Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang ra điều trần trước Ủy ban Ðối ngoại Thượng viện về những sai sót có liên quan đến vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm ngoái vào phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Benghazi, Libya, trong đó đại sứ Hoa Kỳ Chris Stevens và 3 người Mỹ khác tử nạn.
Bà Clinton dự trù sẽ nói về cách thức cơ quan của bà thi hành các đề xuất của Ban Xét duyệt Trách nhiệm điều tra vụ tấn công.
Cuộc xét duyệt gọi an ninh tại tòa nhà ở Benghazi là “hết sức yếu kém” và nói những người làm việc ở đây cảm thấy rằng Benghazi không phải là một ưu tiên cao đối với các giới chức ở Washington.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm thứ ba nói bà Clinton vẫn luôn nhận lãnh trách nhiệm về những gì sai trái. Bà Nuland nói bà Clinton đã cam kết chấp nhận mọi đề nghị của ban xét duyệt và bắt đầu thi hành các đề nghị đó ngay trước khi bà rời chức.
Hôm thứ ba, bà Nuland nói: “Quý vị sẽ nhớ lại rằng bà đã cam kết không những chấp nhận tất cả 29 điểm đề nghị, mà còn xúc tiến ngay các đề nghị đó trước khi người kế nhiệm bà nhận chức. Do đó tôi nghĩ bà sẽ trình bày thực trạng việc này.”
Vào xế ngày thứ tư, Ngoại trưởng Clinton sẽ ra điều trần trước Uỷ ban Ngoại vụ Hạ viện Hoa Kỳ.
Ðây có phần chắc sẽ là cuộc điều trần cuối cùng của Ngoại trưởng Clinton trước khi bà sắp rời chức nay mai. Tổng thống Barack Obama đã đề cử Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts John Kerry lên thay thế bà.
Các kết quả điều tra của ủy ban
Ban Xét duyệt Trách nhiệm cho hay các sơ suất mang tính hệ thống và các khiếm khuyết về quản lý” bên trong 2 văn phòng của Bộ Ngoại giao đã dẫn tới một vị thế an ninh không đầy đủ để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố tại các cơ sở ở Benghazi. Ban này nói con số nhân viên an ninh ngoại giao ở đó vào thời điểm xảy ra vụ tấn công là “không đầy đủ” bất kể những yêu cầu liên tục của các nhà ngoại giao ở Libya đề nghị tăng nhân số.
Ban đã đưa ra nhiều đề nghị, trong đó có việc tăng cường an ninh ở các cơ sở tạm thời trong các khu vực rủi ro cao. Ban cũng hối thúc Bộ Ngoại giao kéo dài nhiệm kỳ cho chương trình và nhân viên an ninh ở các nhiệm sở có rủi ro cao.
Ủy ban nói “bản chất đoản kỳ, tạm thời” của ban nhân viên tại phái bộ Benghazi đã đưa đến hậu quả là “sự hiểu biết về cơ chế bị giảm thiểu” và thiếu liên tục.
Phản ứng sơ khởi trước vụ tấn công bị chỉ trích
Vụ tấn công ở Benghazi và phản ứng sơ khởi từ phía chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã trở thành một vấn đề bị chỉ trích nặng nề trong những tuần lễ trước ngày ông Obama tái đắc cử vào tháng 11.
Ðại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice đã bị các nhà lập pháp của đảng Cộng Hoà chỉ trích sau khi bà thoạt đầu mô tả vụ tấn công là “phản ứng tự phát” trước các vụ biểu tình gần đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo để đáp lại một cuốn băng video bài đạo Hồi sản xuất ở Hoa Kỳ.
Bà Rice nói bà chỉ lập lại thông tin do cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cung cấp cho bà.
Nhưng những lời chỉ trích liên tục của đảng Cộng Hòa đã khiến bà Rice rút tên ra khỏi danh sách các ứng viên lên thay thế bà Clinton trong chức vụ Ngoại trưởng.
Bà Clinton dự trù sẽ nói về cách thức cơ quan của bà thi hành các đề xuất của Ban Xét duyệt Trách nhiệm điều tra vụ tấn công.
Cuộc xét duyệt gọi an ninh tại tòa nhà ở Benghazi là “hết sức yếu kém” và nói những người làm việc ở đây cảm thấy rằng Benghazi không phải là một ưu tiên cao đối với các giới chức ở Washington.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland hôm thứ ba nói bà Clinton vẫn luôn nhận lãnh trách nhiệm về những gì sai trái. Bà Nuland nói bà Clinton đã cam kết chấp nhận mọi đề nghị của ban xét duyệt và bắt đầu thi hành các đề nghị đó ngay trước khi bà rời chức.
Hôm thứ ba, bà Nuland nói: “Quý vị sẽ nhớ lại rằng bà đã cam kết không những chấp nhận tất cả 29 điểm đề nghị, mà còn xúc tiến ngay các đề nghị đó trước khi người kế nhiệm bà nhận chức. Do đó tôi nghĩ bà sẽ trình bày thực trạng việc này.”
Vào xế ngày thứ tư, Ngoại trưởng Clinton sẽ ra điều trần trước Uỷ ban Ngoại vụ Hạ viện Hoa Kỳ.
Ðây có phần chắc sẽ là cuộc điều trần cuối cùng của Ngoại trưởng Clinton trước khi bà sắp rời chức nay mai. Tổng thống Barack Obama đã đề cử Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts John Kerry lên thay thế bà.
Các kết quả điều tra của ủy ban
Ban Xét duyệt Trách nhiệm cho hay các sơ suất mang tính hệ thống và các khiếm khuyết về quản lý” bên trong 2 văn phòng của Bộ Ngoại giao đã dẫn tới một vị thế an ninh không đầy đủ để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố tại các cơ sở ở Benghazi. Ban này nói con số nhân viên an ninh ngoại giao ở đó vào thời điểm xảy ra vụ tấn công là “không đầy đủ” bất kể những yêu cầu liên tục của các nhà ngoại giao ở Libya đề nghị tăng nhân số.
Ban đã đưa ra nhiều đề nghị, trong đó có việc tăng cường an ninh ở các cơ sở tạm thời trong các khu vực rủi ro cao. Ban cũng hối thúc Bộ Ngoại giao kéo dài nhiệm kỳ cho chương trình và nhân viên an ninh ở các nhiệm sở có rủi ro cao.
Ủy ban nói “bản chất đoản kỳ, tạm thời” của ban nhân viên tại phái bộ Benghazi đã đưa đến hậu quả là “sự hiểu biết về cơ chế bị giảm thiểu” và thiếu liên tục.
Phản ứng sơ khởi trước vụ tấn công bị chỉ trích
Vụ tấn công ở Benghazi và phản ứng sơ khởi từ phía chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã trở thành một vấn đề bị chỉ trích nặng nề trong những tuần lễ trước ngày ông Obama tái đắc cử vào tháng 11.
Ðại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice đã bị các nhà lập pháp của đảng Cộng Hoà chỉ trích sau khi bà thoạt đầu mô tả vụ tấn công là “phản ứng tự phát” trước các vụ biểu tình gần đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo để đáp lại một cuốn băng video bài đạo Hồi sản xuất ở Hoa Kỳ.
Bà Rice nói bà chỉ lập lại thông tin do cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cung cấp cho bà.
Nhưng những lời chỉ trích liên tục của đảng Cộng Hòa đã khiến bà Rice rút tên ra khỏi danh sách các ứng viên lên thay thế bà Clinton trong chức vụ Ngoại trưởng.