Căng thẳng Biển Đông là bối cảnh chính của hội nghị trong tuần này giữa các vị ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc. Theo dự liệu, vấn đề này sẽ nằm cao trong nghị trình thảo luận tại Brunei, là nơi các vị bộ trưởng quốc phòng ASEAN đang họp với các vị tương nhiệm phía Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Colin Levett của đài VOA, hội nghị này có phần chắc sẽ không có đột phá nào về vấn đề Biển Đông.
Các nước ASEAN đang mong có được một giải pháp nhanh chóng cho cuộc thương thuyết về Bộ Qui tắc Hành xử Biển Đông và những cuộc đàm phán đa phương về những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở vùng này. Nhưng hai lập trường đó không phù hợp với lập trường của chính phủ Trung Quốc, là nước đã có những hành động táo bạo hơn trong vài năm gần đây để khẳng định những yêu sách chủ quyền biển đảo.
Sau cuộc họp không chính thức trong nửa ngày tại Thái Lan trong tháng này, các vị ngoại trưởng ASEAN cho biết họ đã sẵn sàng để lên tiếng với một tiếng nói đồng nhất về việc cần phải nhanh chóng tiến hành cuộc đàm phán về Bộ Qui tắc Hành xử, thường được gọi tắt là COC, để quản lý những hành vi trên biển và có thể dọn đường cho những cuộc đàm phán nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền.
Tuy nhiên, theo nhận xét của ông James Clad, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, các tuyên bố của ASEAN có phần chắc sẽ không có tác dụng. Ông nói:
"Trước hết, tôi không tin ASEAN có một tiếng nói đồng nhất. Lấy thí dụ Campuchia, nơi mà các vị nguyên thủ quốc gia đã họp cách đây không lâu lắm. Campuchia đã làm hết sức mình để lấy lòng những người bạn của họ ở Bắc Kinh. Vì vậy ý tưởng cho rằng ASEAN có một tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông là chuyện mà cả trên lý thuyết lẫn trên thực tế đều không thể có được. Tuy vậy, việc đưa ra những tuyên bố như thế cũng là một việc có ích. Nhưng tôi không nghĩ rằng việc này sẽ mang lại thành quả nào có thể đo lường được trong cuộc đàm phán với Trung Quốc, là nước sẽ áp dụng chiến thuật trì hoãn như lâu nay họ vẫn làm."
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia với Trung Quốc đã được mọi người chú tâm theo dõi hồi năm ngoái, khi vương quốc này tổ chức cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN tại Phnom Penh. Các vị bộ trưởng tại hội nghị, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, đã không đạt được đồng thuận về lời lẽ trong bản thông cáo chung – một dấu hiệu cho thấy sự tranh cãi giữa các nước ASEAN vẫn tiếp diễn.
Tuần trước, Ngoại trưởng Campuchia đã họp với Ngoại trưởng Trung Quốc và lên tiếng hô hào cho việc tăng cường quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Lao Monghay, một nhà phân tích độc lập ở Campuchia, nói với đài VOA rằng đó chỉ là một phần của những thủ thuật của Bắc Kinh. Ông nói:
"Chiến lược của Trung Quốc là chia rẽ ASEAN. Họ đã thành công tại hội nghị thượng đỉnh ở Campuchia hồi năm ngoái."
Trung Quốc mới đây tuyên bố không nên vội vã đàm phán về Bộ Qui tắc Hành xử. Họ cũng tiếp tục phản đối việc tiến hành những cuộc đàm phán đa phương về những vụ tranh chấp chủ quyền và khẳng định là họ chỉ thảo luận với từng nước một.
Hoa Kỳ, là nước tuyên bố không ngã về bên nào trong những vụ tranh chấp lãnh thổ, đã gia tăng những hoạt động ngoại giao về vấn đề Biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, cho biết có được một Bộ Qui tắc Hành xử là một bước tiến quan trọng cho khu vực:
"Chúng tôi tham gia một cuộc đối thoại rất năng động với Việt Nam về đề tài này và chúng tôi thảo luận tới nhiều việc khác nhau, trong đó có tình hình trên biển, về những việc liên quan tới cuộc thương thuyết có thể diễn ra với Trung Quốc về Bộ Qui tắc Hành xử. Chúng tôi tin rằng nếu bộ qui tắc được thương thuyết và thực thi thì điều đó sẽ làm cho những mối căng thẳng ở Biển Đông giảm đi rất nhiều."
Washington cũng đang ra sức tăng cường các mối quan hệ với đồng minh Philippines, trong đó có việc điều đình để gia tăng số binh sĩ Mỹ luân phiên trú đóng ở Philippines và bố trí những khí tài quân sự ở nước này.
Thứ hai vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết Washington sẽ tăng 50% ngân khoản viện trợ quân sự cho các nước vùng Đông Nam Á.
Các nước ASEAN đang mong có được một giải pháp nhanh chóng cho cuộc thương thuyết về Bộ Qui tắc Hành xử Biển Đông và những cuộc đàm phán đa phương về những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở vùng này. Nhưng hai lập trường đó không phù hợp với lập trường của chính phủ Trung Quốc, là nước đã có những hành động táo bạo hơn trong vài năm gần đây để khẳng định những yêu sách chủ quyền biển đảo.
Sau cuộc họp không chính thức trong nửa ngày tại Thái Lan trong tháng này, các vị ngoại trưởng ASEAN cho biết họ đã sẵn sàng để lên tiếng với một tiếng nói đồng nhất về việc cần phải nhanh chóng tiến hành cuộc đàm phán về Bộ Qui tắc Hành xử, thường được gọi tắt là COC, để quản lý những hành vi trên biển và có thể dọn đường cho những cuộc đàm phán nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền.
Tuy nhiên, theo nhận xét của ông James Clad, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, các tuyên bố của ASEAN có phần chắc sẽ không có tác dụng. Ông nói:
"Trước hết, tôi không tin ASEAN có một tiếng nói đồng nhất. Lấy thí dụ Campuchia, nơi mà các vị nguyên thủ quốc gia đã họp cách đây không lâu lắm. Campuchia đã làm hết sức mình để lấy lòng những người bạn của họ ở Bắc Kinh. Vì vậy ý tưởng cho rằng ASEAN có một tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông là chuyện mà cả trên lý thuyết lẫn trên thực tế đều không thể có được. Tuy vậy, việc đưa ra những tuyên bố như thế cũng là một việc có ích. Nhưng tôi không nghĩ rằng việc này sẽ mang lại thành quả nào có thể đo lường được trong cuộc đàm phán với Trung Quốc, là nước sẽ áp dụng chiến thuật trì hoãn như lâu nay họ vẫn làm."
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia với Trung Quốc đã được mọi người chú tâm theo dõi hồi năm ngoái, khi vương quốc này tổ chức cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN tại Phnom Penh. Các vị bộ trưởng tại hội nghị, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, đã không đạt được đồng thuận về lời lẽ trong bản thông cáo chung – một dấu hiệu cho thấy sự tranh cãi giữa các nước ASEAN vẫn tiếp diễn.
Tuần trước, Ngoại trưởng Campuchia đã họp với Ngoại trưởng Trung Quốc và lên tiếng hô hào cho việc tăng cường quan hệ giữa ASEAN với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Lao Monghay, một nhà phân tích độc lập ở Campuchia, nói với đài VOA rằng đó chỉ là một phần của những thủ thuật của Bắc Kinh. Ông nói:
"Chiến lược của Trung Quốc là chia rẽ ASEAN. Họ đã thành công tại hội nghị thượng đỉnh ở Campuchia hồi năm ngoái."
Trung Quốc mới đây tuyên bố không nên vội vã đàm phán về Bộ Qui tắc Hành xử. Họ cũng tiếp tục phản đối việc tiến hành những cuộc đàm phán đa phương về những vụ tranh chấp chủ quyền và khẳng định là họ chỉ thảo luận với từng nước một.
Hoa Kỳ, là nước tuyên bố không ngã về bên nào trong những vụ tranh chấp lãnh thổ, đã gia tăng những hoạt động ngoại giao về vấn đề Biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, cho biết có được một Bộ Qui tắc Hành xử là một bước tiến quan trọng cho khu vực:
"Chúng tôi tham gia một cuộc đối thoại rất năng động với Việt Nam về đề tài này và chúng tôi thảo luận tới nhiều việc khác nhau, trong đó có tình hình trên biển, về những việc liên quan tới cuộc thương thuyết có thể diễn ra với Trung Quốc về Bộ Qui tắc Hành xử. Chúng tôi tin rằng nếu bộ qui tắc được thương thuyết và thực thi thì điều đó sẽ làm cho những mối căng thẳng ở Biển Đông giảm đi rất nhiều."
Washington cũng đang ra sức tăng cường các mối quan hệ với đồng minh Philippines, trong đó có việc điều đình để gia tăng số binh sĩ Mỹ luân phiên trú đóng ở Philippines và bố trí những khí tài quân sự ở nước này.
Thứ hai vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho biết Washington sẽ tăng 50% ngân khoản viện trợ quân sự cho các nước vùng Đông Nam Á.