Thính giả Dương Nhân, ở Việt Nam, hỏi:
“Thưa Bác sĩ,
Con trai tôi được một tuổi. Cháu đi khám và Bác sĩ kết luận cháu bị hẹp ròng rọc ngón cái bàn tay phải. Bác sĩ chỉ định mổ.
Tôi muốn hỏi Bác sĩ có nên mổ cho cháu ngay không, hay đợi cháu lớn tý rồi mổ?
Bị như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cháu không ạ?
Cám ơn Bác sĩ nhiều”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
"Ngón tay bóp cò bẩm sinh" (Congenital trigger finger)
Your browser doesn’t support HTML5
Các ngón bàn tay chúng ta được điều khiển bởi những cơ bắp nằm trên cẳng tay (forearm), cùng với một số cơ nhỏ hơn của bàn tay. Lúc chúng ta co ngón tay lại, vận động những cơ co ngón tay (flexor digitorum) hay cơ co ngón cái (flexor pollicis longus). Phía lưng bàn tay và cổ tay, có những cơ phụ trách kéo các ngón tay ngược lại, làm chúng duỗi ra (extensor digitorum, extensor pollicis).
Từ bắp cơ nằm trên cẳng tay, những dây gân chạy xuống lòng bàn tay. Qua khỏi lòng bàn tay, gân các cơ duỗi ngón (flexor tendons) chui trong một đường hầm, trên là mô sợi dưới là xương (fibro-osseous tunnel), rồi bám vào các khúc xuơng ngón tay, như một sợi dây chạy qua nhiều con ròng rọc (pulley), làm chuyễn hướng lực cơ co rút phía trên cẳng tay, đổi thành cử động các ngón tay co vào theo đường cung, như lúc chúng ta vẫy tay ngoắc ai đến gần.
Những sợi gân này chạy lui tới trơn tru. Nếu trong hành trình này, ở một nơi nào đó sợi gân cơ flexor quá to, hay đường hầm xương và xơ (fibro-osseous tunnel) eo hẹp làm con ròng rọc (pulley) quá chật, sợi gân bị kẹt (locked), ngón tay không duỗi ra hoàn toàn được, và khi cơ duỗi cố gắng kéo ngón tay thẳng ra, ngón tay bật trở ra (“the finger straightens with a snap”) , như lúc cò súng sau khi bóp vào, bật nhả ra cho nên được gọi là “trigger finger”, "ngón tay cò súng ". Có thể phải cần dùng bàn tay kia phụ vào, khắc phục chỗ gân bị kẹt, kéo mạnh hơn, mới kéo ngón tay thẳng ra được. Các khảo cứu bằng siêu âm ở trẻ em cho thấy đường kính sợi gân quá to so với đường kính đường hầm xương và xơ nó đi qua, và không ghi nhận hiện tượng viêm (khác với bệnhngười lớn).
Trong chứng ngón tay bóp cò bẩm sinh, thường nhất ở ngón tay cái. Chừng 300 trẻ mới có một trường hợp, hoặc hiếm hơn nữa và triệu chứng xuất hiện trong năm đầu. Bé không duỗi ngón tay ra được, và ở dưới gốc ngón tay, có thể sờ thấy được một cái hạt nhỏ gọi là hạt Atta (Atta nodule). Thường các ngón không phải ngón cái tự phục hồi dễ hơn. Trên 30% trường hợp tự nó sẽ khỏi. Một nhóm khác cũng từ Hàn quốc (Moon và cộng sự), chờ đếm 7.700 trẻ sơ sinh để xem tỷ lệ xảy ra lúc mới đẻ là bao nhiêu thì không ghi nhận được ca nào cả. Như vậy có lẽ hầu hết bệnhxuất hiện một thời gian sau khi bé đã chào đời, bệnhcác ngón tay cái xuất hiện trễ hơn các ngón kia. Họ nghiên cứu 35 ngón tay cái bị bịnh, thì 12 ngón tự khỏi (1/3) và 23 ngón phải giải phẫu.
Những khảo cứu gần đây còn lạc quan hơn nữa. Trong một công bố gần đây của Hàn quốc (Baek), người ta theo dõi 71 ngón tay cái của 53 bệnhnhân (nhiều trẻ bị hai tay) bệnhtrong 2 năm mà không chữa trị gì cả. Kết quả cho thấy 45 ngón tay (63%) trở nên bình thường. Trong 26 trẻ chưa hết hẳn, 22 trẻ có tiến bộ rõ rệt. Nói chung, trên 60 ngón tay tự khỏi sau 24 tháng, và đa số ca còn lại tiếp tục cải thiện với thời gian. Nên nhớ trigger finger trẻ em hoàn toàn khác bệnhở người lớn.
Nếu cần, bs có thể quyết định giải phẫu, lúc bệnhnhân 1-3 tuổi. Bác sĩ rạch một đường nhỏ ở gốc ngón tay, giải phóng sợi gân ở chỗ hẹp nơi con ròng rọc. Ngón tay được bất động chừng 1 tuần, sau đó sinh hoạt bỉnh thường. Ít khi bệnhtái lại. Kỹ thuật và khả năng bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tay quan trọng, để tránh hư hại các dây thần kinh kế cận.Theo Wheeless'Textbook of Orthopedics, nếu đến 12 tháng tuổi mà bệnhkhông thuyên giảm, cần cân nhắc đến chuyện nên giải phẫu hay không.Tuy nhiên nên hoãn đến lúc em bé 2 tuổi, nhưng đừng đợi quá 3 tuổi vì cơ nguy ngón tay bị co rút.Thường cần gây mê để giải phẫu. Biến chứng chính là tổn thương các dây thần kinh (digital radial nerve) đi gần sợi gân cơ co ngón tay (flexor tendon). Theo dõi lâu dài, chứng trigger finger không tái lại, tuy nhiên chừng 1/5-1/6 bị giới hạn cử động các khớp của ngón tay.
Ở người lớn trigger finger liên hệ đến những điều kiện khác như bệnhxương khớp, thoái hoá khớp, bệnhco rút gân bàn tay (Dupuytren contracture), chấn thương và cần trị liệu mạnh mẽ hơn (như bất động, đắp đá, chích thuốc corticoid, giải phẫu nếu cần).
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.
Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com>.