HOUSTON, TEXAS —
Lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama đã diễn ra rất trang trọng ngày 21 tháng Giêng năm 2013 tại thủ đô Washington D.C. Các nhà quan sát cho rằng lễ tuyên thệ kỳ này không to lớn như lễ tuyên thệ của nhiệm kỳ đầu, vì năm 2009 ông Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kỳ này cũng có khoảng tám trăm ngàn người tụ về thủ đô Washington D.C. để tham dự. Trong khi đó có lẽ hàng tỷ người trên khắp thế giới theo dõi lễ tuyên thệ nhậm chức qua các hệ thống truyền thông để biết những chủ điểm của chính sách Hoa Kỳ trong tương lai.
Đối với người Mỹ, bài diễn văn nhậm chức có một tầm quan trọng đặc biệt vì những đường hướng chính trị của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chính họ. Bài diễn văn nhậm chức năm nay của Tổng Thống Obama kéo dài khoảng18 phút và nêu lên khá nhiều chi tiết cho đường hướng trong nhiệm kỳ tới của ông.
Trong số những người Mỹ gốc Việt tham dự lễ tuyên thệ có Tiến Sĩ Văn Toại. Là một chuyên gia Kinh tế tại vùng Washington, D.C., Tiến sĩ Văn Toại chia sẻ cảm tưởng của ông khi chứng kiến lễ tuyên thệ:
“Nói chung, cảm giác đầu tiên của tôi là ông Obama kỳ này rất khác ông Obama kỳ trước. Bốn năm trước đây thì tôi thấy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh chưa ai thấy trước bao giờ cả. Thứ hai nữa là lòng nhiệt thành của giới trẻ với thêm nữa là một cao trào lịch sử rất hiếm có, nó đã tạo dịp cho một chính khách trẻ tuổi như ông Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã vượt lên hết mọi người để đến đỉnh cao quyền lực của quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.”
Ông nhận xét thêm về vị trí của Tổng thống Obama trong lần tuyên thệ nhiệm kỳ thứ hai:
“Lần này khác hẳn lần trước, Tổng thống Obama ngày hôm nay được tái cử như là một chính trị gia kinh nghiệm, đầy tự tin và đã được thử lửa và đã được tái nhiệm dựa trên căn bản của những thành quả của chính mình. Đặc biệt trong nhiều lãnh vực chứ không chỉ một hai lãnh vực mà thôi. Thứ nhất là cân bằng lương bổng cho phụ nữ đối với đàn ông, thứ hai là cải tổ bảo hiểm sức khỏe, cái này rất là lớn, thứ ba là quyền lợi cho người đồng tính, thứ tư nữa là giải quyết vấn đề chiến tranh bên Iraq và đồng thời cũng làm dịu bớt chiến tranh và những bó buộc của Hoa Kỳ với Afghanistan. Cái điều quan trọng nữa là kinh tế đã bắt đầu phục hồi lần lần sau cơn khủng hoảng thời tổng thống Bush.”
Tiến sĩ Văn Toại cho rằng trong bài diễn văn tổng thống Obama đề ra những mục tiêu dài hạn để tiến đến một xã hội công bằng:
“Tổng thống đã đặt cho mình những mục đích rất cao trong thời hạn rất ngắn trong khi ở quốc hội đảng Cộng Hòa vẫn giữ đa số ở Hạ Viện mà nhiệm kỳ tổng thống chỉ có bốn năm mà thôi. Cho nên sau khi nhìn qua chương trình ông phác họa ra thì mình thấy có nhiều điểm mình không ngờ được, không dám tin rằng ông có thể thành tựu hết được. Nhưng mà như một danh nhân nào nói đó là, thà mình nhắm vào mục đích rất cao rồi mình đi được nửa đường còn hơn mình không có mục đích nào cả. Cho nên nghe bản diễn văn ngày hôm nay với ý thức đó trong đầu óc thì cái vấn đề quan trọng nhất của ông là nhấn mạnh đến công bằng xã hội.”
Tuy nhiên một nhà bình luận chính trị tại Houston là ông Phạm Cơ cho rằng bài diễn văn nhậm chức chỉ nói khái quát và nhằm tạo sự đoàn kết giữa hai đảng:
“Tôi thấy bài diễn văn nhậm chức chỉ nói khái quát thôi tại vì chỉ một tuần nữa thôi thì ông sẽ đọc bài thông điệp liên bang, thì ông sẽ nói nhiều hơn nhưng mà cái chính là ông muốn hòa giải hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để đoàn kết tiến lên, vậy thôi.”
Trong khi đó ông Đặng Quốc Việt là một nhà bình luận chính trị khác tại Houston cũng để ý đến sự khó khăn mà Tổng Thống Obama cần khắc phục là tạo được sự đoàn kết giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa:
"Có nhiều vấn đề ông đề cập một cách tổng quát và chắc chắn rằng trong nhiệm kỳ bốn năm trước mắt còn rất nhiều khó khăn để ông có thể vượt qua. Và nếu ông vượt qua được những vấn đề phân hóa trong nước Mỹ, cũng như ông đang tiến hành một cuộc cách mạng về vấn đề y tế mà ông thành công, thì phải nói ông sẽ là một những vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ tạo được sự thay đổi cho đất nước Hoa Kỳ.”
Mặc dù trong bài diễn văn của TT Obama chỉ có một đoạn rất ngắn nói rằng Hoa Kỳ vẫn là cột trụ liên minh hùng mạnh tại mọi nơi trên thế giới, nhưng ông Đặng Quốc Việt tin rằng sự kiện Hoa Kỳ lên tiếng về việc tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy Hoa Kỳ không dửng dưng trước vấn nạn Biển Đông:
“Trong bài diễn văn thì ông không nói hết nhưng qua những phát biểu cách đây hai ngày của ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton thì nó thể hiện chính sách của Hoa Kỳ ở tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại vùng biển Đông và Hoa Đông là sự công nhận của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Nhật Bản tại đảo Điếu Ngư. Điều này nói lên một cái là chúng ta thấy Hoa Kỳ không còn đứng ngoài các vụ tranh chấp giữa các quốc gia như Nhật Bản với Trung Quốc mà Hoa Kỳ đã đứng thẳng về phía Nhật Bản. Chúng ta hy vọng trong tương lai, ngay ở Biển Đông nơi mà đất nước chúng ta phải đương đầu với với sự xâm lăng mạnh mẽ của Trung Cộng, thì Hoa Kỳ cũng sẽ có một thái độ rõ ràng hơn, để chúng ta hy vọng Hoa Kỳ sẽ cùng đứng với người dân Việt Nam để ổn định được nền hòa bình tại Biển Đông.”
Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama là một sự kiện chính trị được thế giới chú ý và bình luận rất nhiều. Trong khi các nhà phân tích chính trị trên các cơ quan truyền thông không ngớt phân tích những vấn đề trọng đại mà Hoa Kỳ đang đối mặt thì những người dân bình thường đặc biệt chú trọng vào khía cạnh kinh tế. Bà Tường Vy là một cư dân Houston chia sẻ:
“Tôi hy vọng Tổng thống sẽ làm cho nền kinh tế của Hoa Kỳ khá hơn nhiệm kỳ trước.”
Và một cư dân khác tại Houston là bà Phi Khanh thì nói lên ước vọng sâu xa của những người Việt tha hương:
“Một ước vọng duy nhất là nếu ông có thể giúp được nguyện vọng của những người Việt Nam là đưa nước Việt Nam đến một nước có tự do, dân chủ và nhân quyền.”
Đối với người Mỹ, bài diễn văn nhậm chức có một tầm quan trọng đặc biệt vì những đường hướng chính trị của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chính họ. Bài diễn văn nhậm chức năm nay của Tổng Thống Obama kéo dài khoảng18 phút và nêu lên khá nhiều chi tiết cho đường hướng trong nhiệm kỳ tới của ông.
Trong số những người Mỹ gốc Việt tham dự lễ tuyên thệ có Tiến Sĩ Văn Toại. Là một chuyên gia Kinh tế tại vùng Washington, D.C., Tiến sĩ Văn Toại chia sẻ cảm tưởng của ông khi chứng kiến lễ tuyên thệ:
“Nói chung, cảm giác đầu tiên của tôi là ông Obama kỳ này rất khác ông Obama kỳ trước. Bốn năm trước đây thì tôi thấy cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh chưa ai thấy trước bao giờ cả. Thứ hai nữa là lòng nhiệt thành của giới trẻ với thêm nữa là một cao trào lịch sử rất hiếm có, nó đã tạo dịp cho một chính khách trẻ tuổi như ông Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã vượt lên hết mọi người để đến đỉnh cao quyền lực của quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.”
Ông nhận xét thêm về vị trí của Tổng thống Obama trong lần tuyên thệ nhiệm kỳ thứ hai:
“Lần này khác hẳn lần trước, Tổng thống Obama ngày hôm nay được tái cử như là một chính trị gia kinh nghiệm, đầy tự tin và đã được thử lửa và đã được tái nhiệm dựa trên căn bản của những thành quả của chính mình. Đặc biệt trong nhiều lãnh vực chứ không chỉ một hai lãnh vực mà thôi. Thứ nhất là cân bằng lương bổng cho phụ nữ đối với đàn ông, thứ hai là cải tổ bảo hiểm sức khỏe, cái này rất là lớn, thứ ba là quyền lợi cho người đồng tính, thứ tư nữa là giải quyết vấn đề chiến tranh bên Iraq và đồng thời cũng làm dịu bớt chiến tranh và những bó buộc của Hoa Kỳ với Afghanistan. Cái điều quan trọng nữa là kinh tế đã bắt đầu phục hồi lần lần sau cơn khủng hoảng thời tổng thống Bush.”
Tiến sĩ Văn Toại cho rằng trong bài diễn văn tổng thống Obama đề ra những mục tiêu dài hạn để tiến đến một xã hội công bằng:
“Tổng thống đã đặt cho mình những mục đích rất cao trong thời hạn rất ngắn trong khi ở quốc hội đảng Cộng Hòa vẫn giữ đa số ở Hạ Viện mà nhiệm kỳ tổng thống chỉ có bốn năm mà thôi. Cho nên sau khi nhìn qua chương trình ông phác họa ra thì mình thấy có nhiều điểm mình không ngờ được, không dám tin rằng ông có thể thành tựu hết được. Nhưng mà như một danh nhân nào nói đó là, thà mình nhắm vào mục đích rất cao rồi mình đi được nửa đường còn hơn mình không có mục đích nào cả. Cho nên nghe bản diễn văn ngày hôm nay với ý thức đó trong đầu óc thì cái vấn đề quan trọng nhất của ông là nhấn mạnh đến công bằng xã hội.”
Tuy nhiên một nhà bình luận chính trị tại Houston là ông Phạm Cơ cho rằng bài diễn văn nhậm chức chỉ nói khái quát và nhằm tạo sự đoàn kết giữa hai đảng:
“Tôi thấy bài diễn văn nhậm chức chỉ nói khái quát thôi tại vì chỉ một tuần nữa thôi thì ông sẽ đọc bài thông điệp liên bang, thì ông sẽ nói nhiều hơn nhưng mà cái chính là ông muốn hòa giải hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để đoàn kết tiến lên, vậy thôi.”
Trong khi đó ông Đặng Quốc Việt là một nhà bình luận chính trị khác tại Houston cũng để ý đến sự khó khăn mà Tổng Thống Obama cần khắc phục là tạo được sự đoàn kết giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa:
"Có nhiều vấn đề ông đề cập một cách tổng quát và chắc chắn rằng trong nhiệm kỳ bốn năm trước mắt còn rất nhiều khó khăn để ông có thể vượt qua. Và nếu ông vượt qua được những vấn đề phân hóa trong nước Mỹ, cũng như ông đang tiến hành một cuộc cách mạng về vấn đề y tế mà ông thành công, thì phải nói ông sẽ là một những vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ tạo được sự thay đổi cho đất nước Hoa Kỳ.”
Mặc dù trong bài diễn văn của TT Obama chỉ có một đoạn rất ngắn nói rằng Hoa Kỳ vẫn là cột trụ liên minh hùng mạnh tại mọi nơi trên thế giới, nhưng ông Đặng Quốc Việt tin rằng sự kiện Hoa Kỳ lên tiếng về việc tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy Hoa Kỳ không dửng dưng trước vấn nạn Biển Đông:
“Trong bài diễn văn thì ông không nói hết nhưng qua những phát biểu cách đây hai ngày của ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton thì nó thể hiện chính sách của Hoa Kỳ ở tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là tại vùng biển Đông và Hoa Đông là sự công nhận của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Nhật Bản tại đảo Điếu Ngư. Điều này nói lên một cái là chúng ta thấy Hoa Kỳ không còn đứng ngoài các vụ tranh chấp giữa các quốc gia như Nhật Bản với Trung Quốc mà Hoa Kỳ đã đứng thẳng về phía Nhật Bản. Chúng ta hy vọng trong tương lai, ngay ở Biển Đông nơi mà đất nước chúng ta phải đương đầu với với sự xâm lăng mạnh mẽ của Trung Cộng, thì Hoa Kỳ cũng sẽ có một thái độ rõ ràng hơn, để chúng ta hy vọng Hoa Kỳ sẽ cùng đứng với người dân Việt Nam để ổn định được nền hòa bình tại Biển Đông.”
Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama là một sự kiện chính trị được thế giới chú ý và bình luận rất nhiều. Trong khi các nhà phân tích chính trị trên các cơ quan truyền thông không ngớt phân tích những vấn đề trọng đại mà Hoa Kỳ đang đối mặt thì những người dân bình thường đặc biệt chú trọng vào khía cạnh kinh tế. Bà Tường Vy là một cư dân Houston chia sẻ:
“Tôi hy vọng Tổng thống sẽ làm cho nền kinh tế của Hoa Kỳ khá hơn nhiệm kỳ trước.”
Và một cư dân khác tại Houston là bà Phi Khanh thì nói lên ước vọng sâu xa của những người Việt tha hương:
“Một ước vọng duy nhất là nếu ông có thể giúp được nguyện vọng của những người Việt Nam là đưa nước Việt Nam đến một nước có tự do, dân chủ và nhân quyền.”