Chi phí quốc phòng
Tổng thống Obama phải đối diện với việc tự động cắt giảm hơn 100 tỉ đô la ngân sách liên bang vào cuối năm nếu không đạt được thỏa hiệp với đảng Cộng hòa. Kế hoạch, được gọi là tạm thời theo từng giai đoạn, làm chậm lại nhịp độ chi tiêu quốc phòng.
Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên về chính sách ngoại giao, ông Obama nói đề nghị ngân sách quốc phòng của ông sẽ không “giảm” chi tiêu mà “vẫn giữ nguyên.” Ông cáo buộc đối thủ Romney đề nghị những chi tiêu quân sự không được các tướng lãnh yêu cầu.
Ông Romney muốn đảo ngược “kỷ nguyên Obama về cắt giảm chi tiêu quốc phòng.” Cựu Thống đốc bang Massachusettes nói mục tiêu của ông sẽ là đưa ra những chi phí cốt lõi về quốc phòng, bao gồm những quỹ cho những cuộc hành quân, mua bán, nghiên cứu và phát triển, ở mức tối thiểu là 4% tổng sản lượng nội địa của nước Mỹ.
Trong cuộc tranh luận vào tháng 10, ông Romney bênh vực kế hoạch xây dựng quân đội lớn hơn của ông bằng cách cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình của chính phủ, gồm có chương trình bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Obama mà những người chỉ trích gọi là “Obamacare.”
Trung Quốc
Tổng thống Obama tìm cách tiếp cận hòa hoãn hơn đối với Trung Quốc và không gọi Bắc Kinh là quốc gia dùng mánh khóe để vận dụng tiền tệ. Trong buổi tranh luận tháng 10, ông Obama nói chính quyền của ông có một kỷ lục thắng các vụ vi phạm mậu dịch chống lại Trung Quốc. Ông Obama sẽ tiếp tục gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề tiền tệ và sẽ kiên trì yêu cầu Trung Quốc tuân thủ “những qui định giống như các quốc gia khác.”
Ông Romney gọi Trung Quốc là quốc gia dùng mánh khóe vận dụng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Hoa Kỳ, làm giả nhiều hàng hóa của Mỹ. Ông Romney nói ông sẽ theo đuổi những chính sách làm giảm bớt quan hệ mậu dịch mất cân bằng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông thiên về việc duy trì và nới rộng sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại vùng tây Thái Bình Dương, một phần là để làm nản lòng bất cứ mưu đồ xâm lấn nào của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
http://www.youtube.com/embed/dBhy3_DCf0k
Tổng thống Obama phải đối diện với việc tự động cắt giảm hơn 100 tỉ đô la ngân sách liên bang vào cuối năm nếu không đạt được thỏa hiệp với đảng Cộng hòa. Kế hoạch, được gọi là tạm thời theo từng giai đoạn, làm chậm lại nhịp độ chi tiêu quốc phòng.
Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên về chính sách ngoại giao, ông Obama nói đề nghị ngân sách quốc phòng của ông sẽ không “giảm” chi tiêu mà “vẫn giữ nguyên.” Ông cáo buộc đối thủ Romney đề nghị những chi tiêu quân sự không được các tướng lãnh yêu cầu.
Ông Romney muốn đảo ngược “kỷ nguyên Obama về cắt giảm chi tiêu quốc phòng.” Cựu Thống đốc bang Massachusettes nói mục tiêu của ông sẽ là đưa ra những chi phí cốt lõi về quốc phòng, bao gồm những quỹ cho những cuộc hành quân, mua bán, nghiên cứu và phát triển, ở mức tối thiểu là 4% tổng sản lượng nội địa của nước Mỹ.
Trong cuộc tranh luận vào tháng 10, ông Romney bênh vực kế hoạch xây dựng quân đội lớn hơn của ông bằng cách cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình của chính phủ, gồm có chương trình bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Obama mà những người chỉ trích gọi là “Obamacare.”
Trung Quốc
Tổng thống Obama tìm cách tiếp cận hòa hoãn hơn đối với Trung Quốc và không gọi Bắc Kinh là quốc gia dùng mánh khóe để vận dụng tiền tệ. Trong buổi tranh luận tháng 10, ông Obama nói chính quyền của ông có một kỷ lục thắng các vụ vi phạm mậu dịch chống lại Trung Quốc. Ông Obama sẽ tiếp tục gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề tiền tệ và sẽ kiên trì yêu cầu Trung Quốc tuân thủ “những qui định giống như các quốc gia khác.”
Ông Romney gọi Trung Quốc là quốc gia dùng mánh khóe vận dụng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Hoa Kỳ, làm giả nhiều hàng hóa của Mỹ. Ông Romney nói ông sẽ theo đuổi những chính sách làm giảm bớt quan hệ mậu dịch mất cân bằng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông thiên về việc duy trì và nới rộng sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại vùng tây Thái Bình Dương, một phần là để làm nản lòng bất cứ mưu đồ xâm lấn nào của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
http://www.youtube.com/embed/dBhy3_DCf0k