Lực lượng tuần duyên Nhật đã cứu một người đàn ông Trung Quốc bị rơi xuống biển trong lúc tìm cách dùng khinh khí cầu để bay tới quần đảo có tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngày hôm nay, lực lượng tuần duyên Nhật cho biết họ đã tìm thấy ông Từ Soái Quân tại một nơi cách quần đảo Senkaku khoảng 20 kilomét về hướng nam. Họ nói rằng ông Từ không bị thương và đã được chuyển giao cho một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc.
Người đàn ông 35 tuổi này đã rời tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc hôm thứ tư, nhưng các giới chức nói rằng chỉ vài giờ sau đó ông đã đánh đi tín hiệu cầu cứu, rõ ràng là vì khí cầu của ông gặp phải luồng không khí nhiễu loạn.
Ông Matthew Linley, giáo sư chính trị học của Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết từ những năm đầu thập niên 190 đến nay nhiều người Trung Quốc và Nhật Bản đã tìm cách tới quần đảo này để đưa ra những tuyên cáo chính trị.
"Theo chỗ tôi được biết thì chưa ai dùng khinh khí cầu, nhưng một số người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông đã tìm cách tới quần đảo Senkaku. Nhưng không có người nào trong số đó được chính quyền cho phép. Họ là những người dân bình thường và trên cơ bản là họ muốn tìm cách phô bày niềm tự hào của dân tộc họ qua việc đặt chân lên những hòn đảo này."
Những hòn đảo không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đã làm cho quan hệ Trung-Nhật gặp phải rắc rối từ mấy mươi năm qua, nhưng vụ tranh chấp đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều trong vài năm gần đây.
Tháng 11 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời của quần đảo có tranh chấp và đòi hỏi tất cả các máy bay nước ngoài bay vào vùng này phải thông báo lý lịch và tuân hành mệnh lệnh của Trung Quốc.
Nhật Bản, cùng với Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, không công nhận vùng phòng không đó và đã phái máy bay quân sự bay vào để khẳng định lập trường. Các nước này xem việc thiết lập vùng phòng không là mưu toan mới nhất của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Trung Quốc nói rằng hành động của họ có tính chất phòng vệ và cho rằng những mối căng thẳng đã gia tăng chỉ vì chính phủ Nhật Bản mua lại những hòn đảo có tranh chấp từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Mới đây, quan hệ Trung-Nhật lại có thêm sóng gió vì Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo, nơi thờ phượng những người Nhật bỏ mình trong thời chiến, kể cả những can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Một số nước Á Châu từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật xem việc các giới chức của chính phủ ở Tokyo đến thăm đền thờ này là dấu hiệu cho thấy nước Nhật không thật tâm hối lỗi về những hành động tàn ác trong quá khứ.
Ngày hôm nay, lực lượng tuần duyên Nhật cho biết họ đã tìm thấy ông Từ Soái Quân tại một nơi cách quần đảo Senkaku khoảng 20 kilomét về hướng nam. Họ nói rằng ông Từ không bị thương và đã được chuyển giao cho một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc.
Người đàn ông 35 tuổi này đã rời tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc hôm thứ tư, nhưng các giới chức nói rằng chỉ vài giờ sau đó ông đã đánh đi tín hiệu cầu cứu, rõ ràng là vì khí cầu của ông gặp phải luồng không khí nhiễu loạn.
Ông Matthew Linley, giáo sư chính trị học của Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết từ những năm đầu thập niên 190 đến nay nhiều người Trung Quốc và Nhật Bản đã tìm cách tới quần đảo này để đưa ra những tuyên cáo chính trị.
"Theo chỗ tôi được biết thì chưa ai dùng khinh khí cầu, nhưng một số người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông đã tìm cách tới quần đảo Senkaku. Nhưng không có người nào trong số đó được chính quyền cho phép. Họ là những người dân bình thường và trên cơ bản là họ muốn tìm cách phô bày niềm tự hào của dân tộc họ qua việc đặt chân lên những hòn đảo này."
Những hòn đảo không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đã làm cho quan hệ Trung-Nhật gặp phải rắc rối từ mấy mươi năm qua, nhưng vụ tranh chấp đã trở nên gay gắt hơn rất nhiều trong vài năm gần đây.
Tháng 11 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời của quần đảo có tranh chấp và đòi hỏi tất cả các máy bay nước ngoài bay vào vùng này phải thông báo lý lịch và tuân hành mệnh lệnh của Trung Quốc.
Nhật Bản, cùng với Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, không công nhận vùng phòng không đó và đã phái máy bay quân sự bay vào để khẳng định lập trường. Các nước này xem việc thiết lập vùng phòng không là mưu toan mới nhất của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Trung Quốc nói rằng hành động của họ có tính chất phòng vệ và cho rằng những mối căng thẳng đã gia tăng chỉ vì chính phủ Nhật Bản mua lại những hòn đảo có tranh chấp từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật.
Mới đây, quan hệ Trung-Nhật lại có thêm sóng gió vì Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo, nơi thờ phượng những người Nhật bỏ mình trong thời chiến, kể cả những can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Một số nước Á Châu từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật xem việc các giới chức của chính phủ ở Tokyo đến thăm đền thờ này là dấu hiệu cho thấy nước Nhật không thật tâm hối lỗi về những hành động tàn ác trong quá khứ.