Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Nguyễn Hồng Nhung email đến câu hỏi sau đây:
Kính xin Bác sĩ giải đáp giúp cho em gái tôi, tên Ðiệp, hiện đang sống ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam, như sau:
1. Dưới gan bàn chân có một cục chai, vị trí cách ngón chân cái và ngón chân áp út khoảng 1,5cm. Cục chai này đã được đi cắt vào tháng 9 năm 2012. Cục chai càng cắt càng lan rộng ra cỡ ở 3cm, và 2 cục chai càng gần nhau hơn, làm thành như một đồng xu. Em gái tôi đã đi chữa bằng tia laser ở bệnh viện Da liễu ở Sài Gòn và bệnh viện Triều An nhưng vẫn không khỏi.
2. Đầu gối em gái tôi thường xuyên đau nhức nên ảnh hưởng đến sự co duỗi của chân. Sau khi co chân cả 2 bên chân đều có 2 nang hoạt dịch thỉnh thoảng làm đau bắp chân và co duỗi khó.
3. Tĩnh mạch ở sau chân bị giãn làm đau bắp chân và bị nhức nhối thường xuyên, đã uống Daplon và vitamin C.
Kính xin ý kiến của Bác sĩ về tình trạng bệnh và cách chữa trị ra sao.
Chân thành cám ơn và kính chào Bác sĩ.
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Chai gan bàn chân, nang hoạt dịch, tĩnh mạch chân giãn nở và đau
(Plantar calluses, ganglion cysts and varices)
Trả lời bà Nguyễn Hồng Nhung hỏi cho em gái là Điệp
1) Về cục chai gan bàn chân đã chữa tại bệnh da liễu không khỏi. Theo tôi nghĩ đây chưa chắc chỉ là một vấn đề ngoài da, nên đến bác sĩ y khoa tổng quát hay bác sĩ nội thương lo cho gia đình xin khám.
Bác sĩ phải có thì giờ nhiều hơn với bệnh nhân, xem những yếu tố như bệnh nhân có bệnh gì khác ngoài da không, nghề nghiệp làm gì, đi đứng tư thế như thế nào, dùng, mang giày như thế nào, bàn chân các khớp xương có ngay ngắn, có vẹo hay không. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên về chân, nếu có ở vùng mình ở (bên Mỹ gọi là podiatrist, tước vị là Doctor of Podiatry, các bs này học trường chuyên về các bệnh lý về chân, và có thể đã từng huấn luyện hậu đại học về các vấn đề bàn chân (internship or residency) nên có khả năng giải phẫu một số trường hợp nếu cần. Các bác sĩ chỉnh trực (orthopedist) cũng có thể giúp tham vấn nếu được bs gia đình giới thiệu; nhất là còn vấn đề đầu gối đau.
2) Đầu gối đau và nang hoạt dịch (synovial cyst, ganglion cyst).
Màng hoạt dịch (synovial membrane) là một màng bao bọc khớp xương hoặc sợi gân (tendon); hoạt dịch (synovial fluid) làm cho khớp xương hoạt động trơn tru, tương tự như dầu nhớt trong ổ máy. Do thoái hoá các mô, hay do chấn thương, màng hoạt dịch có thể yếu đi ở một hay nhiều điểm, và lồi ra một hoặc nhiều túi cùng, tương tự như lúc ruột bánh xe bị phình ra ở những chỗ cao su mỏng, yếu. Vách của nang gồm những sợi collagen, nước nhớt trong nang có nhiều chất acid hyauronic, trong, không có màu. Đè lên nang không đau, đẩy qua đẩy lại được. Đàn bà, lứa tuổi 20-40 bị nhiều nhất và thường gặp trên lưng cổ tay.
Trái lại, người già, khớp bị thoái hoá (degenerative joint disease), có thể có một loại nang khác là mucous cyst, có thể làm da mỏng đi và vỡ ra ngoài. Mucous cyst có thể đau, nhưng chủ yếu do khớp liên hệ bị đau. Cho nên tuổi của bệnh nhân, cũng như tình hình sức khoẻ chung (có bị bệnh khớp thoái hoá, bệnh gout hay không...) rất quan trọng, cần bs gia đình khám như nói ở trên, nếu cần phải tham vấn bs chuyên về xương khớp (orthopedist).
Nói chung nếu trên cổ tay, ganglion cyst không đau, vấn đề thẩm mỹ là chính. Nếu ảnh hưởng đến cử động khớp cổ tay hoặc đầu gối, đau, hoặc nang đè lên một sợi dây thần kinh (nerve compression), cần phải can thiệp.
Bác sĩ có thể muốn chụp hình X Ray, làm siêu âm hay MRI, nội soi khớp (arthroscopy) nếu thấy cần thiết.
Chữa trị :
Nếu nang nhỏ, mới xuất hiện, gần bên ngoài da, bác sĩ có thể đè mạnh cho nó xẹp xuống (manual compression). Một số bs đâm kim vào và rút nước ra, có thể bơm corticoid vào lòng nang.
Bs có thể thấy cần giải phẫu, cắt bỏ nang (cyst excision), giải phẫu mở hoặc nội soi.Tuỳ theo kỹ thuật, bác sĩ, nang có thể tái lại trong 4% (nếu cắt bớt vỏ của nang) đến 40% các trường hợp (theo Medscape)
3) Về các tĩnh mạch (vein) chân giãn nở và đau: thường các tĩnh mạch không đau nhiều, lúc sắp có kinh, lúc đứng nhiều máu tụ dưới chân có thể làm đau. Bình thường lúc chúng ta đi đứng, các cơ bắp co duỗi tác dụng giúp máu bơm về tim tốt hơn, cũng như các mạch hệ bạch huyết (lymphatic system) làm việc tốt hơn, chân ít bị sưng.
Nếu tĩnh mạch đau nhiều, cần đi khám bác sĩ xem có bị viêm (phlebitis) hay không.
Nhắc lại: cần bác sĩ xem xét có yếu tố nào làm các tĩnh mạch ở chân sưng hay không (ví dụ các u bướu trong bụng có thể gây trở ngại máu từ chân trở về). Các tĩnh mạch sâu trong hai hạ chi (chân) nếu viêm, bị máu cục đọng lại có thể nguy hiểm (deep vein thrombosis), vì các cục máu đông có thể tróc ra, chạy vào dòng máu, lên tim và đi đến chỗ khác, làm tắc nghẽn các động mạch phổi (pulmonary emboli).
Bác sĩ cũng có thể chỉ cho bệnh nhân dùng vớ bó sát hai chân cho tĩnh mạch bớt giãn nở ( compression stocking for varices), giảm các biến chứng. Có thể nghĩ đến những biện pháp như chích thuốc vào cho tĩnh mạch teo lại (sclerotherapy), hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch (vein stripping).
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Nguyễn Hồng Nhung email đến câu hỏi sau đây:
Kính xin Bác sĩ giải đáp giúp cho em gái tôi, tên Ðiệp, hiện đang sống ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam, như sau:
1. Dưới gan bàn chân có một cục chai, vị trí cách ngón chân cái và ngón chân áp út khoảng 1,5cm. Cục chai này đã được đi cắt vào tháng 9 năm 2012. Cục chai càng cắt càng lan rộng ra cỡ ở 3cm, và 2 cục chai càng gần nhau hơn, làm thành như một đồng xu. Em gái tôi đã đi chữa bằng tia laser ở bệnh viện Da liễu ở Sài Gòn và bệnh viện Triều An nhưng vẫn không khỏi.
2. Đầu gối em gái tôi thường xuyên đau nhức nên ảnh hưởng đến sự co duỗi của chân. Sau khi co chân cả 2 bên chân đều có 2 nang hoạt dịch thỉnh thoảng làm đau bắp chân và co duỗi khó.
3. Tĩnh mạch ở sau chân bị giãn làm đau bắp chân và bị nhức nhối thường xuyên, đã uống Daplon và vitamin C.
Kính xin ý kiến của Bác sĩ về tình trạng bệnh và cách chữa trị ra sao.
Chân thành cám ơn và kính chào Bác sĩ.
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Chai gan bàn chân, nang hoạt dịch, tĩnh mạch chân giãn nở và đau
(Plantar calluses, ganglion cysts and varices)
Trả lời bà Nguyễn Hồng Nhung hỏi cho em gái là Điệp
1) Về cục chai gan bàn chân đã chữa tại bệnh da liễu không khỏi. Theo tôi nghĩ đây chưa chắc chỉ là một vấn đề ngoài da, nên đến bác sĩ y khoa tổng quát hay bác sĩ nội thương lo cho gia đình xin khám.
Bác sĩ phải có thì giờ nhiều hơn với bệnh nhân, xem những yếu tố như bệnh nhân có bệnh gì khác ngoài da không, nghề nghiệp làm gì, đi đứng tư thế như thế nào, dùng, mang giày như thế nào, bàn chân các khớp xương có ngay ngắn, có vẹo hay không. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên về chân, nếu có ở vùng mình ở (bên Mỹ gọi là podiatrist, tước vị là Doctor of Podiatry, các bs này học trường chuyên về các bệnh lý về chân, và có thể đã từng huấn luyện hậu đại học về các vấn đề bàn chân (internship or residency) nên có khả năng giải phẫu một số trường hợp nếu cần. Các bác sĩ chỉnh trực (orthopedist) cũng có thể giúp tham vấn nếu được bs gia đình giới thiệu; nhất là còn vấn đề đầu gối đau.
2) Đầu gối đau và nang hoạt dịch (synovial cyst, ganglion cyst).
Màng hoạt dịch (synovial membrane) là một màng bao bọc khớp xương hoặc sợi gân (tendon); hoạt dịch (synovial fluid) làm cho khớp xương hoạt động trơn tru, tương tự như dầu nhớt trong ổ máy. Do thoái hoá các mô, hay do chấn thương, màng hoạt dịch có thể yếu đi ở một hay nhiều điểm, và lồi ra một hoặc nhiều túi cùng, tương tự như lúc ruột bánh xe bị phình ra ở những chỗ cao su mỏng, yếu. Vách của nang gồm những sợi collagen, nước nhớt trong nang có nhiều chất acid hyauronic, trong, không có màu. Đè lên nang không đau, đẩy qua đẩy lại được. Đàn bà, lứa tuổi 20-40 bị nhiều nhất và thường gặp trên lưng cổ tay.
Trái lại, người già, khớp bị thoái hoá (degenerative joint disease), có thể có một loại nang khác là mucous cyst, có thể làm da mỏng đi và vỡ ra ngoài. Mucous cyst có thể đau, nhưng chủ yếu do khớp liên hệ bị đau. Cho nên tuổi của bệnh nhân, cũng như tình hình sức khoẻ chung (có bị bệnh khớp thoái hoá, bệnh gout hay không...) rất quan trọng, cần bs gia đình khám như nói ở trên, nếu cần phải tham vấn bs chuyên về xương khớp (orthopedist).
Nói chung nếu trên cổ tay, ganglion cyst không đau, vấn đề thẩm mỹ là chính. Nếu ảnh hưởng đến cử động khớp cổ tay hoặc đầu gối, đau, hoặc nang đè lên một sợi dây thần kinh (nerve compression), cần phải can thiệp.
Bác sĩ có thể muốn chụp hình X Ray, làm siêu âm hay MRI, nội soi khớp (arthroscopy) nếu thấy cần thiết.
Chữa trị :
Nếu nang nhỏ, mới xuất hiện, gần bên ngoài da, bác sĩ có thể đè mạnh cho nó xẹp xuống (manual compression). Một số bs đâm kim vào và rút nước ra, có thể bơm corticoid vào lòng nang.
Bs có thể thấy cần giải phẫu, cắt bỏ nang (cyst excision), giải phẫu mở hoặc nội soi.Tuỳ theo kỹ thuật, bác sĩ, nang có thể tái lại trong 4% (nếu cắt bớt vỏ của nang) đến 40% các trường hợp (theo Medscape)
3) Về các tĩnh mạch (vein) chân giãn nở và đau: thường các tĩnh mạch không đau nhiều, lúc sắp có kinh, lúc đứng nhiều máu tụ dưới chân có thể làm đau. Bình thường lúc chúng ta đi đứng, các cơ bắp co duỗi tác dụng giúp máu bơm về tim tốt hơn, cũng như các mạch hệ bạch huyết (lymphatic system) làm việc tốt hơn, chân ít bị sưng.
Nếu tĩnh mạch đau nhiều, cần đi khám bác sĩ xem có bị viêm (phlebitis) hay không.
Nhắc lại: cần bác sĩ xem xét có yếu tố nào làm các tĩnh mạch ở chân sưng hay không (ví dụ các u bướu trong bụng có thể gây trở ngại máu từ chân trở về). Các tĩnh mạch sâu trong hai hạ chi (chân) nếu viêm, bị máu cục đọng lại có thể nguy hiểm (deep vein thrombosis), vì các cục máu đông có thể tróc ra, chạy vào dòng máu, lên tim và đi đến chỗ khác, làm tắc nghẽn các động mạch phổi (pulmonary emboli).
Bác sĩ cũng có thể chỉ cho bệnh nhân dùng vớ bó sát hai chân cho tĩnh mạch bớt giãn nở ( compression stocking for varices), giảm các biến chứng. Có thể nghĩ đến những biện pháp như chích thuốc vào cho tĩnh mạch teo lại (sclerotherapy), hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch (vein stripping).
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.