Quân đội Miến Điện vừa cho phép 42 binh lính là trẻ em được xuất ngũ.
Đây là một phần trong những nỗ lực chấm dứt việc bắt trẻ vị thành niên làm lính ở đất nước Đông Nam Á này.
Tờ Ánh Sáng Mới của Miến Điện do nhà nước điều hành loan tin các giới chức quân đội đã trả những đứa trẻ này về với cha mẹ và người bảo hộ của chúng trong một buổi lễ ở Rangoon ngày hôm qua.
Tờ báo này nói rằng các giới chức Miến Điện cũng đã cam kết đưa tất cả số binh lính là trẻ em về với gia đình trong vòng 18 tháng, theo một thỏa thuận ký kết với Liên Hiệp Quốc tháng Sáu vừa qua.
Liên Hiệp Quốc nói rằng đã có ít nhất tám nhóm vũ trang khác, bên cạnh quân đội chính phủ, đã tuyển binh lính là trẻ em và sử dụng số binh lính này ở Miến Điện, bao gồm một vài nhóm phiến loạn và những phần tử đòi ly khai.
Kể từ khi lên nắm quyền năm ngoái, chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách, bao gồm nới lỏng giới hạn truyền thông, thêm tự do cho các nhóm đối lập, và trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị.
Nhưng các tổ chức và các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng mặc dù đã có những cuộc cải cách về chính trị và kinh tế, hiện vẫn chưa có một sự thay đổi đáng kể nào trong các vụ chà đạp nhân quyền mà quân đội Miến Điện thực hiện, đặc biệt là ở những vùng xảy ra bạo động thường xuyên.
Đây là một phần trong những nỗ lực chấm dứt việc bắt trẻ vị thành niên làm lính ở đất nước Đông Nam Á này.
Tờ Ánh Sáng Mới của Miến Điện do nhà nước điều hành loan tin các giới chức quân đội đã trả những đứa trẻ này về với cha mẹ và người bảo hộ của chúng trong một buổi lễ ở Rangoon ngày hôm qua.
Tờ báo này nói rằng các giới chức Miến Điện cũng đã cam kết đưa tất cả số binh lính là trẻ em về với gia đình trong vòng 18 tháng, theo một thỏa thuận ký kết với Liên Hiệp Quốc tháng Sáu vừa qua.
Liên Hiệp Quốc nói rằng đã có ít nhất tám nhóm vũ trang khác, bên cạnh quân đội chính phủ, đã tuyển binh lính là trẻ em và sử dụng số binh lính này ở Miến Điện, bao gồm một vài nhóm phiến loạn và những phần tử đòi ly khai.
Kể từ khi lên nắm quyền năm ngoái, chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách, bao gồm nới lỏng giới hạn truyền thông, thêm tự do cho các nhóm đối lập, và trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị.
Nhưng các tổ chức và các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng mặc dù đã có những cuộc cải cách về chính trị và kinh tế, hiện vẫn chưa có một sự thay đổi đáng kể nào trong các vụ chà đạp nhân quyền mà quân đội Miến Điện thực hiện, đặc biệt là ở những vùng xảy ra bạo động thường xuyên.