Houston, Texas - Cuộc bầu cử Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ cũng như các chức vụ dân cử khác đã bắt đầu. Nhiều tiểu bang có "bầu cử sớm" để cử tri có thể đi bầu theo thời gian thuận tiện cho mỗi người. Tiểu bang North Carolina là nơi tổ chức bầu cử sớm từ tháng 9. Và tại đây, vào ngày thứ Hai 17 tháng 9, năm 2012, có hai cử tri đã đi bầu sớm nhất tại Mỹ trong mùa bầu cử năm nay.
Trong tiểu bang Texas, các cuộc bầu cử sớm bắt đầu vào ngày thứ Hai, 22 tháng 10 và kéo dài cho đến thứ Sáu, mùng 2 tháng 11năm 2012.
Theo các nguồn tin địa phương thì số người đi bầu sớm tại Texas năm nay vượt kỷ lục của kỳ tổng tuyển cử năm 2008. Riêng tại quận hạt Harris, bao gồm thành phố Houston và vùng phụ cận, số người đi bầu sớm cũng vượt kỷ lục. Báo cáo chính thức của tiểu bang Texas cho biết là nội trong 4 ngày đầu tiên, số người đi bầu sớm và bầu bằng thư, qua bưu điện, đã lên tới 252,752 người tại quận hạt Harris và 1,187,790 người tại 15 quận hạt lớn nhất tại Texas. So với năm 2008, con số này gia tăng khoảng 6.8%.
Cử tri gốc Việt cũng tích cực tham gia vào việc đi bầu sớm. Tại phòng phiếu vùng Tây Nam Houston có nhiều cử tri gốc Việt đi bầu vì vùng này có nhiếu người gốc Việt cư ngụ.
Một cử tri là ông Kha vừa bỏ phiếu xong, cho biết ông đi bầu sớm vì ngại rằng đến ngày bầu cử chính thức sẽ phải chờ đợi lâu:
“Sợ tới ngày đó đông quá nên đi bầu sớm cho nó dễ hơn. Tôi bầu tổng thống là ông Romney còn ông dân biểu ở đây là Hubert Võ, Việt Nam mình đó. Tôi nghĩ hồi xưa tới giờ thì Cộng Hòa giúp cho người Tự do nhiều hơn là Dân Chủ. Bầu cho Cộng Hòa để hy vọng thay đổi đất nước Việt Nam.”
Còn cử tri Nhất Nguyễn tỏ ý ngạc nhiên là năm nay người đi bầu sớm quá đông:
“Thường mấy năm đi bầu sớm thì không phải sắp hàng mà năm nay tôi tới, tôi thấy sắp hàng tôi cũng ngạc nhiên vì thấy tinh thần của tất cả người dân Mỹ họ rất là involve in trong cuộc bầu cử năm nay.”
Ông Nghĩa Nguyễn là một cử tri đứng tuổi thì nói là ông theo dõi cuộc tranh cử và chia sẻ lý do về sự lựa chọn của ông như sau:
“Chúng tôi theo dõi thì được biết rằng có nhiều điều của Đảng Cộng hòa có thể thích hợp với người Việt tị nạn của mình nhiều hơn.”
Khi được hỏi ý kiến của ông về Obamacare, ông Nghĩa nói:
“Vấn đề Obamacare, tôi thấy nếu mà sơ đẳng, thì mình thấy có vẻ là cũng thích hợp, nhưng mà đi vào chi tiết nhiều hơn thì tôi thấy cũng hơi khó đối với người Việt mình, nhất là những người cao niên, hoặc là cho thế hệ trẻ sau này phải mang một gánh nặng.”
Một cử tri khác là ông Sơn cho biết rằng ông đi bầu sớm để khỏi chờ đợi lâu vì phải dẫn thân mẫu trên 90 tuổi đi theo. Ông cũng cho biết thêm là đường lối ngoại giao là yếu tố quyết định lá phiếu của ông:
“Đi bầu sớm tại vì bà già chín mươi mấy tuồi, để ở nhà một mình không được nên phải dẫn cụ đi theo, để cụ ngồi trong xe. Tôi thì tôi bầu cho phe Cộng Hòa, có nhiều lý do lắm nhưng lý do chính là ông Cộng Hòa ống ấy có vẻ cứng rắn với lại ngoại quốc hơn là ông Obama.”
Còn bà Hương, thì cho rằng cần một vị tổng thống khác xem tình hình có tốt hơn không:
“Tại vì mấy năm rồi không thấy gì thay đổi hết, thấy còn tệ hơn nữa. Thôi, bầu ông kia lên coi có gì sáng sủa hơn không.”
Mặc dù Texas là tiểu bang ủng hộ đảng Cộng hòa rất mạnh mẽ nhưng cũng có không ít cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ và tổng thống Obama. Một vị cao niên là ông Khải nói lý do ông bầu cho tổng Thống Obama như sau:
“Tôi thì tôi bầu cho Obama vì tôi không muốn có sự xáo trộn nữa”.
Một cử tri khác là ông Nguyễn Kế Thi thì cho biết là quyết định của ông đặt trên vấn đề sức khỏe và việc làm. Ông chia sẻ nhận định của ông về hai ứng cử viên tổng thống như sau:
“Theo tôi nhận định thì bây giờ thì ông Mitt Romney cũng chỉ hứa thôi, chưa biết có làm được hay không, còn ông Obama thì cũng đã làm rồi, mặc dù ông không phải là người hoàn toàn nhưng tôi có thể cho ông thêm một nhiệm kỳ nữa.”
Và ông Thi nói thêm về Obamacare:
"Obamacare thì có người nói tốt, có ngưới nói xấu, tôi cũng chưa có nhận định được rõ ràng cho lắm. Theo tôi, nếu nói về sức khỏe thì theo lẽ tôi thấy là tốt chứ đâu có gì, tại vì mỗi người có bảo hiểm thì đỡ cho mình. Nếu mình làm việc có tiền nhưng mà nếu không có bảo hiểm, mà rủi mình bệnh một cái cũng coi như hết tiền."
Được hỏi ý kiến về cuộc bầu cử, bà Thi nói:
“Ông xã nói như vậy đủ rồi, tại vì tụi tôi cũng đồng chí hướng với nhau mà.”
Đa số cử tri, kể cả các cử tri gốc Việt, quan tâm rất nhiều đến các chủ trương phục hồi kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp và cải tổ ý tế, giáo dục thì vấn đề quân sự, ngoại giao lại làm một số người khác quan tâm. Môt cử tri trẻ là cô Lina Nguyễn chia sẻ quan điểm của cô như sau:
“Em muốn nói về foreign policy nhiều hơn, tức là giữa nước Mỹ với các nước ngoài. Kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng nhưng em nghĩ quân sự cũng là một vấn đề quan trọng không kém.”
Trong khi cơn bão Sandy, được mệnh danh là “cơn bão thế kỷ" đang đe dọa các tiểu bang miền đông bắc Hoa Kỳ, kể cả thủ đô Washington, thì Houston lại có những ngày đẹp trời nhất trong năm, với gió thu lành lạnh và nắng vàng rực rỡ. Cử tri Hoa Kỳ đủ mọi sắc dân lũ lượt tới các phòng phiếu mở sớm để tránh sự chờ đợi trong ngày bầu cử chính thức.
Cộng đồng người Việt là một cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ nên những lá phiếu của họ có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, nhưng cũng gây tiếng vang đáng kể và có thể tạo ra những thay đổi tại địa phương.
Nói về sự quan trọng của việc đi bầu đối với các cử tri gốc Việt, ông Nguyễn Kế Thi nói rằng mỗi cử tri gốc Việt phải đi bầu để cộng đồng người Việt có tiếng nói trong chính trường Hoa Kỳ:
“Theo tôi nghĩ, thì bây giờ, chủ yếu là mình đi bầu, đảng nào cũng được, để mình có tiếng nói, rồi mình đưa lên các thỉnh nguyện của mình. Tôi nghĩ là, nếu mình không đi bầu thì mình không có tiếng nói mạnh.”
Và ông Nhất Nguyễn cũng có cùng quan điểm:
“Đã là người công dân trên đất Mỹ này thì chúng ta nên cố gắng đi bầu, cho dù bầu cho đảng nào đi nữa, chúng ta cũng cố gắng đi bầu. Đi bầu nói lên quyền lợi của người dân trên đất Mỹ, nói chung quyền lợi của chúng ta, nó cũng góp phần rất quan trọng cho tiếng nói của người Việt Nam là một cộng đồng thiểu số trên đất nước Hoa Kỳ."
Trong tiểu bang Texas, các cuộc bầu cử sớm bắt đầu vào ngày thứ Hai, 22 tháng 10 và kéo dài cho đến thứ Sáu, mùng 2 tháng 11năm 2012.
Theo các nguồn tin địa phương thì số người đi bầu sớm tại Texas năm nay vượt kỷ lục của kỳ tổng tuyển cử năm 2008. Riêng tại quận hạt Harris, bao gồm thành phố Houston và vùng phụ cận, số người đi bầu sớm cũng vượt kỷ lục. Báo cáo chính thức của tiểu bang Texas cho biết là nội trong 4 ngày đầu tiên, số người đi bầu sớm và bầu bằng thư, qua bưu điện, đã lên tới 252,752 người tại quận hạt Harris và 1,187,790 người tại 15 quận hạt lớn nhất tại Texas. So với năm 2008, con số này gia tăng khoảng 6.8%.
Cử tri gốc Việt cũng tích cực tham gia vào việc đi bầu sớm. Tại phòng phiếu vùng Tây Nam Houston có nhiều cử tri gốc Việt đi bầu vì vùng này có nhiếu người gốc Việt cư ngụ.
Một cử tri là ông Kha vừa bỏ phiếu xong, cho biết ông đi bầu sớm vì ngại rằng đến ngày bầu cử chính thức sẽ phải chờ đợi lâu:
“Sợ tới ngày đó đông quá nên đi bầu sớm cho nó dễ hơn. Tôi bầu tổng thống là ông Romney còn ông dân biểu ở đây là Hubert Võ, Việt Nam mình đó. Tôi nghĩ hồi xưa tới giờ thì Cộng Hòa giúp cho người Tự do nhiều hơn là Dân Chủ. Bầu cho Cộng Hòa để hy vọng thay đổi đất nước Việt Nam.”
Còn cử tri Nhất Nguyễn tỏ ý ngạc nhiên là năm nay người đi bầu sớm quá đông:
“Thường mấy năm đi bầu sớm thì không phải sắp hàng mà năm nay tôi tới, tôi thấy sắp hàng tôi cũng ngạc nhiên vì thấy tinh thần của tất cả người dân Mỹ họ rất là involve in trong cuộc bầu cử năm nay.”
Ông Nghĩa Nguyễn là một cử tri đứng tuổi thì nói là ông theo dõi cuộc tranh cử và chia sẻ lý do về sự lựa chọn của ông như sau:
“Chúng tôi theo dõi thì được biết rằng có nhiều điều của Đảng Cộng hòa có thể thích hợp với người Việt tị nạn của mình nhiều hơn.”
Khi được hỏi ý kiến của ông về Obamacare, ông Nghĩa nói:
“Vấn đề Obamacare, tôi thấy nếu mà sơ đẳng, thì mình thấy có vẻ là cũng thích hợp, nhưng mà đi vào chi tiết nhiều hơn thì tôi thấy cũng hơi khó đối với người Việt mình, nhất là những người cao niên, hoặc là cho thế hệ trẻ sau này phải mang một gánh nặng.”
Một cử tri khác là ông Sơn cho biết rằng ông đi bầu sớm để khỏi chờ đợi lâu vì phải dẫn thân mẫu trên 90 tuổi đi theo. Ông cũng cho biết thêm là đường lối ngoại giao là yếu tố quyết định lá phiếu của ông:
“Đi bầu sớm tại vì bà già chín mươi mấy tuồi, để ở nhà một mình không được nên phải dẫn cụ đi theo, để cụ ngồi trong xe. Tôi thì tôi bầu cho phe Cộng Hòa, có nhiều lý do lắm nhưng lý do chính là ông Cộng Hòa ống ấy có vẻ cứng rắn với lại ngoại quốc hơn là ông Obama.”
Còn bà Hương, thì cho rằng cần một vị tổng thống khác xem tình hình có tốt hơn không:
“Tại vì mấy năm rồi không thấy gì thay đổi hết, thấy còn tệ hơn nữa. Thôi, bầu ông kia lên coi có gì sáng sủa hơn không.”
Mặc dù Texas là tiểu bang ủng hộ đảng Cộng hòa rất mạnh mẽ nhưng cũng có không ít cử tri ủng hộ đảng Dân Chủ và tổng thống Obama. Một vị cao niên là ông Khải nói lý do ông bầu cho tổng Thống Obama như sau:
“Tôi thì tôi bầu cho Obama vì tôi không muốn có sự xáo trộn nữa”.
Một cử tri khác là ông Nguyễn Kế Thi thì cho biết là quyết định của ông đặt trên vấn đề sức khỏe và việc làm. Ông chia sẻ nhận định của ông về hai ứng cử viên tổng thống như sau:
“Theo tôi nhận định thì bây giờ thì ông Mitt Romney cũng chỉ hứa thôi, chưa biết có làm được hay không, còn ông Obama thì cũng đã làm rồi, mặc dù ông không phải là người hoàn toàn nhưng tôi có thể cho ông thêm một nhiệm kỳ nữa.”
Và ông Thi nói thêm về Obamacare:
"Obamacare thì có người nói tốt, có ngưới nói xấu, tôi cũng chưa có nhận định được rõ ràng cho lắm. Theo tôi, nếu nói về sức khỏe thì theo lẽ tôi thấy là tốt chứ đâu có gì, tại vì mỗi người có bảo hiểm thì đỡ cho mình. Nếu mình làm việc có tiền nhưng mà nếu không có bảo hiểm, mà rủi mình bệnh một cái cũng coi như hết tiền."
Được hỏi ý kiến về cuộc bầu cử, bà Thi nói:
“Ông xã nói như vậy đủ rồi, tại vì tụi tôi cũng đồng chí hướng với nhau mà.”
Đa số cử tri, kể cả các cử tri gốc Việt, quan tâm rất nhiều đến các chủ trương phục hồi kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp và cải tổ ý tế, giáo dục thì vấn đề quân sự, ngoại giao lại làm một số người khác quan tâm. Môt cử tri trẻ là cô Lina Nguyễn chia sẻ quan điểm của cô như sau:
“Em muốn nói về foreign policy nhiều hơn, tức là giữa nước Mỹ với các nước ngoài. Kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng nhưng em nghĩ quân sự cũng là một vấn đề quan trọng không kém.”
Trong khi cơn bão Sandy, được mệnh danh là “cơn bão thế kỷ" đang đe dọa các tiểu bang miền đông bắc Hoa Kỳ, kể cả thủ đô Washington, thì Houston lại có những ngày đẹp trời nhất trong năm, với gió thu lành lạnh và nắng vàng rực rỡ. Cử tri Hoa Kỳ đủ mọi sắc dân lũ lượt tới các phòng phiếu mở sớm để tránh sự chờ đợi trong ngày bầu cử chính thức.
Cộng đồng người Việt là một cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ nên những lá phiếu của họ có lẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, nhưng cũng gây tiếng vang đáng kể và có thể tạo ra những thay đổi tại địa phương.
Nói về sự quan trọng của việc đi bầu đối với các cử tri gốc Việt, ông Nguyễn Kế Thi nói rằng mỗi cử tri gốc Việt phải đi bầu để cộng đồng người Việt có tiếng nói trong chính trường Hoa Kỳ:
“Theo tôi nghĩ, thì bây giờ, chủ yếu là mình đi bầu, đảng nào cũng được, để mình có tiếng nói, rồi mình đưa lên các thỉnh nguyện của mình. Tôi nghĩ là, nếu mình không đi bầu thì mình không có tiếng nói mạnh.”
Và ông Nhất Nguyễn cũng có cùng quan điểm:
“Đã là người công dân trên đất Mỹ này thì chúng ta nên cố gắng đi bầu, cho dù bầu cho đảng nào đi nữa, chúng ta cũng cố gắng đi bầu. Đi bầu nói lên quyền lợi của người dân trên đất Mỹ, nói chung quyền lợi của chúng ta, nó cũng góp phần rất quan trọng cho tiếng nói của người Việt Nam là một cộng đồng thiểu số trên đất nước Hoa Kỳ."
Loading...