Qua ngày thứ ba liên tiếp, các nhà sư Phật giáo ở Miến Ðiện đã lãnh đạo các cuộc biểu tình ủng hộ việc trục xuất những người thiểu số Rohingya theo Hồi giáo, gây lo ngại cho các tổ chức nhân quyền. Các vụ xung đột phe phái giữa người Rohingya và những tín đồ Phật giáo tại bang Rakhine của Miến Ðiện đã làm 90 người thiệt mạng, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Daniel Schearf tại Bangkok.
Tuần này Miến Ðiện đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất do các nhà sư lãnh đạo kể từ vụ nổi dậy đòi dân chủ năm 2007.
Hàng trăm nhà sư đã bắt đầu đi tuần hành hôm chủ nhật trong khắp thành phố lớn thứ nhì của Miến Ðiện là Mandalay, mặc tăng bào mầu nghệ và mầu cam. Nhưng lần này, các nhà sư lại ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Thein Sein, đề nghị tách rời và trục xuất một khối thiểu số người Rohingya theo Hồi giáo.
Phó giám đốc Tổ chức Human Rights Watch ở châu Á, ông Phil Robertson nói quyền lực tinh thần của các nhà sư làm tăng thêm nguy cơ của các căng thẳng phe phái.
Ông Robertson nói: “Sự kiện các nhà sư này chỉ ít năm trước đây đã biểu tình ủng hộ dân chủ và nhân quyền, mà nay lại biểu tình ủng hộ việc loại trừ và có thể trục xuất một nhóm sắc tộc gây ra phần ào quan ngại rằng chính phủ ở Miến Ðiện có thể nghe theo những tiếng nói loại này.”
Các nhà sư Phật giáo đã ủng hộ các thành phần tranh đấu và sinh viên trong cuộc nổi dậy năm 2007. Số tăng ni tham gia lúc đó đông đến độ cuộc nổi dậy được gọi là Cuộc Cách mạng Tăng bào. Cuộc nổi dậy này đã bị lực lượng quân đội dẹp tan.
Giới hoạt động nhân quyền nêu ra sự cắc cớ đáng ngại trong sự kiện các nhà sư diễn hành ủng hộ Tổng thống Thein Sein, lúc đó nắm chức quyền thủ tướng.
Ông Soe Aung là người phát ngôn của Diễn đàn Dân chủ ở Miến Ðiện.
Ông Soe Aung nói: “Thực là hết sức đáng buổn khi nhìn thấy hành động như thế từ phía các nhà sư, những người đã bị đàn áp nặng nề và giết hại trong nhiều vụ vào năm 2007 trong cuộc Cách mạng Tăng bào.”
Các vụ bạo động đẫm máu trong mùa hè này đã bùng nổ giữa các tín đồ Phật giáo và người Rohingya ở bang Rakhine miền tây Miến Ðiện. Các vụ bạo động phe phái bắt đầu hồi tháng 6 sau khi các tín đồ Phật giáo ở Rakhine giết người trên một chuyến xe buýt chở đầu người Hồi giáo Rohingya vì một vị cưỡng hiếp theo như lời cáo buộc. Ít nhất 90 người đã thiệt mạng, hàng ngàn người bị xua đuổi ra khỏi nhà, và các làng mạc bị thiêu rụi.
Tổ chức Human Rights Watch nói lực lượng an ninh đã khoanh tay nhìn, và trong một số trường hợp, còn tham gia vào các cuộc bạo động. Nhà chức trách phủ nhận lời cáo buộc và đã bổ nhiệm một uủ ban điều tra về vụ việc.
Nhưng ông Robertson nói có nhiều thắc mắc về việc liệu ủy ban này có thể điều tra một cách độc lập về những vụ xung đột tại bang Rakhine, còn được gọi là bang Arakan hay không.
Ông Robertson nói tiếp: “Không thể có một sự bao che, cần phải có tinh thần trách nhiệm ngoài một tầm nhìn xa trông rộng về một cách thức để cả hai nhóm này có thể chung sống hòa bình trong bang Arakan.”
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ đề nghị của chính phủ Miến Ðiện muốn tái định cư gần 1 triệu người Rohingya.
Miến Ðiện không chịu cấp quy chế công dân cho người Rohingya, mặc dù một số người đã sống ở đó nhiều thế hệ, và gán cho họ là di dân bất hợp pháp. Họ có rất ít quyền lợi ở Miến Ðiện, và Liên Hiệp Quốc coi họ là một trong các sắc dân thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới.
Lãnh tụ đối lập Miến Ðiện Aung San Suu Kyi đã bị chỉ trích là không lên tiếng đủ để bênh vực cho người Rohingya, mặc dù đã đưa ra lời hứa khi vận động tranh cử là sẽ ủng hộ việc hòa giải với các sắc dân thiểu số.
Ông Robertson nói về vấn đề này, tiếng nói của lãnh tụ Liên minh Toàn quốc Ðấu tranh cho dân chủ có thể đem lại một hướng đi rõ ràng hơn cho xã hội noi theo.
Ông Robertson nói: “Tôi nghĩ bà Aung San Su Kyi phải đặt sức mạnh của mình sau vấn đề này. Ðây là lúc cần phải làm điều đó. Ðây là lúc phải đứng lên chứng tỏ tài lãnh đạo. Và chúng tôi hy vọng bà ấy sẽ làm như thế.”
Ông Robertson nói cộng đồng quốc tế cần phải nhìn vấn đề Rohingya như một vụ thử nghiệm đầu tiên cho một nước Miến Ðiện đa sắc tộc.
Miến Ðiện có 135 sắc dân thiểu số được chính thức thừa nhận theo một bộ luật về quyền công dân năm 1982 đã loại trừ khối người Rohingya.
Tuần này Miến Ðiện đã chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất do các nhà sư lãnh đạo kể từ vụ nổi dậy đòi dân chủ năm 2007.
Hàng trăm nhà sư đã bắt đầu đi tuần hành hôm chủ nhật trong khắp thành phố lớn thứ nhì của Miến Ðiện là Mandalay, mặc tăng bào mầu nghệ và mầu cam. Nhưng lần này, các nhà sư lại ủng hộ lời kêu gọi của Tổng thống Thein Sein, đề nghị tách rời và trục xuất một khối thiểu số người Rohingya theo Hồi giáo.
Phó giám đốc Tổ chức Human Rights Watch ở châu Á, ông Phil Robertson nói quyền lực tinh thần của các nhà sư làm tăng thêm nguy cơ của các căng thẳng phe phái.
Ông Robertson nói: “Sự kiện các nhà sư này chỉ ít năm trước đây đã biểu tình ủng hộ dân chủ và nhân quyền, mà nay lại biểu tình ủng hộ việc loại trừ và có thể trục xuất một nhóm sắc tộc gây ra phần ào quan ngại rằng chính phủ ở Miến Ðiện có thể nghe theo những tiếng nói loại này.”
Các nhà sư Phật giáo đã ủng hộ các thành phần tranh đấu và sinh viên trong cuộc nổi dậy năm 2007. Số tăng ni tham gia lúc đó đông đến độ cuộc nổi dậy được gọi là Cuộc Cách mạng Tăng bào. Cuộc nổi dậy này đã bị lực lượng quân đội dẹp tan.
Giới hoạt động nhân quyền nêu ra sự cắc cớ đáng ngại trong sự kiện các nhà sư diễn hành ủng hộ Tổng thống Thein Sein, lúc đó nắm chức quyền thủ tướng.
Ông Soe Aung là người phát ngôn của Diễn đàn Dân chủ ở Miến Ðiện.
Ông Soe Aung nói: “Thực là hết sức đáng buổn khi nhìn thấy hành động như thế từ phía các nhà sư, những người đã bị đàn áp nặng nề và giết hại trong nhiều vụ vào năm 2007 trong cuộc Cách mạng Tăng bào.”
Tổ chức Human Rights Watch nói lực lượng an ninh đã khoanh tay nhìn, và trong một số trường hợp, còn tham gia vào các cuộc bạo động. Nhà chức trách phủ nhận lời cáo buộc và đã bổ nhiệm một uủ ban điều tra về vụ việc.
Nhưng ông Robertson nói có nhiều thắc mắc về việc liệu ủy ban này có thể điều tra một cách độc lập về những vụ xung đột tại bang Rakhine, còn được gọi là bang Arakan hay không.
Ông Robertson nói tiếp: “Không thể có một sự bao che, cần phải có tinh thần trách nhiệm ngoài một tầm nhìn xa trông rộng về một cách thức để cả hai nhóm này có thể chung sống hòa bình trong bang Arakan.”
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ đề nghị của chính phủ Miến Ðiện muốn tái định cư gần 1 triệu người Rohingya.
Miến Ðiện không chịu cấp quy chế công dân cho người Rohingya, mặc dù một số người đã sống ở đó nhiều thế hệ, và gán cho họ là di dân bất hợp pháp. Họ có rất ít quyền lợi ở Miến Ðiện, và Liên Hiệp Quốc coi họ là một trong các sắc dân thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới.
Lãnh tụ đối lập Miến Ðiện Aung San Suu Kyi đã bị chỉ trích là không lên tiếng đủ để bênh vực cho người Rohingya, mặc dù đã đưa ra lời hứa khi vận động tranh cử là sẽ ủng hộ việc hòa giải với các sắc dân thiểu số.
Ông Robertson nói về vấn đề này, tiếng nói của lãnh tụ Liên minh Toàn quốc Ðấu tranh cho dân chủ có thể đem lại một hướng đi rõ ràng hơn cho xã hội noi theo.
Ông Robertson nói: “Tôi nghĩ bà Aung San Su Kyi phải đặt sức mạnh của mình sau vấn đề này. Ðây là lúc cần phải làm điều đó. Ðây là lúc phải đứng lên chứng tỏ tài lãnh đạo. Và chúng tôi hy vọng bà ấy sẽ làm như thế.”
Ông Robertson nói cộng đồng quốc tế cần phải nhìn vấn đề Rohingya như một vụ thử nghiệm đầu tiên cho một nước Miến Ðiện đa sắc tộc.
Miến Ðiện có 135 sắc dân thiểu số được chính thức thừa nhận theo một bộ luật về quyền công dân năm 1982 đã loại trừ khối người Rohingya.