Human Rights Watch đang công kích điều mà họ gọi là những chính sách độc đoán của Thái Lan đối với người tị nạn.
Tổ chức nhân quyền này nói rằng các chính sách đó làm cho hàng vạn người bị bắt và bị trục xuất.
Trong báo cáo công bố hôm nay, Human Rights Watch ghi nhận sự đối xử của Thái Lan đối với khoảng 140.000 người tị nạn chen chúc ở các trại dọc theo biên giới giáp với Miến Điện.
Báo cáo nói rằng những người tị nạn sinh sống tại các trại quá đông người và ở những nơi hẻo lánh không thể đi lại một cách tự do, không thể làm việc để kiếm sống và con cái họ không được học hành tử tế.
Báo cáo cho biết tình trạng của những người sống bên ngoài các trại đó còn thê thảm hơn vì họ có thể bị bắt và bị trục xuất ngay nếu không thông qua một quá trình “tốn kém nhiều tiền bạc, khó khăn và tham ô” để có được qui chế công nhân di trú.
Bản báo cáo cho biết giới hữu trách Thái Lan đôi khi bắt những người ở ngoài trại làm lao động cưỡng bức hoặc giam giữ họ vô thời hạn để lấy tiền hối lộ từ gia đình họ.
Human Rights Watch hối thúc Thái Lan làm việc với Liên hiệp quốc để thiết lập một hệ thống kiểm tra qui chế tị nạn “công bằng và minh bạch” cho 40% người tị nạn Miến Điện mà họ nói vẫn chưa đăng ký.
Tổ chức này cũng yêu cầu chính phủ Thái Lan soạn ra một kế hoạch để người tị nạn Miến Điện có thể hồi hương một cách an toàn một khi bạo động ở quê hương họ đã giảm thiểu.
Thái Lan không ký Công ước Liên hiệp quốc về Người tị nạn năm 1951.
Hiện nay, vương quốc này không có một đạo luật về người tị nạn hay những thủ tục hữu hiệu để xét đơn của những người xin tị nạn.
Tổ chức nhân quyền này nói rằng các chính sách đó làm cho hàng vạn người bị bắt và bị trục xuất.
Trong báo cáo công bố hôm nay, Human Rights Watch ghi nhận sự đối xử của Thái Lan đối với khoảng 140.000 người tị nạn chen chúc ở các trại dọc theo biên giới giáp với Miến Điện.
Báo cáo nói rằng những người tị nạn sinh sống tại các trại quá đông người và ở những nơi hẻo lánh không thể đi lại một cách tự do, không thể làm việc để kiếm sống và con cái họ không được học hành tử tế.
Báo cáo cho biết tình trạng của những người sống bên ngoài các trại đó còn thê thảm hơn vì họ có thể bị bắt và bị trục xuất ngay nếu không thông qua một quá trình “tốn kém nhiều tiền bạc, khó khăn và tham ô” để có được qui chế công nhân di trú.
Bản báo cáo cho biết giới hữu trách Thái Lan đôi khi bắt những người ở ngoài trại làm lao động cưỡng bức hoặc giam giữ họ vô thời hạn để lấy tiền hối lộ từ gia đình họ.
Human Rights Watch hối thúc Thái Lan làm việc với Liên hiệp quốc để thiết lập một hệ thống kiểm tra qui chế tị nạn “công bằng và minh bạch” cho 40% người tị nạn Miến Điện mà họ nói vẫn chưa đăng ký.
Tổ chức này cũng yêu cầu chính phủ Thái Lan soạn ra một kế hoạch để người tị nạn Miến Điện có thể hồi hương một cách an toàn một khi bạo động ở quê hương họ đã giảm thiểu.
Thái Lan không ký Công ước Liên hiệp quốc về Người tị nạn năm 1951.
Hiện nay, vương quốc này không có một đạo luật về người tị nạn hay những thủ tục hữu hiệu để xét đơn của những người xin tị nạn.