GENEVA —
Một bản phúc trình mới cho thấy hơn 72 triệu người hay hơn 1% dân số đang phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn trên khắp thế giới. Bản phúc trình hàng năm về Thảm Họa Thế giới của Liên hội Quốc tế Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ tập trung vào nạn di dân cưỡng bách nhằm thúc giục các chính phủ hành động để giảm bớt sự khổ đau của hàng chục triệu người bị thất tán. Từ trụ sở chính của Hội Chữ Thập đỏ ở Geneva, thông tín viên VOA Lisa Schlein gởi về bài tường thuật sau đây.
Bản phúc trình cho thấy năm 2011 là năm mà các thảm họa gây ra nhiều thiệt hại vật chất nhất trong vòng một thập niên, tuy trong cùng thời kỳ này thì năm ngoái là năm có số thảm họa ít nhất.
Báo cáo cho biết 336 thảm họa đã gây ra 365.5 tỉ đô la tổn thất cho các nước. Hơn phân nửa số tổn thất đó phát sinh từ vụ động đất và sóng thần ở Fukushima, Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011.
Hội Chữ Thập đỏ quốc tế cho rằng số thống kê về thiệt hại đó tuy lớn nhưng không làm cho mọi người cảm thấy xúc động bằng sự kiện là ngày càng có nhiều người phải rời bỏ nhà cửa vì những yếu tố như chiến tranh, đàn áp, thiên tai, nghèo đói và những sự thay đổi của môi trường.
Người đứng đầu Đơn vị Di dân của Hội chữ thập đỏ quốc tế, bà Sue Lemesurier, đã làm việc với người tị nạn và người tản cư trong 20 năm qua. Bà cho biết bà đã nhìn thấy sự đau đớn và thống khổ của phụ nữ và trẻ em, của những người đàn ông, những người lớn tuổi và những người tàn tật đã bị thất tán vì những thảm họa không do họ gây ra.
Bà Lemesurier nói: "Như Bản Phúc trình Thảm họa Thế giới năm nay đã nêu bật, nhiều người trong số những người di dân này đã đến điểm đích mới của họ trong tình trạng vô cùng quẫn bách. Các em bé, đặc biệt là những em không đi cùng với cha mẹ hay người trong gia đình, thường bị chấn thương nặng sau khi trải qua nhiều nỗi khốn khó trên đường đi. Có một điều cực kỳ thiết yếu là khi các em đó tới nơi, các chính phủ và các cộng đồng cần phải mang lại cho các em sự hỗ trợ tâm lý, tư vấn và những trợ giúp nhân đạo khác."
Trong số hơn 72 triệu người di dân phi tự nguyện, Liên hiệp quốc ước tính chỉ có 15 triệu người được xem là người tị nạn – những người phải bỏ chạy vì nạn bách hại và xung đột. Trong 25 năm qua, chiến tranh đã giảm bớt và số người chết trong các cuộc nội chiến chỉ bằng 1/4 của con số của thập niên 1980. Mặc dù vậy, Liên hiệp quốc cho biết bạo động và xung đột vẫn ảnh hưởng tới 25% số người trên toàn cầu.
Phúc trình Thảm họa Thế giới con số ngày càng tăng của những người bị buộc phải di dân bởi một loạt những điều mà họ gọi là những lực đẩy mỗi ngày một phức tạp hơn. Những lực đầy này bao gồm xung đột và bạo động, thiên tai, xáo trộn chính trị và thậm chí bởi những dự án phát triển qui mô lớn.
Phúc trình ước tính rằng ít nhất 15 triệu người bị thất tán mỗi năm bởi các dự án phát triển, như xây dựng đập thủy điện hoặc chỉnh trang đô thị.
Bà Lemesurier nói rằng cuộc sống con người vốn phức tạp và lý do khiến họ rời bỏ sinh quán thường dính líu tới nhiều vấn đề khác nhau.
Bà Lemesurier nói: "Tôi đã tận mắt nhìn thấy những tình huống mà người ta phải di dời như trong trường hợp sóng thần, nhưng họ cũng bị thất tán vì những lý do kinh tế hoặc những sự nguy hại khác. Vì vậy chuyện người ta đi nơi khác để sinh sống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Và cũng có một số người đi nơi khác theo mùa và sau đó họ lại quay về và đôi khi cũng có những người đi sống ở nơi khác trong những khoảng thời gian dài hơn."
Bản phúc trình đề nghị một số biện pháp mà các chính phủ có thể áp dụng để giảm bớt đến mức tối thiểu những sự khổ đau của những người bị buộc phải di dân. Những biện pháp này bao gồm những hình thức linh hoạt hơn của quốc tịch, bảo đảm cho người di dân có sự hỗ trợ mà họ cần để tìm việc làm và giúp cho những người này hội nhập vào cộng đồng mới của họ.
Bản phúc trình cho thấy năm 2011 là năm mà các thảm họa gây ra nhiều thiệt hại vật chất nhất trong vòng một thập niên, tuy trong cùng thời kỳ này thì năm ngoái là năm có số thảm họa ít nhất.
Báo cáo cho biết 336 thảm họa đã gây ra 365.5 tỉ đô la tổn thất cho các nước. Hơn phân nửa số tổn thất đó phát sinh từ vụ động đất và sóng thần ở Fukushima, Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011.
Hội Chữ Thập đỏ quốc tế cho rằng số thống kê về thiệt hại đó tuy lớn nhưng không làm cho mọi người cảm thấy xúc động bằng sự kiện là ngày càng có nhiều người phải rời bỏ nhà cửa vì những yếu tố như chiến tranh, đàn áp, thiên tai, nghèo đói và những sự thay đổi của môi trường.
Người đứng đầu Đơn vị Di dân của Hội chữ thập đỏ quốc tế, bà Sue Lemesurier, đã làm việc với người tị nạn và người tản cư trong 20 năm qua. Bà cho biết bà đã nhìn thấy sự đau đớn và thống khổ của phụ nữ và trẻ em, của những người đàn ông, những người lớn tuổi và những người tàn tật đã bị thất tán vì những thảm họa không do họ gây ra.
Bà Lemesurier nói: "Như Bản Phúc trình Thảm họa Thế giới năm nay đã nêu bật, nhiều người trong số những người di dân này đã đến điểm đích mới của họ trong tình trạng vô cùng quẫn bách. Các em bé, đặc biệt là những em không đi cùng với cha mẹ hay người trong gia đình, thường bị chấn thương nặng sau khi trải qua nhiều nỗi khốn khó trên đường đi. Có một điều cực kỳ thiết yếu là khi các em đó tới nơi, các chính phủ và các cộng đồng cần phải mang lại cho các em sự hỗ trợ tâm lý, tư vấn và những trợ giúp nhân đạo khác."
Phúc trình Thảm họa Thế giới con số ngày càng tăng của những người bị buộc phải di dân bởi một loạt những điều mà họ gọi là những lực đẩy mỗi ngày một phức tạp hơn. Những lực đầy này bao gồm xung đột và bạo động, thiên tai, xáo trộn chính trị và thậm chí bởi những dự án phát triển qui mô lớn.
Phúc trình ước tính rằng ít nhất 15 triệu người bị thất tán mỗi năm bởi các dự án phát triển, như xây dựng đập thủy điện hoặc chỉnh trang đô thị.
Bà Lemesurier nói rằng cuộc sống con người vốn phức tạp và lý do khiến họ rời bỏ sinh quán thường dính líu tới nhiều vấn đề khác nhau.
Bà Lemesurier nói: "Tôi đã tận mắt nhìn thấy những tình huống mà người ta phải di dời như trong trường hợp sóng thần, nhưng họ cũng bị thất tán vì những lý do kinh tế hoặc những sự nguy hại khác. Vì vậy chuyện người ta đi nơi khác để sinh sống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Và cũng có một số người đi nơi khác theo mùa và sau đó họ lại quay về và đôi khi cũng có những người đi sống ở nơi khác trong những khoảng thời gian dài hơn."
Bản phúc trình đề nghị một số biện pháp mà các chính phủ có thể áp dụng để giảm bớt đến mức tối thiểu những sự khổ đau của những người bị buộc phải di dân. Những biện pháp này bao gồm những hình thức linh hoạt hơn của quốc tịch, bảo đảm cho người di dân có sự hỗ trợ mà họ cần để tìm việc làm và giúp cho những người này hội nhập vào cộng đồng mới của họ.