Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Trần Văn Tho email đến câu hỏi sau đây:
“Kính chào Bác sĩ
Cách đây 5 tháng, khi điều khiển xe máy thì em bị ngã xuống đường, tai nạn rất nặng. Sau khi ngã xuống đường, em bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng hơn 2 tuần sau em mới hồi tỉnh lại và phát hiện mình bị mất khứu giác. Hiện tình hình sức khỏe em ổn định nhưng khứu giác vẫn chưa bình phục. Em đi khám ở nhiều bệnh viện ở Việt Nam, nhưng các bác sĩ trả lời là không chữa khỏi hoặc sáu tháng sau sẽ bình phục.
Xin bác sĩ chỉ giúp em có cách nào điều trị chứng mất khứu giác này, hoặc bệnh viện nào có thể giúp điều trị được cho em.
Em xin cám ơn nhiều.”
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Mất khứu giác sau chấn thương sọ não
(Post traumatic olfactory loss)
Khứu giác tuỳ thuộc vào các thụ thể thần kinh (receptor) nằm trong một lớp biểu bì thần kinh khứu giác (olfactory neuroepithelium), lót phần trên nóc của xoang mũi. Phần chính do thần kinh sọ số một (cranial nerve I) phụ trách cảm nhận và phân biệt các mùi như mùi hoa hồng, mùi chanh, mùi hoa lài. Những đầu dây thần kinh số V (cranial nerve V) đồng thời có vai trò mô tả những sắc thái của mùi: như mùi lạnh (coolness), mùi nồng, ấm áp (warmth), mùi khó chịu, mùi chua ; ví dụ mùi ammonia ("nước đái quỷ") được cảm nhận qua dây thần kinh số V.
Các chất gây ra mùi (odorant) được hai dây thần kinh I và V đem vào các trung tâm khứu giác liên hệ của bộ não. Những chất có mùi từ ngoài vào cần những đều kiện tốt mới đi đến kích thích các thụ thể khứu giác trên trần của mũi: mũi phải thông, các niêm mạc mũi phải mạnh khoẻ, đủ độ ẩm để các chất có mùi tan vào trong niêm mạc và ngấm vào các thụ thể khứu giác.
Bất cứ nguyên nhân nào cản trở đường tiếp cận trên cũng như đường truyền dẫn thần kinh từ mũi đến các trung tâm thần kinh phụ trách khứu giác (olfactory centers) trên não bộ đều ảnh hưởng đến khứu giác: bệnh mũi, bệnh xoang hai bên mũi (paranasal sinuses), bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chấn thương, gãy xương mũi, gãy xương trán (frontal fracture), bể xương chẫm (occipital fracture). Hút thuốc lá, tuổi già, một số thuốc chữa bệnh, chất độc kỹ nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác. Các kháng sinh như ampicillin, tetracycline, azithromycin đều có thể thay đổi khứu giác.
Mất hoặc giảm khả năng ngửi mùi thường xảy ra sau khi bị chấn thương đầu, và chấn thương càng nặng (nhất là phía trước trán và phía sau vùng chẩm (occipital), thì bệnh càng nặng (post traumatic olfactory loss). Chấn thương có thể làm đứt đoạn các sợi của dây thần kinh khứu giác (TK số I), làm bít đường đi của các sợi này từ trên sàn sọ đi xuống mũi (cribriform plate), hoặc làm tổn thương thuỳ trán của não, nơi phụ trách cơ năng ngửi.
Các sợi dây thần kinh TK I có thể mọc lại một thời gian sau, cũng như não bộ bị tổn thương có thể phục hồi được.Thường người bệnh có thể tìm lại được khả năng giác sau vài ba tháng, ở mức trung bình 10%. Sau hai ba năm, ít khi phục hồi được. Tuy nhiên vẫn còn hy vọng. Có trường hợp được công bố, một người đàn ông bị tai nạn xe hơi với chấn thương đầu rất nặng, mất khứu giác và vị giác hoàn toàn. Đến 9 năm sau thì người bệnh phục hồi được khứu giác và vị giác gần như hoàn toàn (1).Trong lúc mất khứu giác và vị giác, người bệnh nên nhớ mình có thể bị nguy hiểm: không ngửi được mùi cháy (cháy nhà, cháy bếp), ăn đồ ăn thúi, độc mà không biết, hoặc ăn quá mặn, quá ngọt..và phài rất cẩn thận, kiểm soát kỹ môi trường sống, nhờ người khác canh chừng, v..v..
Tìm sơ qua y văn, hiện nay chỉ có một ít nghiên cứu về trị liệu chứng bệnh này mà kết quả cũng ít thôi. Một số khảo cứu dùng chất zinc sulfate (sulfat kẽm) (2), chất corticoid (3) với kết quả giới hạn.
Có khảo cứu mới đây(4) nghiên cứu tác dụng kháng sinh minocycline trên chuột bị chứng mất khứu giác sau chấn thương và thấy có kết quả tốt do tác dụng chống viêm (anti-inflammatory effect) của minocycline.
Đương nhiên, cần hướng dẫn của bác sĩ và các tin tức bàn ở đây chỉ có mục đích thong tin và giúp cho sự đối thoại với bs đầy đủ và dễ dàng hơn.
Chúc bệnh nhân và gia đình may mắn.
Tham khảo:
1) Mueller C. A. Recovery of olfactory function after nine years of post-traumatic anosmia: a case report
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2767158/)
2) Aliba T.Effect of zinc sulfate on sensorineural olfactory disorder
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9879421
3) Jiang R.S.Steroid treatment of posttraumatic anosmia.
http://www.unboundmedicine.com/medline/citation/20379733/Steroid_treatment_of_posttraumatic_anosmia_
4) Siopi E. Minocycline restores olfactory bulb volume and olfactory behavior after traumatic brain injury in mice.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21910642
BS Hồ Văn Hiền
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y Học kì này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Trần Văn Tho email đến câu hỏi sau đây:
“Kính chào Bác sĩ
Cách đây 5 tháng, khi điều khiển xe máy thì em bị ngã xuống đường, tai nạn rất nặng. Sau khi ngã xuống đường, em bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng hơn 2 tuần sau em mới hồi tỉnh lại và phát hiện mình bị mất khứu giác. Hiện tình hình sức khỏe em ổn định nhưng khứu giác vẫn chưa bình phục. Em đi khám ở nhiều bệnh viện ở Việt Nam, nhưng các bác sĩ trả lời là không chữa khỏi hoặc sáu tháng sau sẽ bình phục.
Xin bác sĩ chỉ giúp em có cách nào điều trị chứng mất khứu giác này, hoặc bệnh viện nào có thể giúp điều trị được cho em.
Em xin cám ơn nhiều.”
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Your browser doesn’t support HTML5
Mất khứu giác sau chấn thương sọ não
(Post traumatic olfactory loss)
Khứu giác tuỳ thuộc vào các thụ thể thần kinh (receptor) nằm trong một lớp biểu bì thần kinh khứu giác (olfactory neuroepithelium), lót phần trên nóc của xoang mũi. Phần chính do thần kinh sọ số một (cranial nerve I) phụ trách cảm nhận và phân biệt các mùi như mùi hoa hồng, mùi chanh, mùi hoa lài. Những đầu dây thần kinh số V (cranial nerve V) đồng thời có vai trò mô tả những sắc thái của mùi: như mùi lạnh (coolness), mùi nồng, ấm áp (warmth), mùi khó chịu, mùi chua ; ví dụ mùi ammonia ("nước đái quỷ") được cảm nhận qua dây thần kinh số V.
Các chất gây ra mùi (odorant) được hai dây thần kinh I và V đem vào các trung tâm khứu giác liên hệ của bộ não. Những chất có mùi từ ngoài vào cần những đều kiện tốt mới đi đến kích thích các thụ thể khứu giác trên trần của mũi: mũi phải thông, các niêm mạc mũi phải mạnh khoẻ, đủ độ ẩm để các chất có mùi tan vào trong niêm mạc và ngấm vào các thụ thể khứu giác.
Bất cứ nguyên nhân nào cản trở đường tiếp cận trên cũng như đường truyền dẫn thần kinh từ mũi đến các trung tâm thần kinh phụ trách khứu giác (olfactory centers) trên não bộ đều ảnh hưởng đến khứu giác: bệnh mũi, bệnh xoang hai bên mũi (paranasal sinuses), bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chấn thương, gãy xương mũi, gãy xương trán (frontal fracture), bể xương chẫm (occipital fracture). Hút thuốc lá, tuổi già, một số thuốc chữa bệnh, chất độc kỹ nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác. Các kháng sinh như ampicillin, tetracycline, azithromycin đều có thể thay đổi khứu giác.
Mất hoặc giảm khả năng ngửi mùi thường xảy ra sau khi bị chấn thương đầu, và chấn thương càng nặng (nhất là phía trước trán và phía sau vùng chẩm (occipital), thì bệnh càng nặng (post traumatic olfactory loss). Chấn thương có thể làm đứt đoạn các sợi của dây thần kinh khứu giác (TK số I), làm bít đường đi của các sợi này từ trên sàn sọ đi xuống mũi (cribriform plate), hoặc làm tổn thương thuỳ trán của não, nơi phụ trách cơ năng ngửi.
Các sợi dây thần kinh TK I có thể mọc lại một thời gian sau, cũng như não bộ bị tổn thương có thể phục hồi được.Thường người bệnh có thể tìm lại được khả năng giác sau vài ba tháng, ở mức trung bình 10%. Sau hai ba năm, ít khi phục hồi được. Tuy nhiên vẫn còn hy vọng. Có trường hợp được công bố, một người đàn ông bị tai nạn xe hơi với chấn thương đầu rất nặng, mất khứu giác và vị giác hoàn toàn. Đến 9 năm sau thì người bệnh phục hồi được khứu giác và vị giác gần như hoàn toàn (1).Trong lúc mất khứu giác và vị giác, người bệnh nên nhớ mình có thể bị nguy hiểm: không ngửi được mùi cháy (cháy nhà, cháy bếp), ăn đồ ăn thúi, độc mà không biết, hoặc ăn quá mặn, quá ngọt..và phài rất cẩn thận, kiểm soát kỹ môi trường sống, nhờ người khác canh chừng, v..v..
Tìm sơ qua y văn, hiện nay chỉ có một ít nghiên cứu về trị liệu chứng bệnh này mà kết quả cũng ít thôi. Một số khảo cứu dùng chất zinc sulfate (sulfat kẽm) (2), chất corticoid (3) với kết quả giới hạn.
Có khảo cứu mới đây(4) nghiên cứu tác dụng kháng sinh minocycline trên chuột bị chứng mất khứu giác sau chấn thương và thấy có kết quả tốt do tác dụng chống viêm (anti-inflammatory effect) của minocycline.
Đương nhiên, cần hướng dẫn của bác sĩ và các tin tức bàn ở đây chỉ có mục đích thong tin và giúp cho sự đối thoại với bs đầy đủ và dễ dàng hơn.
Chúc bệnh nhân và gia đình may mắn.
Tham khảo:
1) Mueller C. A. Recovery of olfactory function after nine years of post-traumatic anosmia: a case report
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2767158/)
2) Aliba T.Effect of zinc sulfate on sensorineural olfactory disorder
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9879421
3) Jiang R.S.Steroid treatment of posttraumatic anosmia.
http://www.unboundmedicine.com/medline/citation/20379733/Steroid_treatment_of_posttraumatic_anosmia_
4) Siopi E. Minocycline restores olfactory bulb volume and olfactory behavior after traumatic brain injury in mice.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21910642
BS Hồ Văn Hiền
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y Học kì này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.