Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Phương Nguyễn, Michigan, hỏi về ‘uống thuốc hạ cholesterol có phải kiêng ăn trái bưởi không.’
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời câu hỏi về "thuốc" CholestOff
(CholestOff, statins and grape juice)
Theo đúng thuật ngữ chính thức, CholestOff không phải là "thuốc chữa bệnh" (drug) mà chỉ được bán như là một "dietary supplement," nghĩa là một chất phụ vào dinh dưỡng của người tiêu thụ. Do đó, trên trang chủ của hãng sản xuất thuốc (“Nature made”) có ghi rằng FDA không cho phép dùng để định bệnh, chữa bệnh hoặc ngừa bệnh (“These products are not intended to diagnose, treat, cure or prevent disease”).
Theo thông tin của nhà sản xuất thì thuốc có chứa một chất gọi là Reducol 900mg (tên riêng thương mại) gồm có plant sterols (phytosterol) và stanols là những chất béo thực vật, rút từ cây thông. Sterol là những "steroid alcohol" đóng vai trò quan trọng trong biến dưỡng. Cholesterol quan trọng trong biến dưỡng động vật, cần cho sức khỏe của màng tế bào, và truyền dẫn trong hệ thần kinh. Phytosterol hay plant sterol ("sterol từ thực vật, cây cỏ") có vai trò tương tự trong thực vật.
Nếu cholesterol quá cao ở người ta, thì mục đích dùng plant sterol là để cạnh tranh với cholesterol ở ruột, ngăn chặn bớt không cho hấp thụ cholesterol. Các nghiên cứu chứng minh phytosterol chỉ tác dụng giảm cholesterol lúc chúng được ester hoá. FDA, trong một bức thư gửi nhà sản xuất Pharmavite, nói rằng thuốc CholestOff không chứa các chất béo thực vật này dưới dạng esters (esterified) nên FDA không thể công nhận khả năng chữa bệnh của CholestOff (nghĩa là làm giảm cholesterol trong máu có thể đến 24% hoặc 42 điểm thấp hơn, theo như Pharmavite quảng cáo trước đây).
Nước bưởi rất thịnh hành không những vì mùi vị đặt biệt của nó, mà cũng vì giá trị dinh dưỡng (Vitamin C, chất kali/potassium ở lượng đáng kể), và đặc biệt là khả năng tác dụng có ích trên những bệnh tim mạch, ung thư vú v...v…
Những thuốc statin giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) trong máu bằng cách giảm sản xuất của chất này trong gan. Một số thuốc làm giảm cholesterol "xấu" như Zocor (simvastatin), Lipitor (atorvastatin), Pravachol (pravastatin) bị một enzyme ("men" Cytochrome P-450 3A4 hay “CYP3A4”) trong tế bào ruột phá hủy. Có một chất trong nước bưởi làm giảm hoạt động chất men này (inhibitor of the intestinal cytochrome P-450 3A4 system), do đó thuốc statin đó được hấp thụ vào máu nhiều hơn là mức bác sĩ dự tính, có thể gây độc như độc cho gan (liver toxicity) và hư hại các cơ bắp (muscle damage). Dù uống thuốc statin và uống nước bưởi tách rời ra, cách nhau nhiều giờ, vẫn ảnh hưởng như thường.
Theo bác sĩ của Cleveland Clinic, các khảo cứu về tác dụng giữa nước bưởi và statin cho người bệnh uống đến 2 lít nước bưởi một ngày, là lượng rất lớn, ít người dùng tới mức đó. Tương tác này cũng chỉ đáng kể lúc dùng statin liều cao, và chỉ áp dụng cho lovastatin (Mevacor của Merck) và simvastatin (Zocor). Các bác sĩ này cho rằng uống ít thôi thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chưa ai xác định uống bao nhiêu nước bưởi là nhiều, bao nhiêu là ít. Nếu thèm nước bưởi quá, thì tốt hơn hết, nên hỏi bác sĩ của mình trước khi uống.
Tuy nhiên, đối với một số thuốc khác, nước bưởi có tác dụng ngược lại: ví dụ thuốc dùng chữa dị ứng fexofenadine (Allegra) cần những protein chuyên chở lúc đi vào cơ thể. Các "drug transporter" này bị các chất trong nước bưởi "block" (chặn) lại, không hoạt động, và thuốc không vào máu được. Do đó cần tránh uống Allegra chung với nước trái cây, nước bưởi. Một số thuốc như thuốc hạ áp huyết nifedipine, thuốc an thần buspirone (BusPar), thuốc trị loạn nhịp tim amiodarone cũng có thể bị nước bưởi ảnh hưởng. Ngược lại, nếu uống chung với nước bưởi, thuốc chống dị ứng terfenadine (Seldane) có thể vào máu quá nhiều (increased bioavailability) và trở thành nguy hiểm. Trường hợp thuốc an thần midazolam được dùng cho trẻ em lúc chữa răng, nếu uống chung với nước bưởi cho bớt đắng, có thể gây nguy hiểm vì quá liều.
Theo tôi hiểu thì CholestOff không đi qua cơ chế đó (Cytochrome P-450 3A4). Nhà sản xuất không nói đến việc dùng trái bưởi trong lúc uống CholestOff và nói rằng "không có phản ứng phụ đáng kể". Hơn nữa CholestOff, như đã nói ở trên, được FDA cho phép bán ra như một thực phẩm phụ trợ (dietary supplement) lấy từ thiên nhiên, chứ không phải là thuốc trị bệnh.
Mọi tin tức nói trên đều có tính cách thông tin. Quý vị độc giả nên hỏi lại với bác sĩ của mình. Những điểm quan trọng trong vấn đề phòng ngừa bệnh tim mạch qua ngã giảm cholesterol trong máu vẫn là: hoạt động thân thể, thể dục thể thao đều đặn; ăn ít mỡ, nhất là mỡ động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol (thay vì trung bình 400mg/ ngày như người Mỹ, nên ăn dưới 300mg cholesterol/ngày, hoặc nếu có cơ nguy bệnh tim mạch, dưới 200mg/ngày), ăn trái cây, rau cải; và nếu cần uống thuốc loại statin nếu bác sĩ thấy cần thiết để đạt mức cholesterol tối hảo cho bệnh nhân.
References:
(1) http://www.fdalawblog.net/fda_law_blog_hyman_phelps/2009/05/
(2) http://www.ftc.gov/sites/default/files/documents/closing_letters/pharmavite-llc/090416cholestoffclosingletter.pdf
(3) FDA: grapefruit juice and medicine may not mix.
http://www.fda.gov/forconsumers/consumerupdates/ucm292276.htm
(4) Medicinal importance of grapefruit juice and its its interaction with various drugs.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2147024/
(5) Do statins and grapefruit safely mix? (Cleveland Clinic)
http://health.clevelandclinic.org/2013/08/do-statins-and-grapefruit-safely-mix/
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
------------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Phương Nguyễn, Michigan, hỏi về ‘uống thuốc hạ cholesterol có phải kiêng ăn trái bưởi không.’
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời câu hỏi về "thuốc" CholestOff
(CholestOff, statins and grape juice)
Your browser doesn’t support HTML5
Theo đúng thuật ngữ chính thức, CholestOff không phải là "thuốc chữa bệnh" (drug) mà chỉ được bán như là một "dietary supplement," nghĩa là một chất phụ vào dinh dưỡng của người tiêu thụ. Do đó, trên trang chủ của hãng sản xuất thuốc (“Nature made”) có ghi rằng FDA không cho phép dùng để định bệnh, chữa bệnh hoặc ngừa bệnh (“These products are not intended to diagnose, treat, cure or prevent disease”).
Theo thông tin của nhà sản xuất thì thuốc có chứa một chất gọi là Reducol 900mg (tên riêng thương mại) gồm có plant sterols (phytosterol) và stanols là những chất béo thực vật, rút từ cây thông. Sterol là những "steroid alcohol" đóng vai trò quan trọng trong biến dưỡng. Cholesterol quan trọng trong biến dưỡng động vật, cần cho sức khỏe của màng tế bào, và truyền dẫn trong hệ thần kinh. Phytosterol hay plant sterol ("sterol từ thực vật, cây cỏ") có vai trò tương tự trong thực vật.
Nếu cholesterol quá cao ở người ta, thì mục đích dùng plant sterol là để cạnh tranh với cholesterol ở ruột, ngăn chặn bớt không cho hấp thụ cholesterol. Các nghiên cứu chứng minh phytosterol chỉ tác dụng giảm cholesterol lúc chúng được ester hoá. FDA, trong một bức thư gửi nhà sản xuất Pharmavite, nói rằng thuốc CholestOff không chứa các chất béo thực vật này dưới dạng esters (esterified) nên FDA không thể công nhận khả năng chữa bệnh của CholestOff (nghĩa là làm giảm cholesterol trong máu có thể đến 24% hoặc 42 điểm thấp hơn, theo như Pharmavite quảng cáo trước đây).
Nước bưởi rất thịnh hành không những vì mùi vị đặt biệt của nó, mà cũng vì giá trị dinh dưỡng (Vitamin C, chất kali/potassium ở lượng đáng kể), và đặc biệt là khả năng tác dụng có ích trên những bệnh tim mạch, ung thư vú v...v…
Những thuốc statin giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) trong máu bằng cách giảm sản xuất của chất này trong gan. Một số thuốc làm giảm cholesterol "xấu" như Zocor (simvastatin), Lipitor (atorvastatin), Pravachol (pravastatin) bị một enzyme ("men" Cytochrome P-450 3A4 hay “CYP3A4”) trong tế bào ruột phá hủy. Có một chất trong nước bưởi làm giảm hoạt động chất men này (inhibitor of the intestinal cytochrome P-450 3A4 system), do đó thuốc statin đó được hấp thụ vào máu nhiều hơn là mức bác sĩ dự tính, có thể gây độc như độc cho gan (liver toxicity) và hư hại các cơ bắp (muscle damage). Dù uống thuốc statin và uống nước bưởi tách rời ra, cách nhau nhiều giờ, vẫn ảnh hưởng như thường.
Theo bác sĩ của Cleveland Clinic, các khảo cứu về tác dụng giữa nước bưởi và statin cho người bệnh uống đến 2 lít nước bưởi một ngày, là lượng rất lớn, ít người dùng tới mức đó. Tương tác này cũng chỉ đáng kể lúc dùng statin liều cao, và chỉ áp dụng cho lovastatin (Mevacor của Merck) và simvastatin (Zocor). Các bác sĩ này cho rằng uống ít thôi thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chưa ai xác định uống bao nhiêu nước bưởi là nhiều, bao nhiêu là ít. Nếu thèm nước bưởi quá, thì tốt hơn hết, nên hỏi bác sĩ của mình trước khi uống.
Tuy nhiên, đối với một số thuốc khác, nước bưởi có tác dụng ngược lại: ví dụ thuốc dùng chữa dị ứng fexofenadine (Allegra) cần những protein chuyên chở lúc đi vào cơ thể. Các "drug transporter" này bị các chất trong nước bưởi "block" (chặn) lại, không hoạt động, và thuốc không vào máu được. Do đó cần tránh uống Allegra chung với nước trái cây, nước bưởi. Một số thuốc như thuốc hạ áp huyết nifedipine, thuốc an thần buspirone (BusPar), thuốc trị loạn nhịp tim amiodarone cũng có thể bị nước bưởi ảnh hưởng. Ngược lại, nếu uống chung với nước bưởi, thuốc chống dị ứng terfenadine (Seldane) có thể vào máu quá nhiều (increased bioavailability) và trở thành nguy hiểm. Trường hợp thuốc an thần midazolam được dùng cho trẻ em lúc chữa răng, nếu uống chung với nước bưởi cho bớt đắng, có thể gây nguy hiểm vì quá liều.
Theo tôi hiểu thì CholestOff không đi qua cơ chế đó (Cytochrome P-450 3A4). Nhà sản xuất không nói đến việc dùng trái bưởi trong lúc uống CholestOff và nói rằng "không có phản ứng phụ đáng kể". Hơn nữa CholestOff, như đã nói ở trên, được FDA cho phép bán ra như một thực phẩm phụ trợ (dietary supplement) lấy từ thiên nhiên, chứ không phải là thuốc trị bệnh.
Mọi tin tức nói trên đều có tính cách thông tin. Quý vị độc giả nên hỏi lại với bác sĩ của mình. Những điểm quan trọng trong vấn đề phòng ngừa bệnh tim mạch qua ngã giảm cholesterol trong máu vẫn là: hoạt động thân thể, thể dục thể thao đều đặn; ăn ít mỡ, nhất là mỡ động vật vì chúng chứa nhiều cholesterol (thay vì trung bình 400mg/ ngày như người Mỹ, nên ăn dưới 300mg cholesterol/ngày, hoặc nếu có cơ nguy bệnh tim mạch, dưới 200mg/ngày), ăn trái cây, rau cải; và nếu cần uống thuốc loại statin nếu bác sĩ thấy cần thiết để đạt mức cholesterol tối hảo cho bệnh nhân.
References:
(1) http://www.fdalawblog.net/fda_law_blog_hyman_phelps/2009/05/
(2) http://www.ftc.gov/sites/default/files/documents/closing_letters/pharmavite-llc/090416cholestoffclosingletter.pdf
(3) FDA: grapefruit juice and medicine may not mix.
http://www.fda.gov/forconsumers/consumerupdates/ucm292276.htm
(4) Medicinal importance of grapefruit juice and its its interaction with various drugs.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2147024/
(5) Do statins and grapefruit safely mix? (Cleveland Clinic)
http://health.clevelandclinic.org/2013/08/do-statins-and-grapefruit-safely-mix/
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
------------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.