GENEVA —
Một bản phúc trình mới cho biết có tổng cộng 33,3 triệu người trên khắp toàn cầu bị thất tán ngay trong nước vì xung đột và bạo động tính đến tháng 12. Con số này gồm cả 8,2 triệu người phải bỏ nhà cửa trong riêng năm 2013.
Bản phúc trình của Hội đồng Người tỵ nạn Na Uy ghi nhận khoảng 2/3 trong số 33,3 triệu người bị thất tán ngay trong nước là chỉ ở năm quốc gia là Syria, Colombia, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo và Sudan.
Ðây là lần đầu tiên Nigeria được bao gồm trong số thống kê toàn cầu này và bản phúc trình ghi nhận có 3,3 triệu người Nigeria bị thất tán ngay trong nước.
Tổng thư ký Hội đồng Người Tỵ nạn Na Uy, Jan Egeland, nói con số đó bao gồm gần nửa triệu người bị đẩy ra khỏi nhà trong năm 2013.
Ông Egeland nói: “Trong số 470.000 người bị thất tán ở Nigeria trong năm ngoái, khoảng 300.000 người bị thất tán vì Boko Haram - cuộc xung đột giữa Boko Haram và các lực luợng chống nổi dậy và bạo lực từ phía Boko Haram – 170.000 người bị thất tán vì giao tranh giữa các cộng đồng ở Nigeria - gộp lại là 470.000 người.”
Bản phúc trình nói Syria có tổng số người bị thất tán trong nước cao nhất là 6,5 triệu. Ông Egeland gọi Syria là tâm chấn của tình trạng buộc phải thất tán. Mỗi ngày có 9.500 người, tức là khoảng một gia đình mỗi phút, bị thất tán ở Syria.
Ông Egeland viện dẫn nước Cộng hòa Trung Phi là một cuộc khủng hoảng đang bùng lên, với gần một triệu người vừa bị thất tán.
Ông cũng nêu ra trường hợp Nam Sudan, nơi có 380.000 người bị thất tán trong năm 2013, và tổng số nay đã lên tới một triệu.
Ông Egeland nói những người bị thất tán ngay trong nước mình đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tuyệt đối. Bởi vì họ chưa băng qua một biên giới nào, nên họ không được hưởng những biện pháp bảo vệ quốc tế dành cho người tỵ nạn. Ông nói họ không được bảo vệ, cực kỳ dễ bị thương tổn, và thường thiếu sự trợ giúp.
Ông nói các số liệu trong bản phúc trình là tệ hại nhất kể từ khi cộng đồng quốc tế bắt đầu ghi nhận các con số người bị thất tán ngay trong nước vào năm 1989.
Ông Egeland nói tiếp: “Nó còn tệ hơn những giờ phút u ám và đen tối nhất vào thập niên 1990, với các vụ diệt chủng ở Bosnia và các nơi khác trong vùng Balkans, và ở Rwanda và Congo. Khi đó, con số lên đến cao điểm khoảng 28 triệu và sau đó có một sự hạ giảm. Ðó là nói về khoảng thời gian 1995-1996. Kể từ năm 2000, đã có sự gia tăng liên tục con số những người bị thất tán ngay trong nước, nhưng hai năm vừa qua tính đến giờ này là những năm tệ hại nhất.
Ông Egeland nói ông lo ngại rằng con số người bỏ nhà cửa sẽ tiếp tục leo thang. Ông cho rằng các quốc gia với hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để chấm dứt sự thống khổ của hàng triệu người.
Bản phúc trình của Hội đồng Người tỵ nạn Na Uy ghi nhận khoảng 2/3 trong số 33,3 triệu người bị thất tán ngay trong nước là chỉ ở năm quốc gia là Syria, Colombia, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo và Sudan.
Ðây là lần đầu tiên Nigeria được bao gồm trong số thống kê toàn cầu này và bản phúc trình ghi nhận có 3,3 triệu người Nigeria bị thất tán ngay trong nước.
Tổng thư ký Hội đồng Người Tỵ nạn Na Uy, Jan Egeland, nói con số đó bao gồm gần nửa triệu người bị đẩy ra khỏi nhà trong năm 2013.
Ông Egeland nói: “Trong số 470.000 người bị thất tán ở Nigeria trong năm ngoái, khoảng 300.000 người bị thất tán vì Boko Haram - cuộc xung đột giữa Boko Haram và các lực luợng chống nổi dậy và bạo lực từ phía Boko Haram – 170.000 người bị thất tán vì giao tranh giữa các cộng đồng ở Nigeria - gộp lại là 470.000 người.”
Bản phúc trình nói Syria có tổng số người bị thất tán trong nước cao nhất là 6,5 triệu. Ông Egeland gọi Syria là tâm chấn của tình trạng buộc phải thất tán. Mỗi ngày có 9.500 người, tức là khoảng một gia đình mỗi phút, bị thất tán ở Syria.
Ông Egeland viện dẫn nước Cộng hòa Trung Phi là một cuộc khủng hoảng đang bùng lên, với gần một triệu người vừa bị thất tán.
Ông cũng nêu ra trường hợp Nam Sudan, nơi có 380.000 người bị thất tán trong năm 2013, và tổng số nay đã lên tới một triệu.
Ông Egeland nói những người bị thất tán ngay trong nước mình đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tuyệt đối. Bởi vì họ chưa băng qua một biên giới nào, nên họ không được hưởng những biện pháp bảo vệ quốc tế dành cho người tỵ nạn. Ông nói họ không được bảo vệ, cực kỳ dễ bị thương tổn, và thường thiếu sự trợ giúp.
Ông nói các số liệu trong bản phúc trình là tệ hại nhất kể từ khi cộng đồng quốc tế bắt đầu ghi nhận các con số người bị thất tán ngay trong nước vào năm 1989.
Ông Egeland nói tiếp: “Nó còn tệ hơn những giờ phút u ám và đen tối nhất vào thập niên 1990, với các vụ diệt chủng ở Bosnia và các nơi khác trong vùng Balkans, và ở Rwanda và Congo. Khi đó, con số lên đến cao điểm khoảng 28 triệu và sau đó có một sự hạ giảm. Ðó là nói về khoảng thời gian 1995-1996. Kể từ năm 2000, đã có sự gia tăng liên tục con số những người bị thất tán ngay trong nước, nhưng hai năm vừa qua tính đến giờ này là những năm tệ hại nhất.
Ông Egeland nói ông lo ngại rằng con số người bỏ nhà cửa sẽ tiếp tục leo thang. Ông cho rằng các quốc gia với hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để chấm dứt sự thống khổ của hàng triệu người.