Hôm thứ Tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tiên đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ít đi đôi chút trong năm 2013 so với kỳ vọng trước đây, vì khu vực đồng euro sẽ vẫn còn sa lầy trong tình trạng suy thoái hai năm liên tiếp.
IMF dự phóng tăng trưởng GDP của cả năm là 3,5 phần trăm trong năm nay, sụt 0,1 điểm so với dự báo của họ hồi tháng 10; và 4,1 phần trăm trong năm 2014.
IMF nói mặc dù có những nỗ lực của khối sử dụng euro để chống lại cuộc khủng hoảng nợ công, trong đó có một đáp ứng mạnh mẽ trên khắp EU, sự phục hồi sau tình trạng co cụm kéo dài vẫn bị chậm lại.
IMF nói nền kinh tế EU giờ đây e rằng sẽ co cụm 0,2 phần trăm trong năm nay, thay vì tăng trưởng khoảng 0,2 phần trăm.
IMF nói cách tái đánh giá của họ cho EU- nơi mà Hy Lạp, Ireland, và Bồ Đào Nha đang được IMF cứu nguy, và Chypre có thể là nước kế tiếp- bắt nguồn từ những cải tiến trì trệ trong ngành ngân hàng và cách giải quyết cuộc khủng hoảng vẫn chưa dứt khoát, mặc dù có những tiến bộ mới đây.
Tuy nhiên, trong năm 2013, những tay thắng sẽ bắt đầu được nới lỏng, miễn là những cải tổ chính sách được dự trù giải quyết cuộc khủng hoảng được tiếp tục thi hành.
Nền kinh tế Đức, nước có nền kinh tế đứng đầu Châu Âu, hy vọng tăng trưởng 0,6 phần trăm trong năm nay, thấp 0,3 điểm so với dự báo lần trước.
Báo cáo cập nhật của IMF về triển vọng kinh tế thế giới nhấn mạnh tới sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp khắc khổ tại các nước có vấn đề, và các nền kinh tế còn mạnh cần phải ủng hộ.
Phúc trình cũng kêu gọi tiến đến một liên hiệp ngân hàng đầy đủ và hội nhập tài chính sâu xa hơn.
IMF kêu gọi Hoa Kỳ nâng cao mức trần vay nợ ngay lập tức và thỏa thuận một kế hoạch củng cố tài chính, tập trung vào quyền sở hữu và cải tổ về thuế.
Đối với Nhật Bản, ưu tiên là thực hiện cải tổ cơ cấu và sử dụng một chính sách nới lỏng tiền tệ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và kềm chế lạm phát.
IMF dự báo rằng các thị trường mới trỗi dậy và các quốc gia đang phát triển lại sẽ giúp ích cho cỗ máy kinh tế toàn cầu trong năm 2013, tăng trưởng tổng hợp của nhóm này là 5,5 phần trăm.
GDP của Trung Quốc hy vọng sẽ tăng trưởng 8,2 phần trăm, tiếp theo là Ấn Độ, 5,9 phần trăm, và 3,5 phần trăm tại Brazil và Mexico.
(AFP, Reuters)
IMF dự phóng tăng trưởng GDP của cả năm là 3,5 phần trăm trong năm nay, sụt 0,1 điểm so với dự báo của họ hồi tháng 10; và 4,1 phần trăm trong năm 2014.
IMF nói mặc dù có những nỗ lực của khối sử dụng euro để chống lại cuộc khủng hoảng nợ công, trong đó có một đáp ứng mạnh mẽ trên khắp EU, sự phục hồi sau tình trạng co cụm kéo dài vẫn bị chậm lại.
IMF nói nền kinh tế EU giờ đây e rằng sẽ co cụm 0,2 phần trăm trong năm nay, thay vì tăng trưởng khoảng 0,2 phần trăm.
IMF nói cách tái đánh giá của họ cho EU- nơi mà Hy Lạp, Ireland, và Bồ Đào Nha đang được IMF cứu nguy, và Chypre có thể là nước kế tiếp- bắt nguồn từ những cải tiến trì trệ trong ngành ngân hàng và cách giải quyết cuộc khủng hoảng vẫn chưa dứt khoát, mặc dù có những tiến bộ mới đây.
Tuy nhiên, trong năm 2013, những tay thắng sẽ bắt đầu được nới lỏng, miễn là những cải tổ chính sách được dự trù giải quyết cuộc khủng hoảng được tiếp tục thi hành.
Báo cáo cập nhật của IMF về triển vọng kinh tế thế giới nhấn mạnh tới sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp khắc khổ tại các nước có vấn đề, và các nền kinh tế còn mạnh cần phải ủng hộ.
Phúc trình cũng kêu gọi tiến đến một liên hiệp ngân hàng đầy đủ và hội nhập tài chính sâu xa hơn.
IMF kêu gọi Hoa Kỳ nâng cao mức trần vay nợ ngay lập tức và thỏa thuận một kế hoạch củng cố tài chính, tập trung vào quyền sở hữu và cải tổ về thuế.
Đối với Nhật Bản, ưu tiên là thực hiện cải tổ cơ cấu và sử dụng một chính sách nới lỏng tiền tệ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng và kềm chế lạm phát.
IMF dự báo rằng các thị trường mới trỗi dậy và các quốc gia đang phát triển lại sẽ giúp ích cho cỗ máy kinh tế toàn cầu trong năm 2013, tăng trưởng tổng hợp của nhóm này là 5,5 phần trăm.
GDP của Trung Quốc hy vọng sẽ tăng trưởng 8,2 phần trăm, tiếp theo là Ấn Độ, 5,9 phần trăm, và 3,5 phần trăm tại Brazil và Mexico.
(AFP, Reuters)