Một số chất xơ trong thực phẩm có thể phòng ngừa bệnh suyễn, một chứng bệnh phổi mà cho tới gần đây chưa được nhiều người biết tới tại các nước đang phát triển. Các chuyên gia nói rằng số người mắc bệnh suyễn ngày càng gia tăng tại các quốc gia ít phát triển, vì dân chúng ở đó chuyển thói quen ăn uống từ những thực phẩm có chất xơ cao sang các thực phẩm chế biến.
Đồng thời các nhà khảo cứu đã khám phá ra công thức tự nhiên trong một cây dược thảo thời cổ đại, làm giảm bớt chứng đau nhức mạn tính trong đó có đau lưng. Hợp chất này trích ra từ củ của một loại cây hoa có tên là Diên Hồ (Corydalis) mà người Trung Hoa đã sử dụng để trị đau nhức từ nhiều thế kỷ trước.
Câu chuyện Khoa Học và Đời Sống kỳ này đề cập tới hai cuộc khảo cứu dựa theo các bài tường thuật của thông tín viên đài VOA Jessica Berman.
Chúng ta có hai loại chất xơ từ thực phẩm – không thể hòa tan và có thể hòa tan. Chất xơ không thể hòa tan, từ các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, dưa chuột, và súp lơ xanh, trong đó có những thứ được gọi là chất không tiêu hóa được chỉ có tác dụng cơ học đối với ruột, giúp làm sạch ruột.
Một cuộc khảo cứu mới do các nhà khoa học tại Thụy Sĩ gợi ý rằng, chất xơ có thể hòa tan được - từ trái cây và rau - được phân hóa bởi vi khuẩn trong ruột có thể giảm bớt viêm phổi.
Ông Benjamin Marsland là một nhà nghiên cứu miễn dịch tại Trường Đại học Lausanne. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua Skype rằng cho tới gần đây bệnh suyễn hầu như không được biết tới tại các quốc gia nơi dân chúng ăn nhiều chất xơ có thể hòa tan.
“Tại một số quốc gia, chẳng hạn Burkina Faso, số lượng chất xơ hòa tan được đưa vào cơ thể rất cao và không có phát triển dị ứng, trong khi tại các nước tây phương hóa, ta có một lượng hấp thụ chất xơ trong thực phẩm thấp và các loại dị ứng ngày càng gia tăng.”
Vi khuẩn trong ruột phân hóa chất xơ có thể hòa tan trong đó có pectin từ trái táo, từ các trái cây họ dâu và họ cam thành các acid béo. Ông Marsland nói rằng những acid béo này tương tác với các mô xốp bên trong xương, nơi các tế bào miễn nhiễm được tạo ra, và giúp điều tiết hệ thống miễn nhiễm hoạt động quá tích cực. Một phản ứng miễn nhiễm quá tích cực có thể dẫn tới viêm.
Để xem chất xơ trong thực phẩm có thể ảnh hưởng tới phát triển bệnh tật bên ngoài đường tiêu hóa như suyễn chẳng hạn, ông Marsland và các đồng nghiệp đã khảo cứu hai nhóm chuột. Một nhóm chuột được nuôi bằng chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ có thể hòa tan cao trong hai tuần lễ, trong khi nhóm kia được nuôi với một chế độ dinh dưỡng với mức pectin thấp.
Cả hai nhóm sau đó được phơi nhiễm ve bụi, nguyên nhân chính gây bệnh suyễn, một điều kiện có dấu hiệu viêm phổi, làm hẹp lại khí quản và thở khò khè.
Ông Marsland nói rằng, những con chuột ăn ít chất xơ có thể hòa tan phản ứng mạnh với dị ứng bụi trong đó có sự hiện diện của các hợp chất gây viêm phổi và làm nghẽn khí quản tương tự như những gì ta thấy ở loài người.
Những con chuột ăn thực phẩm phong phú về pectin, có mức độ tế bào miễn nhiễm thường tăng cao trong dị ứng suyễn.Ông Marsland nói tiếp:
“Như vậy cơ chế qua đó chế độ dinh dưỡng giúp cho phổi là chất xơ dinh dưỡng thay đổi vi khuẩn trong đường ruột, thay đổi chất chuyển hóa trong hệ thống tuần hoàn, và việc đó ảnh hưởng tới phương cách phát triển của các tế bào miễn nhiễm.”
Các nhà khảo cứu xác nhận những phát hiện của họ bằng cách chích cho những con chuột này một chuỗi ngắn acid béo khác. Lại một lần nữa có ít hơn các chỉ dấu viêm trong số những con chuột được chích hợp chất này.
Bài báo mô tả sự liên hệ giữa chất cơ có thể hòa tan và suyễn được đăng trong tạp chí Nature Medecine.
-----------------------------------------------------
Cây Diên Hồ (Corydalis) chủ yếu mọc ở miền đông trung bộ Trung Quốc. Trong suốt hàng ngàn năm, dân chúng tại quốc gia châu Á này đã thu hoạch củ của loại cây này và luộc chúng trong dấm. Hỗn hợp này chế biến với trà và được sử dụng để trị đau nhức. Mặc dù Diên Hồ hữu hiệu trong việc làm giảm bớt tất cả các loại đau nhức, trong đó có đau nhức tạm thời và đau viêm khớp mạn tính, Diên Hồ có thể mang lại lợi ích lớn nhất trong việc điều trị đau nhức dai dẳng mà các chuyên gia nói rằng hiện chưa có được một loại thuốc tốt cho chứng bệnh này.
Một nhà khảo cứu thuộc Trường Đại học California phân hiệu Davis, ông Olivier Civelli, nói rằng hoạt chất trong cây Diên Hồ đã được các nhà khảo cứu xác định là dehydrocorybulbine hay DHCB. Trong những cuộc thí nghiệm trên thú vật, DHCB có vẻ hữu hiệu trong việc làm giảm bớt đau nhức mạn tính ở mức độ thấp. Cây này thuộc dòng họ của cây anh túc.
Ông Civelli giải thích rằng loại thuốc được gọi là opiod giống như morphine thường được được dùng để điều trị đau nhức mạn tính chỉ nên sử dụng một thời gian ngắn bởi vì tính chất gây nghiện của nó.
Nhưng DHCB có vẻ vừa hữu hiệu, vừa không gây nghiện trong việc điều trị chứng đau nhức dai dẳng. Ông nói:
“Như vậy, điều chúng tôi tìm thấy là hợp chất của chúng tôi không có tác dụng như vậy. Nó không bị mất tác dụng qua thời gian. Bởi vì chúng tôi đã chích cho thú vật trong bảy ngày và tác dụng giảm đau mà chúng tôi thấy là vẫn ổn định.”
Các thuốc gây nghiện hoạt động theo chiều hướng của morphine trong não bộ.
Nhưng ông Civelli nói rằng có vẻ như DHCB hoạt động qua một hóa chất vận chuyển trong não bộ khác được gọi là một dopamine D2 thụ thể, mà các cuộc khảo cứu gợi ý là đóng một vai trò trong cảm giác đau.
Ông Civilli và các đồng nghiệp đã khám phá DHCB như là một phần trong dự án “dược thảo” để xác định và sắp loại công thức hoạt động trong y học cổ truyền Trung Hoa.
Ghi nhận rằng việc phát triển một loại thuốc mới có thể tốn kém một tỉ đô la hay hơn, ông Civili nói rằng dự án này có mục đích khám phá những hợp chất thiên nhiên rẻ tiền hơn. Ông nói:
“Tìm cách hiểu tại sao dân tộc Trung Hoa đã sử dụng loại dược thảo này từ khoảng ba ngàn năm trước? Và dược thảo này hữu hiệu. Có bao nhiêu hợp chất ngoài thị trường có thể giúp làm giảm bớt đau nhức ? Và đó là lý do khiến chúng tôi quan tâm tới công cuộc khảo cứu hiện nay.”
Các dược thảo liên quan tới cây Diên Hồ có thể mua trên Internet, nhưng nếu không có thêm các cuộc thí nghiệm nữa để biết chắc chúng an toàn, thì ông Civelli sẽ không khuyên mọi người sử dụng chúng.
Một bài báo về việc khám phá công thức thuốc làm giảm đau ở dược thảo cổ truyền của Trung Hoa sử dụng cây Diên Hồ được đăng trong tạp chí Current Biology.
Đồng thời các nhà khảo cứu đã khám phá ra công thức tự nhiên trong một cây dược thảo thời cổ đại, làm giảm bớt chứng đau nhức mạn tính trong đó có đau lưng. Hợp chất này trích ra từ củ của một loại cây hoa có tên là Diên Hồ (Corydalis) mà người Trung Hoa đã sử dụng để trị đau nhức từ nhiều thế kỷ trước.
Câu chuyện Khoa Học và Đời Sống kỳ này đề cập tới hai cuộc khảo cứu dựa theo các bài tường thuật của thông tín viên đài VOA Jessica Berman.
Chúng ta có hai loại chất xơ từ thực phẩm – không thể hòa tan và có thể hòa tan. Chất xơ không thể hòa tan, từ các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, dưa chuột, và súp lơ xanh, trong đó có những thứ được gọi là chất không tiêu hóa được chỉ có tác dụng cơ học đối với ruột, giúp làm sạch ruột.
Một cuộc khảo cứu mới do các nhà khoa học tại Thụy Sĩ gợi ý rằng, chất xơ có thể hòa tan được - từ trái cây và rau - được phân hóa bởi vi khuẩn trong ruột có thể giảm bớt viêm phổi.
Ông Benjamin Marsland là một nhà nghiên cứu miễn dịch tại Trường Đại học Lausanne. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua Skype rằng cho tới gần đây bệnh suyễn hầu như không được biết tới tại các quốc gia nơi dân chúng ăn nhiều chất xơ có thể hòa tan.
“Tại một số quốc gia, chẳng hạn Burkina Faso, số lượng chất xơ hòa tan được đưa vào cơ thể rất cao và không có phát triển dị ứng, trong khi tại các nước tây phương hóa, ta có một lượng hấp thụ chất xơ trong thực phẩm thấp và các loại dị ứng ngày càng gia tăng.”
Vi khuẩn trong ruột phân hóa chất xơ có thể hòa tan trong đó có pectin từ trái táo, từ các trái cây họ dâu và họ cam thành các acid béo. Ông Marsland nói rằng những acid béo này tương tác với các mô xốp bên trong xương, nơi các tế bào miễn nhiễm được tạo ra, và giúp điều tiết hệ thống miễn nhiễm hoạt động quá tích cực. Một phản ứng miễn nhiễm quá tích cực có thể dẫn tới viêm.
Để xem chất xơ trong thực phẩm có thể ảnh hưởng tới phát triển bệnh tật bên ngoài đường tiêu hóa như suyễn chẳng hạn, ông Marsland và các đồng nghiệp đã khảo cứu hai nhóm chuột. Một nhóm chuột được nuôi bằng chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ có thể hòa tan cao trong hai tuần lễ, trong khi nhóm kia được nuôi với một chế độ dinh dưỡng với mức pectin thấp.
Cả hai nhóm sau đó được phơi nhiễm ve bụi, nguyên nhân chính gây bệnh suyễn, một điều kiện có dấu hiệu viêm phổi, làm hẹp lại khí quản và thở khò khè.
Ông Marsland nói rằng, những con chuột ăn ít chất xơ có thể hòa tan phản ứng mạnh với dị ứng bụi trong đó có sự hiện diện của các hợp chất gây viêm phổi và làm nghẽn khí quản tương tự như những gì ta thấy ở loài người.
Những con chuột ăn thực phẩm phong phú về pectin, có mức độ tế bào miễn nhiễm thường tăng cao trong dị ứng suyễn.Ông Marsland nói tiếp:
“Như vậy cơ chế qua đó chế độ dinh dưỡng giúp cho phổi là chất xơ dinh dưỡng thay đổi vi khuẩn trong đường ruột, thay đổi chất chuyển hóa trong hệ thống tuần hoàn, và việc đó ảnh hưởng tới phương cách phát triển của các tế bào miễn nhiễm.”
Các nhà khảo cứu xác nhận những phát hiện của họ bằng cách chích cho những con chuột này một chuỗi ngắn acid béo khác. Lại một lần nữa có ít hơn các chỉ dấu viêm trong số những con chuột được chích hợp chất này.
Bài báo mô tả sự liên hệ giữa chất cơ có thể hòa tan và suyễn được đăng trong tạp chí Nature Medecine.
-----------------------------------------------------
Cây Diên Hồ (Corydalis) chủ yếu mọc ở miền đông trung bộ Trung Quốc. Trong suốt hàng ngàn năm, dân chúng tại quốc gia châu Á này đã thu hoạch củ của loại cây này và luộc chúng trong dấm. Hỗn hợp này chế biến với trà và được sử dụng để trị đau nhức. Mặc dù Diên Hồ hữu hiệu trong việc làm giảm bớt tất cả các loại đau nhức, trong đó có đau nhức tạm thời và đau viêm khớp mạn tính, Diên Hồ có thể mang lại lợi ích lớn nhất trong việc điều trị đau nhức dai dẳng mà các chuyên gia nói rằng hiện chưa có được một loại thuốc tốt cho chứng bệnh này.
Một nhà khảo cứu thuộc Trường Đại học California phân hiệu Davis, ông Olivier Civelli, nói rằng hoạt chất trong cây Diên Hồ đã được các nhà khảo cứu xác định là dehydrocorybulbine hay DHCB. Trong những cuộc thí nghiệm trên thú vật, DHCB có vẻ hữu hiệu trong việc làm giảm bớt đau nhức mạn tính ở mức độ thấp. Cây này thuộc dòng họ của cây anh túc.
Ông Civelli giải thích rằng loại thuốc được gọi là opiod giống như morphine thường được được dùng để điều trị đau nhức mạn tính chỉ nên sử dụng một thời gian ngắn bởi vì tính chất gây nghiện của nó.
Nhưng DHCB có vẻ vừa hữu hiệu, vừa không gây nghiện trong việc điều trị chứng đau nhức dai dẳng. Ông nói:
“Như vậy, điều chúng tôi tìm thấy là hợp chất của chúng tôi không có tác dụng như vậy. Nó không bị mất tác dụng qua thời gian. Bởi vì chúng tôi đã chích cho thú vật trong bảy ngày và tác dụng giảm đau mà chúng tôi thấy là vẫn ổn định.”
Các thuốc gây nghiện hoạt động theo chiều hướng của morphine trong não bộ.
Nhưng ông Civelli nói rằng có vẻ như DHCB hoạt động qua một hóa chất vận chuyển trong não bộ khác được gọi là một dopamine D2 thụ thể, mà các cuộc khảo cứu gợi ý là đóng một vai trò trong cảm giác đau.
Ông Civilli và các đồng nghiệp đã khám phá DHCB như là một phần trong dự án “dược thảo” để xác định và sắp loại công thức hoạt động trong y học cổ truyền Trung Hoa.
Ghi nhận rằng việc phát triển một loại thuốc mới có thể tốn kém một tỉ đô la hay hơn, ông Civili nói rằng dự án này có mục đích khám phá những hợp chất thiên nhiên rẻ tiền hơn. Ông nói:
“Tìm cách hiểu tại sao dân tộc Trung Hoa đã sử dụng loại dược thảo này từ khoảng ba ngàn năm trước? Và dược thảo này hữu hiệu. Có bao nhiêu hợp chất ngoài thị trường có thể giúp làm giảm bớt đau nhức ? Và đó là lý do khiến chúng tôi quan tâm tới công cuộc khảo cứu hiện nay.”
Các dược thảo liên quan tới cây Diên Hồ có thể mua trên Internet, nhưng nếu không có thêm các cuộc thí nghiệm nữa để biết chắc chúng an toàn, thì ông Civelli sẽ không khuyên mọi người sử dụng chúng.
Một bài báo về việc khám phá công thức thuốc làm giảm đau ở dược thảo cổ truyền của Trung Hoa sử dụng cây Diên Hồ được đăng trong tạp chí Current Biology.