông sẵn sàng thương thuyết với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Washington và Moscow có những bất đồng đáng kể về cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng Syria.
Tại hội nghị ông Biden hứa Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ phe đối lập Syria. Ông nói thêm là Tổng thống Bashar al-Assad “không còn thích hợp” để lãnh đạo đất nước và “phải từ chức.”
Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói điều kiện này không thể chấp nhận được.
Ông nói tiến trình được thoả thuận tại Geneva về Syria phải được tuân theo, bao gồm những cuộc thảo luận giữa các bên. Ông cũng bác bỏ một đề nghị của các nước tham dự hội nghị về việc thành lập một hành lang nhân đạo tại Syria do lực lượng không quân quốc tế đảm trách.
Ông Lavrov cho biết Nga quan ngại bất cứ hoạt động quân sự nào tại Syria được Liên Hiệp Quốc cho phép, ngay cả với mục đích nhân đạo, sẽ đưa đến việc can thiệp rộng hơn ở Syria, điều mà Nga tin là đã xảy ra với nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về Libya. Nga, đồng minh của Syria, đã phủ quyết 3 nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhằm tăng cường áp lực lên Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Nội chiến giữa phe nổi dậy Syria và chính phủ của Tổng thống Assad đã lan tràn khắp Syria kể từ khi xảy ra những cuộc biểu tình ôn hoà chống chính phủ vào tháng 3 năm 2011.
Liên Hiệp Quốc cho biết có ít nhất 60.000 người thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.