SEOUL —
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến viếng đền Yasukuni, nơi thờ phượng gần 2 triệu rưỡi tử sĩ Nhật, kể cả những can phạm tội ác chiến tranh trong thế chiến thứ hai. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật rằng Trung Quốc và Nam Triều Tiên đã lên án hành động của nhà lãnh đạo Nhật mà họ cho là gây tổn hại thêm cho mối quan hệ vốn đã có nhiều căng thẳng với các nước láng giềng.
Chuyến viếng thăm đền thờ Yasukuni ở Tokyo của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhanh chóng gặp phải sự lên án của các nước láng giềng từng là nạn nhân của chế độ thực dân và những hành vi xâm lấn của Nhật trước đây trong thời thế chiến thứ hai.
Ông Abe nói rằng chuyến viếng thăm của ông mang tính chất cá nhân, với mục đích bày tỏ sự tôn kính đối với những người đã khuất, và ông không hề có ý định xúc phạm tình cảm của người Trung Quốc hay người Triều Tiên. Ông nói rằng ông có mặt tại đền thờ này để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng nước Nhật chống đối chiến tranh.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã dùng những lời lẽ gay gắt để chỉ trích hành động của nhà lãnh đạo Nhật.
Ông Tần Cương nói rằng các nhà lãnh đạo Nhật đã xúc phạm một cách thô bạo tình cảm của nhân dân Trung Quốc và của nhân dân của các nước khác ở Á châu từng là nạn nhân của chiến tranh, và đã có những hành động công khai thách đố chính nghĩa của lịch sử và lương tâm của nhân loại. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ với phía Nhật Bản sự phản đối mạnh mẽ và sự lên án nghiêm khắc.
Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên trích lời một giới chức chính phủ nói rằng chuyến viếng đền thờ của ông Abe sẽ có những hậu quả về mặt ngoại giao.
Từ khi lên nắm quyền cách nay một năm, ông Abe đã nhiều lần đề nghị họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Nhưng Bắc Kinh và Seoul đã từ chối vì họ cho rằng nhà lãnh đạo Nhật tìm cách giải thích lại lịch sử thực dân và xâm lăng của nước ông.
Các nước láng giềng của Nhật cũng quan tâm về những kế hoạch của ông Abe nhằm thay đổi bản hiến pháp chủ hòa để nới rộng vai trò của lực lượng tự vệ Nhật.
Bộ trưởng Văn hóa Nam Triều Tiên Yoo Jin Ryong đã thay mặt chính phủ tuyên đọc một thông cáo ngắn trên đài truyền hình.
Ông Yoo nói rằng chuyến viếng thăm đền thờ Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe chứng tỏ sự ngộ nhận của nhà lãnh đạo Nhật đối với lịch sử. Ông Yoo nói thêm rằng hành động sai lầm đó phương hại tới sự ổn định và hợp tác trong vùng Đông Bắc Á.
Ông Abe là Thủ tướng Nhật đầu tiên đến thăm đền Yasukuni trong 7 năm nay. Trước đó, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã nhiều lần đến thăm đền thờ này và làm bùng ra những vụ biểu tình chống đối rầm rộ ở Trung Quốc.
Để cải thiện các mối quan hệ, ông Abe đã quyết định không đi thăm đền Yasukuni trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông từ năm 2006 đến năm 2007. Ông cũng có quyết định tương tự hồi tháng 8 vừa qua, khi một số chính khách Nhật đến thăm đền thờ này nhân dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh.
Hiện chưa rõ lý do ông Abe đi thăm đền Yasukuni trong lúc các mối quan hệ của Nhật ở Đông Bắc Á đang gặp căng thẳng vì những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và những tranh cãi về vấn đề lịch sử.
Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo đã bày tỏ sự thất vọng đối với hành động của ông Abe mà họ nói là sẽ khiến cho những mối căng thẳng của Nhật Bản với các nước láng giềng trở nên tệ hại hơn.
Chuyến viếng thăm đền thờ Yasukuni ở Tokyo của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhanh chóng gặp phải sự lên án của các nước láng giềng từng là nạn nhân của chế độ thực dân và những hành vi xâm lấn của Nhật trước đây trong thời thế chiến thứ hai.
Ông Abe nói rằng chuyến viếng thăm của ông mang tính chất cá nhân, với mục đích bày tỏ sự tôn kính đối với những người đã khuất, và ông không hề có ý định xúc phạm tình cảm của người Trung Quốc hay người Triều Tiên. Ông nói rằng ông có mặt tại đền thờ này để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng nước Nhật chống đối chiến tranh.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã dùng những lời lẽ gay gắt để chỉ trích hành động của nhà lãnh đạo Nhật.
Ông Tần Cương nói rằng các nhà lãnh đạo Nhật đã xúc phạm một cách thô bạo tình cảm của nhân dân Trung Quốc và của nhân dân của các nước khác ở Á châu từng là nạn nhân của chiến tranh, và đã có những hành động công khai thách đố chính nghĩa của lịch sử và lương tâm của nhân loại. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ với phía Nhật Bản sự phản đối mạnh mẽ và sự lên án nghiêm khắc.
Hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên trích lời một giới chức chính phủ nói rằng chuyến viếng đền thờ của ông Abe sẽ có những hậu quả về mặt ngoại giao.
Từ khi lên nắm quyền cách nay một năm, ông Abe đã nhiều lần đề nghị họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Nhưng Bắc Kinh và Seoul đã từ chối vì họ cho rằng nhà lãnh đạo Nhật tìm cách giải thích lại lịch sử thực dân và xâm lăng của nước ông.
Các nước láng giềng của Nhật cũng quan tâm về những kế hoạch của ông Abe nhằm thay đổi bản hiến pháp chủ hòa để nới rộng vai trò của lực lượng tự vệ Nhật.
Bộ trưởng Văn hóa Nam Triều Tiên Yoo Jin Ryong đã thay mặt chính phủ tuyên đọc một thông cáo ngắn trên đài truyền hình.
Ông Yoo nói rằng chuyến viếng thăm đền thờ Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe chứng tỏ sự ngộ nhận của nhà lãnh đạo Nhật đối với lịch sử. Ông Yoo nói thêm rằng hành động sai lầm đó phương hại tới sự ổn định và hợp tác trong vùng Đông Bắc Á.
Ông Abe là Thủ tướng Nhật đầu tiên đến thăm đền Yasukuni trong 7 năm nay. Trước đó, Thủ tướng Junichiro Koizumi đã nhiều lần đến thăm đền thờ này và làm bùng ra những vụ biểu tình chống đối rầm rộ ở Trung Quốc.
Để cải thiện các mối quan hệ, ông Abe đã quyết định không đi thăm đền Yasukuni trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông từ năm 2006 đến năm 2007. Ông cũng có quyết định tương tự hồi tháng 8 vừa qua, khi một số chính khách Nhật đến thăm đền thờ này nhân dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh.
Hiện chưa rõ lý do ông Abe đi thăm đền Yasukuni trong lúc các mối quan hệ của Nhật ở Đông Bắc Á đang gặp căng thẳng vì những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và những tranh cãi về vấn đề lịch sử.
Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo đã bày tỏ sự thất vọng đối với hành động của ông Abe mà họ nói là sẽ khiến cho những mối căng thẳng của Nhật Bản với các nước láng giềng trở nên tệ hại hơn.